Đề nghị xóa tục đốt vàng mã: Không hề dễ dẹp bỏ một thói quen
Văn hóa - Ngày đăng : 11:47, 24/02/2018
(TN&MT) - Theo lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghĩ rằng đốt vàng mã rước nhiều lộc về nhà và báo hiếu tổ tiên, thánh thần là quan niệm sai lầm.
(TN&MT) - Theo lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghĩ rằng đốt vàng mã rước nhiều lộc về nhà và báo hiếu tổ tiên, thánh thần là quan niệm sai lầm.
Mới đây, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đã ký công văn đề nghị loại bỏ đốt vàng mã. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng.
Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam) cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không có tập tục đốt vàng mã. Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt Nam bị ảnh hưởng thái quá. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính trào lưu.
Theo hòa thượng, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Nhưng trong xã hội ngày càng có nhiều người đốt vàng mã với tư tưởng đổi chác, cầu mong tư lợi.
Ông cho rằng, đốt vàng mã không phải là cách duy nhất bày tỏ hiếu kính với tổ tiên. "Đốt vàng mã là lãng phí, mọi phật tử nên bỏ đi”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam nói.
Theo Hòa thượng, thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi. Các phật tử cũng nên tu dưỡng rèn luyện đạo đức, mở mang trí tuệ, làm việc tốt cho bản thân, bớt đi lòng tham sân si để lời nói, ý nghĩa của mình có lợi cho người khác. Phật tử hãy tu tâm, dưỡng tính, tu thần, tu phật, đừng để để tham sân si làm hại mình, làm hại người khác.
Bà Trịnh Thị Thủy (Thứ trưởng Bộ VHTTDL) phân tích, tập tục đốt vàng mã đã có từ lâu, ăn sâu vào tâm thức người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, hạn chế và loại bỏ việc đốt vàng mã là rất cần thiết, tránh lãng phí tiền của, ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn tại các cơ sở thờ tự.
Bộ VHTTDL đã ban hành các công văn gửi các địa phương hướng dẫn, vận động thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã trong những năm gần đây.
Mới đây, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đã ký công văn đề nghị loại bỏ đốt vàng mã. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, đốt vàng mã ở Việt Nam do có từ lâu đời nên đã trở thành nét văn hóa, nhưng đang bị lạm dụng.
Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam) cho rằng, đây là một quan niệm sai lầm.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không có tập tục đốt vàng mã. Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Hoa. Người Việt Nam bị ảnh hưởng thái quá. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính trào lưu.
Theo hòa thượng, việc báo hiếu tổ tiên bằng vật chất không phải là điều xấu. Nhưng trong xã hội ngày càng có nhiều người đốt vàng mã với tư tưởng đổi chác, cầu mong tư lợi.
Ông cho rằng, đốt vàng mã không phải là cách duy nhất bày tỏ hiếu kính với tổ tiên. "Đốt vàng mã là lãng phí, mọi phật tử nên bỏ đi”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam nói.
Theo Hòa thượng, thay vì dùng tiền mua vàng mã đốt thì các phật tử hãy phụng dưỡng cha mẹ, phục vụ xã hội hoặc công đức ủng hộ những người nghèo đói, trẻ mồ côi. Các phật tử cũng nên tu dưỡng rèn luyện đạo đức, mở mang trí tuệ, làm việc tốt cho bản thân, bớt đi lòng tham sân si để lời nói, ý nghĩa của mình có lợi cho người khác. Phật tử hãy tu tâm, dưỡng tính, tu thần, tu phật, đừng để để tham sân si làm hại mình, làm hại người khác.
Bà Trịnh Thị Thủy (Thứ trưởng Bộ VHTTDL) phân tích, tập tục đốt vàng mã đã có từ lâu, ăn sâu vào tâm thức người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, hạn chế và loại bỏ việc đốt vàng mã là rất cần thiết, tránh lãng phí tiền của, ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn tại các cơ sở thờ tự.
Bộ VHTTDL đã ban hành các công văn gửi các địa phương hướng dẫn, vận động thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, trong đó có việc hạn chế đốt vàng mã trong những năm gần đây.