Tiếng hát then trên đỉnh Trường Sơn
Văn hóa - Ngày đăng : 21:15, 16/02/2018
(TN&MT) - Kể từ ngày đường Hồ Chí Minh qua miền Trung thông tuyến, những cái tên oai hùng một thời như: Khe Sanh, A Lưới, A Tép, A Sờ, Khâm Đức, Cổng Trời......
(TN&MT) - Kể từ ngày đường Hồ Chí Minh qua miền Trung thông tuyến, những cái tên oai hùng một thời như: Khe Sanh, A Lưới, A Tép, A Sờ, Khâm Đức, Cổng Trời... không còn là ký ức. Giữa bát ngát những cánh rừng xanh bao phủ, tiếng đàn tính rộn ràng hòa với tiếng hát then bên dòng suối mơ nơi miền biên viễn Nam Giang (Quảng Nam) hoang sơ gió…
Hiếu khách
Trăng thượng tuần tháng Giêng non mỏng manh, dát xuống những dòng sông rồi lấp lóa. Đồng Râm hiện ra, nằm khuất sau một rặng núi, chỉ cách thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang chừng 30 phút đi xe máy. Ẩn sâu, cách biệt trong một thung lũng, nên ít người nơi xa biết đến làng.
Ở đây, người Tày đã di cư tự do từ các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc vào lập làng lâu lắm rồi. Ngay cả bản thân anh Hoàng Văn Ru - Trưởng thôn Đồng Râm cũng không nhớ từ bao giờ đã có làng. Tìm theo tiếng đàn tính rộn ràng, bất ngờ và thú vị hơn, tôi bắt gặp một gia đình chồng đàn, vợ hát say sưa… Thấy có khách lạ, tiếng đàn, tiếng hát tạm ngưng, đôi vợ chồng già đon đả mời chúng tôi vào nhà và tự giới thiệu, ông là nghệ nhân Lý Kim Xuyến, đã nhiều lần đoạt giải trong các Hội diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Quảng Nam và Trung ương.
Nhâm nhi ly trà, nghệ nhân Lý Kim Xuyến tâm sự: “Gần 50 hộ người Tày ở Đồng Râm này từ Cao Bằng vào đây, chẳng theo chương trình nào, tất cả là dân “di cư tự do” cả đấy…”. Nghệ nhân Xuyến kể, hơn 30 năm trước, có mấy bác đã từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ, trong chuyến hành quân dọc Trường Sơn vào Nam đánh giặc, đã phát hiện thung lũng Đồng Râm này. Sau giải phóng, trở về quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng kể lại chuyện cho bà con cùng nghe. Quê hương Cách mạng Cao Bằng “gạo trắng nước trong” thật, nhưng đất đã chật, người đã đông, mấy anh em ở làng Ta Nay, xã Ngọc Khê, rồi xã Lăng Hiếu, Trùng Khánh rủ nhau, vào trong ấy xem sao, đất nước mình đâu chả là quê hương.
Thung lũng Đồng Râm đã không phụ lòng những người Tày di cư từ vùng Việt Bắc xa xôi vào đây, cả làng bây giờ đã khai phá được gần 30 ha ruộng lúa nước, cấy lúa 2 vụ mỗi năm, đủ thóc lúa ăn dư dả quanh năm. Mấy năm gần đây, bà con lại nhận thêm 2.000 ha đất trồng rừng, trồng cao su, chăn nuôi giỏi cũng là truyền thống của người Tày. Cả làng có hơn 200 con trâu, bò, còn lợn, gà, ngan vịt nhà nào cũng không thiếu…
Âm vang đại ngàn
Sống giữa rừng già, nhưng người Tày ở Đồng Râm chỉ chăm lo phát triển sản xuất, không bao giờ phá rừng trái phép hay chặt củi đốn than. Bà con người Tày, người Cơ Tu đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, chưa xảy ra những vụ vi phạm pháp luật, ở làng Đồng Râm. Phát huy truyền thống quê hương Cách mạng Việt Bắc, các cháu nhỏ ở làng Đồng Râm rất hiếu học, năm nào làng cũng có em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
Trưởng thôn Hoàng Văn Ru khoe, anh cũng đã tốt nghiệp Trung cấp Nông nghiệp, luôn là chỗ dựa của bà con mỗi khi áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày có bản sắc văn hóa rất đậm đà, bản sắc văn hóa ấy vẫn được người Tày ở Đồng Râm duy trì đậm nét. Nghệ nhân Lý Kim Xuyến bảo, người Tày ăn tết quanh năm.
Trong các Lễ, Tết ấy, không thể thiếu cây đàn tính, nó là linh hồn nghệ thuật trong dân ca vũ Tày, là phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc của người Tày và cả vùng Việt Bắc. Cùng với cây đàn tính là các điệu hát then, hát sli, hát lượn. Hơn 20 năm qua, cây đàn tính đã theo nghệ nhân Lý Kim Xuyến từ quê hương Trùng Khánh, Cao Bằng vào Đồng Râm, Nam Giang…
Mùa xuân, lau nở trắng rừng Trường Sơn, những chuyến xe bôn ba vào Nam ra Bắc, xuôi ngược, đưa mọi miền đất nước xích lại gần nhau. Như một nụ hoa nở sớm trong vườn xuân Tổ quốc. Đồng Râm - bản làng người Tày như một Việt Bắc thu nhỏ trong lòng Trường Sơn vang vọng tiếng đàn tính hòa với tiếng hát then bên dòng suối mơ nơi miền biên viễn hoa lá ngợp lên, hoang sơ gió…
Hiếu khách
Trăng thượng tuần tháng Giêng non mỏng manh, dát xuống những dòng sông rồi lấp lóa. Đồng Râm hiện ra, nằm khuất sau một rặng núi, chỉ cách thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang chừng 30 phút đi xe máy. Ẩn sâu, cách biệt trong một thung lũng, nên ít người nơi xa biết đến làng.
Ở đây, người Tày đã di cư tự do từ các tỉnh vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc vào lập làng lâu lắm rồi. Ngay cả bản thân anh Hoàng Văn Ru - Trưởng thôn Đồng Râm cũng không nhớ từ bao giờ đã có làng. Tìm theo tiếng đàn tính rộn ràng, bất ngờ và thú vị hơn, tôi bắt gặp một gia đình chồng đàn, vợ hát say sưa… Thấy có khách lạ, tiếng đàn, tiếng hát tạm ngưng, đôi vợ chồng già đon đả mời chúng tôi vào nhà và tự giới thiệu, ông là nghệ nhân Lý Kim Xuyến, đã nhiều lần đoạt giải trong các Hội diễn văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Quảng Nam và Trung ương.
Nhâm nhi ly trà, nghệ nhân Lý Kim Xuyến tâm sự: “Gần 50 hộ người Tày ở Đồng Râm này từ Cao Bằng vào đây, chẳng theo chương trình nào, tất cả là dân “di cư tự do” cả đấy…”. Nghệ nhân Xuyến kể, hơn 30 năm trước, có mấy bác đã từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ, trong chuyến hành quân dọc Trường Sơn vào Nam đánh giặc, đã phát hiện thung lũng Đồng Râm này. Sau giải phóng, trở về quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng kể lại chuyện cho bà con cùng nghe. Quê hương Cách mạng Cao Bằng “gạo trắng nước trong” thật, nhưng đất đã chật, người đã đông, mấy anh em ở làng Ta Nay, xã Ngọc Khê, rồi xã Lăng Hiếu, Trùng Khánh rủ nhau, vào trong ấy xem sao, đất nước mình đâu chả là quê hương.
Thung lũng Đồng Râm đã không phụ lòng những người Tày di cư từ vùng Việt Bắc xa xôi vào đây, cả làng bây giờ đã khai phá được gần 30 ha ruộng lúa nước, cấy lúa 2 vụ mỗi năm, đủ thóc lúa ăn dư dả quanh năm. Mấy năm gần đây, bà con lại nhận thêm 2.000 ha đất trồng rừng, trồng cao su, chăn nuôi giỏi cũng là truyền thống của người Tày. Cả làng có hơn 200 con trâu, bò, còn lợn, gà, ngan vịt nhà nào cũng không thiếu…
Âm vang đại ngàn
Sống giữa rừng già, nhưng người Tày ở Đồng Râm chỉ chăm lo phát triển sản xuất, không bao giờ phá rừng trái phép hay chặt củi đốn than. Bà con người Tày, người Cơ Tu đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, chưa xảy ra những vụ vi phạm pháp luật, ở làng Đồng Râm. Phát huy truyền thống quê hương Cách mạng Việt Bắc, các cháu nhỏ ở làng Đồng Râm rất hiếu học, năm nào làng cũng có em thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
Trưởng thôn Hoàng Văn Ru khoe, anh cũng đã tốt nghiệp Trung cấp Nông nghiệp, luôn là chỗ dựa của bà con mỗi khi áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày có bản sắc văn hóa rất đậm đà, bản sắc văn hóa ấy vẫn được người Tày ở Đồng Râm duy trì đậm nét. Nghệ nhân Lý Kim Xuyến bảo, người Tày ăn tết quanh năm.
Trong các Lễ, Tết ấy, không thể thiếu cây đàn tính, nó là linh hồn nghệ thuật trong dân ca vũ Tày, là phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc của người Tày và cả vùng Việt Bắc. Cùng với cây đàn tính là các điệu hát then, hát sli, hát lượn. Hơn 20 năm qua, cây đàn tính đã theo nghệ nhân Lý Kim Xuyến từ quê hương Trùng Khánh, Cao Bằng vào Đồng Râm, Nam Giang…
Mùa xuân, lau nở trắng rừng Trường Sơn, những chuyến xe bôn ba vào Nam ra Bắc, xuôi ngược, đưa mọi miền đất nước xích lại gần nhau. Như một nụ hoa nở sớm trong vườn xuân Tổ quốc. Đồng Râm - bản làng người Tày như một Việt Bắc thu nhỏ trong lòng Trường Sơn vang vọng tiếng đàn tính hòa với tiếng hát then bên dòng suối mơ nơi miền biên viễn hoa lá ngợp lên, hoang sơ gió…