Phát huy hiệu quả nguồn lợi thủy sản bền vững tại lưu vực sông Đà

Sức khỏe - Ngày đăng : 22:43, 10/10/2018

(TN&MT) - Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, chảy qua địa phận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Nội có nguồn lợi thủy sản phong phú. Trước tình hình nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình đang đứng trước nguy cơ suy giảm, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai đề án bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Đà giai đoạn 2018-2022 thực hiện mục tiêu phát triển, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản trong khu vực.
a
Tỉnh Hòa Bình đã thu hút được 35 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư nuôi cá khu vực sông Đà. Gia đình ông  Đỗ Đức Nhuận đầu tư lồng bè nuôi cá lồng nuôi cá ở phường Tân Hòa, TP Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình địa phận Hòa Bình có diện tích mặt nước 8.892 ha thuộc 19 xã ven hồ. Nghề nuôi trồng thủy sản đang mang lại cơ hội mới xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân và doanh nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 4.050 lồng, tương đương 220 nghìn m3, tổng sản lượng đạt 7.700 tấn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động.

Theo các công trình nghiên cứu, khu hệ cá lưu vực sông Đà có tới 19 loài cá có giá trị kinh tế cao, 8 loài cá quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và 3 họ có các đặc trưng cho khu hệ các miền núi và cao nguyên phía Bắc. Việc hình thành hệ thống các hồ chứa nhân tạo, cùng với sự gia tăng cường lực khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát làm ảnh hưởng rất nghiên trọng đến kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tương lai gần.

1389840572 image98065
Nuôi cá lồng trên sông Đà mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo (ảnh Internet).

Số lượng thuyền các loại đang tăng lên nhanh chóng: Nếu như năm 2008, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ có 950 chiếc, thì đến nay đã cso 1.475 chiếc, 1139 tấm lưới, gần 500 vó đèn, lưới 3 lớp có 1200 tấm. Địa bàn tỉnh Sơn La có 520 tàu thuyền máy với công suất 4.695 cv, 2.535 thuyền thủ công khai thác trên sông hồ và 1.4250 phương tiện đánh bắt khai thác. Bên cạnh đó tình trạng sử dụng ngư cụ không bảo đảm kích thước mắt lưới theo quy định. Vẫn còn xảy ra nhiều hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dung xung điện, cường độ lớn đánh bắt sâu hang chục mét, sử dụng vó đèn, duốc cá bằng vôi bột, bằng bả độc là các loại lá cây bản địa đã phá vỡ môi trường sinh thái, ngày càng làm cho nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình lưu vực sông Đà ngày càng cạn kiệt. Mặt khác phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực hồ Hòa Bình diễn ra một cách nhanh chóng, có nguy cơ lớn phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Việc sử dụng ngày càng nhiều dư lượng thức ăn, bảo bì thức ăn, chai lọ thuốc kháng sinh được trực tiếp xả thải ra môi trường đang ngày càng làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Bên cạnh đó việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khu vực hồ Hòa Bình có vai trò quan trọng tạo công ăn việc làm, cho hang nghìn hộ dân.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ phó Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Tổng cục Thủy sản đã xây dựng đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình. Tổng cục thủy sản đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện trong đó sẽ chú trọng vào các hoạt động nâng cao năng lực hiệu quả QLNN, xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh, huy động các doanh nghiệp đầu tư phát triển nghề nuôi cá bền vững, hướng lới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước, hồ chứa, sông suối, phát triển kinh tế thủy sản, xóa đói giảm nghèo lưu vực sông đà khu vực hồ Hòa Bình, làm cơ sở nhân rộng mô hình ra cả nước.

Khi đề án được triển khai sẽ góp phần cung cấp nguồn lực để tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, nâng cao năng lực QLNN triển khai Luật Thủy sản và các văn bản liên quan đạt hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.