Huế: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh”
Sức khỏe - Ngày đăng : 13:52, 16/08/2018
Mục tiêu tổng quát của đề án là: Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao; Quản lý đô thị tinh gọn; Bảo vệ môi trường hiệu quả; Nâng cao năng lực cạnh tranh; Dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện; Tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm; Đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận với các thành phố thông minh hiện đại trong khu vực và trên thế giới trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Du lịch.
Đề án xác định 15 nhiệm vụ ưu tiên triển khai đó là: Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh; Xây dựng hạ tầng nền tảng phát triển dịch vụ đô thị thông minh; Phát triển hạ tầng xã hội phát triển dịch vụ đô thị thông minh; Thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin; Xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; Xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh; dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh; Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh; Phát triển các dịch vụ giao thông thông minh; Phát triển các dịch vụ môi trường thông minh. Phát triển kinh tế số; Xây dựng và triển khai thẻ điện tử công chức và thí điểm thẻ điện tử cá nhân, doanh nghiệp; Xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh; Phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ đô thị thông minh; Đánh giá tổng kết mô hình thí điểm giai đoạn 2018- 2020, định hướng nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh đến năm 2025.
Đề án đã đề ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện, đó là: Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền; Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ; Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn; Nhóm giải pháp về tài chính.
Trong đó, sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về lợi ích trong việc tham gia và sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính; thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ đô thị thông minh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, năng lượng xanh hướng đến xây dựng kiến trúc xanh.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh; khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa dịch vụ đô thị thông minh cung cấp cho người dân và xã hội. Tăng cường phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường nghiên cứu và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh từ nhiều nguồn lực khác nhau nhất là từ nguồn ngân sách nhà nước. Nâng cao năng lực thu hút đầu tư của các doanh nghiệp từ nguồn xã hội hóa...