Điện Biên: Cảnh báo sinh vật gây hại lúa Đông Xuân

Sức khỏe - Ngày đăng : 10:25, 29/03/2018

(TN&MT) - Cơ quan chuyên môn ngành Nông nghiệp tỉnh Điện Biên dự báo tình hình thời tiết trên địa bàn có diễn biến phức tạp, thuận lợi cho một số đối tượng sinh...
(TN&MT) - Cơ quan chuyên môn ngành Nông nghiệp tỉnh Điện Biên dự báo tình hình thời tiết trên địa bàn có diễn biến phức tạp, thuận lợi cho một số đối tượng sinh vât sinh vật gây hại (SVGH) xuất hiện, lây lan diện rộng trên lúa Đông Xuân. Ngành cũng đề xuất các địa phương chủ động quản lý tình hình SVGH trên lúa từ nay đến cuối vụ thu hoạch.
Bệnh đạo ôn trên lúa Đông xuân có xu hướng lây lan nhanh .
Bệnh đạo ôn trên lúa Đông xuân có xu hướng lây lan nhanh 
Vụ Đông xuân 2017 - 2018, toàn tỉnh Điện Biên gieo cấy trên 9.220 ha, vượt 100% kế hoạch giao. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại tình hình thời tiết trên địa bàn diễn biến theo xu hướng sáng sớm nhiều sương mù, xen kẽ mưa rất thuận lợi cho SVGH lây lan diện rộng; thêm vào đó, ở thời điểm trước do tác động của đợt rét đậm, rét hại giai đoạn đầu vụ đã làm ảnh hưởng đến quy luật phát sinh gây hại của một số bệnh trên lúa. Hiện tại các trà lúa Đông xuân của tỉnh đang trong giai đoạn mẫn cảm (đẻ nhánh - làm đòng), nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời, nguy cơ các các đối tượng SVGH lây lan và phát triển mạnh.
Nông dân huyện Điện Biên sử dụng thuốc trừ sâu cho lúa Đông xuân
Nông dân huyện Điện Biên sử dụng thuốc trừ sâu cho lúa Đông xuân
Ngành Nông nghiệp tỉnh cảnh báo mức ưu tiên đối với bệnh đạo ôn lá, xuất hiện tại những vùng thâm canh cao, đã gieo cấy giống nhiễm và vùng tiền dịch, như tại huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, T.P Điện Biên Phủ, T.X Mường Lay…). Phạm vị gây hại trên trà sớm - chính vụ, giống Bắc Thơm, Séng Cù với tỷ lệ cao 5% và cục bộ 30% lá. Tiếp đến là các bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, bọ xít đen, đốm nâu, vàng lá sinh lý, chuột, bệnh lùn sọc đen, giai đoạn sau có đạo ôn cổ bông. Ngoài ra, SVGH khác còn có tập đoàn rầy, bệnh nghẹt rễ, tuyến trùng rễ, thối thân, thối bẹ, ruồi đục nõn…
 
Ông Bùi Ngọc Sơn, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên cho biết: Trước nguy cơ gia tăng về tỷ lệ gây hại và cấp độ gây hại của các đối tượng bệnh gây hại trên lúa, ngay từ đầu vụ Chi cục đã có phương án quản lý SVGH trên lúa ở từng giai đoạn. Chi cục có công văn tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hướng dẫn các địa phương, đồng thời chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố tập trung hướng dẫn người dân cách chăm sóc đảm bảo yêu cầu, chú ý bón đúng, đủ tăng sức đề kháng cho cây lúa. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng và đúng cách), hạn chế tối đa lãng phí và bảo vệ môi trường.