TX Quảng Yên - Quảng Ninh: Người dân khát nước sạch
Sức khỏe - Ngày đăng : 23:31, 23/03/2018
(TN&MT) - Dù phải mất tiền mua nước máy nhưng nhiều hộ dân không dám dùng để ăn, uống mà chỉ dùng để tắm, giặt, phục vụ cho các sinh hoạt khác. Đó là thực trạng...
(TN&MT) - Dù phải mất tiền mua nước máy nhưng nhiều hộ dân không dám dùng để ăn, uống mà chỉ dùng để tắm, giặt, phục vụ cho các sinh hoạt khác. Đó là thực trạng đang diễn ra tại nhiều xã trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Dù nước máy đã được xử lý kỹ thuật tại trạm xử lý nước của xã, nhưng nhiều gia đình ở xã Liên Hòa phải dùng thêm các thiết bị máy lọc hoặc thông qua hệ thống bể lắng để làm sạch nước, sau đó mới sử dụng.
Tuy đã cẩn thận là vậy, nhưng nước máy chỉ được dùng để tắm giặt, tưới cây, nguồn nước được người dân tin tưởng dùng ăn uống là nước mưa được tích cóp trong những chiếc bể hoặc chum, vại. Cũng dễ hiểu khi nhiều người dân nơi đây không tin tưởng vào chất lượng nước máy. Bởi hàng ngày họ được tận mắt chứng kiến nhiều rác thải từ sinh hoạt đến chăn nuôi bủa vây nguồn nước đầu vào của Trạm xử lý nước.
Một người dân thôn 1, xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên bức xúc: Không bao giờ chúng tôi tin tưởng nước máy. Bởi đó chỉ là nước để tưới cây chứ không thể để ăn. Có những lần bể lọc cạn bốc mùi, nước máy bơm lên cũng bốc mùi.
Các trạm xử lý nước lấy nguồn nước chính từ hồ Yên Lập qua kênh mương thuỷ lợi. Cụ thể, kênh N6 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch xã Sông Khoai); kênh N12 (dẫn nước thô cho trạm nước sạch xã Hiệp Hòa); kênh N22 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch phường Nam Hòa); kênh N27 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch phường Phong Hải). Tuyến mương dẫn nước có phần đáy rộng khoảng hơn mét và mở rộng phía miệng mương. Trung bình khoảng 5 - 7 ngày, hồ Yên Lập sẽ xả nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cơ sở cho các trạm xử lý nước sinh hoạt.
"Mục sở thị" kênh dẫn nước thô cho các trạm nước sạch, chúng tôi thấy các tuyến kênh đi qua địa bàn khu dân cư nhưng không điểm nào có nắp đậy, nhiều đoạn kênh nằm ngay sát các công trình phụ và ruộng vườn của người dân, chất thải chăn nuôi được nhiều hộ dân xả thẳng xuống đây… không đảm bảo vệ sinh.
Chính vì mương dẫn nước này không phải đường ống kín, cũng không được che đậy, nên hiện tượng người dân xả rác thải xuống là khó tránh khỏi như chính khẳng định của ông Lê Văn Mịn, Chủ tịch UBND xã Liên Hòa: Thực tế là người dân ý thức vẫn chưa cao, vẫn còn vất lợn gà chết lên mương, thậm chí ở các nơi khác họ còn giặt giũ luôn ở trên mương nên vô hình trung khi tháo nước sẽ vào hồ chứa nước của trạm. Về phía địa phương cũng chỉ tin tưởng vào hệ thống lọc nước của Trạm xử lý nước của xã. Nếu để đảm bảo an toàn phải có đường ống kín, riêng biệt từ hồ Yên Lập xuống tới xã mới đảm bảo an toàn và tin tưởng chất lượng nước máy.
Được biết, TX Quảng Yên đã xây dựng phương án đầu tư nâng cấp khoảng 5.400m các tuyến cống hở trên địa bàn bằng ống HDPE, đường kính D600 chôn ngầm dọc theo các tuyến kênh, tổng kinh phí trên 51 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong năm 2018, hoàn thành trong năm 2019. Trong khi chờ những giải pháp khắc phục từ cơ quan chức năng, hàng ngày người dân nơi đây vẫn bất an sử dụng nguồn nước máy dù phải mất tiền mua.
Tuy đã cẩn thận là vậy, nhưng nước máy chỉ được dùng để tắm giặt, tưới cây, nguồn nước được người dân tin tưởng dùng ăn uống là nước mưa được tích cóp trong những chiếc bể hoặc chum, vại. Cũng dễ hiểu khi nhiều người dân nơi đây không tin tưởng vào chất lượng nước máy. Bởi hàng ngày họ được tận mắt chứng kiến nhiều rác thải từ sinh hoạt đến chăn nuôi bủa vây nguồn nước đầu vào của Trạm xử lý nước.
Một người dân thôn 1, xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên bức xúc: Không bao giờ chúng tôi tin tưởng nước máy. Bởi đó chỉ là nước để tưới cây chứ không thể để ăn. Có những lần bể lọc cạn bốc mùi, nước máy bơm lên cũng bốc mùi.
Các trạm xử lý nước lấy nguồn nước chính từ hồ Yên Lập qua kênh mương thuỷ lợi. Cụ thể, kênh N6 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch xã Sông Khoai); kênh N12 (dẫn nước thô cho trạm nước sạch xã Hiệp Hòa); kênh N22 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch phường Nam Hòa); kênh N27 (dẫn nước thô cho Trạm nước sạch phường Phong Hải). Tuyến mương dẫn nước có phần đáy rộng khoảng hơn mét và mở rộng phía miệng mương. Trung bình khoảng 5 - 7 ngày, hồ Yên Lập sẽ xả nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cơ sở cho các trạm xử lý nước sinh hoạt.
"Mục sở thị" kênh dẫn nước thô cho các trạm nước sạch, chúng tôi thấy các tuyến kênh đi qua địa bàn khu dân cư nhưng không điểm nào có nắp đậy, nhiều đoạn kênh nằm ngay sát các công trình phụ và ruộng vườn của người dân, chất thải chăn nuôi được nhiều hộ dân xả thẳng xuống đây… không đảm bảo vệ sinh.
Chính vì mương dẫn nước này không phải đường ống kín, cũng không được che đậy, nên hiện tượng người dân xả rác thải xuống là khó tránh khỏi như chính khẳng định của ông Lê Văn Mịn, Chủ tịch UBND xã Liên Hòa: Thực tế là người dân ý thức vẫn chưa cao, vẫn còn vất lợn gà chết lên mương, thậm chí ở các nơi khác họ còn giặt giũ luôn ở trên mương nên vô hình trung khi tháo nước sẽ vào hồ chứa nước của trạm. Về phía địa phương cũng chỉ tin tưởng vào hệ thống lọc nước của Trạm xử lý nước của xã. Nếu để đảm bảo an toàn phải có đường ống kín, riêng biệt từ hồ Yên Lập xuống tới xã mới đảm bảo an toàn và tin tưởng chất lượng nước máy.
Được biết, TX Quảng Yên đã xây dựng phương án đầu tư nâng cấp khoảng 5.400m các tuyến cống hở trên địa bàn bằng ống HDPE, đường kính D600 chôn ngầm dọc theo các tuyến kênh, tổng kinh phí trên 51 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong năm 2018, hoàn thành trong năm 2019. Trong khi chờ những giải pháp khắc phục từ cơ quan chức năng, hàng ngày người dân nơi đây vẫn bất an sử dụng nguồn nước máy dù phải mất tiền mua.