Kim Thành (Hải Dương): Tan hoang bãi bồi ven sông Văn Úc

Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 14/05/2017

(TN&MT) - Chỉ trong thời gian 2 năm trở lại đây, tại khu bãi bồi rộng trên 60 ha của 5 thôn: Đồng Tâm, Đình Giọng, Lộng Khê, Tân Tiến, Đại Tiến thuộc xã Đại...
(TN&MT) - Chỉ trong thời gian 2 năm trở lại đây, tại khu bãi bồi rộng trên 60 ha của 5 thôn: Đồng Tâm, Đình Giọng, Lộng Khê, Tân Tiến, Đại Tiến thuộc xã Đại Đức, huyện Kim Thành (Hải Dương) trở nên tan hoang bởi “vấn nạn” cát tặc hoành hành mặc dù đã có sự vào cuộc của chính quyền cơ sở và các cấp, ban, ngành… nhưng tình trạng này không hề thuyên giảm, mà chiều hướng ngày một gia tăng.
 
Chúng tôi về xã Đại Đức, huyện Kim Thành (Hải Dương) để “mục sở thị” dọc theo bãi bồi ven sông của xã nhằm làm rõ thông tin về tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra rất nghiêm trọng ở nơi này. Đập vào mắt chúng tôi là lòng sông rộng mênh mông, đất bãi bồi nham nhở; nhiều nơi sâu hoắm gần sát chân đê… 
 
Các tàu “cát tặc” thả neo ngay tại bãi bồi xã Đại Đức thừa thời cơ hút trộm cát
Các tàu “cát tặc” thả neo ngay tại bãi bồi xã Đại Đức thừa thời cơ hút trộm cát
 
Theo chị Nguyễn Thị H (người dân không cho biết tên) sống tại thôn Lộng Khê thì lí do khiến cho diện tích đất bãi bồi ngày càng bị thu hẹp là vì nạn khai thác cát trái phép. Nguyên nhân là do các gia đình trong thôn đã bán đất bãi bồi cho người “lạ” với giá 5 triệu đồng/sào. Bản thân nhà chị H cũng có trên 1 sào bán vào năm 2015. Việc mua bán này chỉ bằng miệng và các gia đình bán đất không quan tâm người mua họ làm gì(?!).
 
Sở dĩ, các gia đình trong thôn đều nhất loạt bán đất bãi, vì đất xa khu dân cư; nhiều năm bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Chị H cũng cho biết là đất nhà chị đã từ lâu trở thành sông do việc khai thác cát.
 
Một người dân khác là anh Bùi Văn T (người dân xin được giấu tên) trú tại thôn Đình Giọng có gần 2 sào đất bãi. Gia đình anh T không muốn bán để giữ lại trồng chuối nhưng do các hộ bên cạnh bán, nên anh không thể giữ lại được thửa đất nhà mình. Nếu không bán, đất nhà anh cũng sẽ bị trôi sông, mà chẳng được tiền nên đành “ngậm ngùi” bán vĩnh viễn đất canh tác. Gia đình anh bán đất cho người mua cũng chẳng rõ tên, địa chỉ, thỏa thuận bằng miệng và không phải làm bất kỳ thứ giấy tờ chuyển nhượng nào. 
 
kkk
Do vấn nạn khai thác cát trái phép đã kiến đất bãi bồi trôi sông nham nhở
 
Đất bãi từ lâu người dân được chia, nhưng đa số không cấy trồng, đều bỏ cho cỏ mọc, nay tự nhiên có người đến hỏi mua nên mọi người đều vội vàng bán mà không biết người mua nhằm mục đích gì. Chỉ biết khi đất bán xong thì các tàu thường xuyên vào hút cát – anh T nói.
 
Ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng thôn Đình Giọng xác nhận: Người dân trong thôn bán đất bãi bồi là có thật. Thôn Đình Giọng có 30 mẫu đất bãi, người dân đều đã bán hết, với giá từ 3 đến 5 triệu đồng/sào. Hiện nay do nạn khai thác cát trái phép, đã làm sạt lở mất 20 mẫu đất. Việc người dân bán đất, chính quyền thôn không biết bởi người mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng và giao nhận đất, tiền không có bất kỳ loại giấy tờ gì. Đất bãi của người dân trong thôn là đất 03 nên việc người dân bán, chuyển nhượng có hợp pháp hay không, chính quyền thôn không thể quản lý và biết được. 
 
Cũng từ việc người dân bán đất nên vào thời điển cuối năm 2014, đầu năm 2015 sau khi người dân bán hết đất bãi thì cát tặc ồ ạt vào hút cát trái phép cả ngày lẫn đêm, cao điểm có những lúc cả trên chục tàu lớn tải trọng trên 300 tấn hút cát ngay chân đất bãi. Khi có tàu vào khai thác cát, thôn huy động mọi người ra giữ đất không ai đi bởi đất không phải của dân nên chẳng ai quan tâm đả động đến.
 
Nhiều nơi sông đang tiến sát chân đê
Nhiều nơi sông đang tiến sát chân đê
 
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường, ông Phạm Văn Thăng, Chủ tịch UBND xã Đại Đức cho biết: Việc khai thác cát trên địa bàn bắt đầu “nóng” từ cuối năm 2014. Hiện nay diện tích đất bãi của xã đã mất trên 30 ha do “vấn nạn” khai thác cát trái phép. Các tàu khai thác cát đa số từ Hải Phòng sang, có thời điểm tàu ngang nhiên hút cát cả ban ngày. 
 
Những ngày gần đây, lực lượng của xã kết hợp với Công an huyện Kim Thành thường xuyên tuần tra nên các tàu rút vào làm đêm, neo đậu  tàu ngay tại bãi để chờ cơ hội là thả vòi hút cát. Tình trạng khai thác cát mất nhiều diện tích đất, đang trực tiếp đe dọa đê bao sông Văn Úc vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm là do địa điểm khai thác cát cách xa khu dân cư, lực lượng của xã ít; không có phương tiện để xua đổi các tàu và địa bàn giáp ranh nên khi thấy có bong dáng lực lượng chức năng, các tàu di chuyển về địa bàn Hải Phòng nên dù có lực lượng Công an huyện cũng không thể đuổi bắt khi tàu không còn trên địa bàn xã. 
 
Nguyên nhân chính dẫn đến nạn cát tặc ngày một hoành hành do diện tích đất bãi của xã nay đã gần như “vô chủ” bởi người dân bán đất cho đối tượng giấu mặt (không biết tên, địa chỉ). Việc bán đất người dân, xã chỉ nghe và chưa làm bất kỳ giấy tờ chuyển nhượng cho một hộ gia đình nào nên không biết có phải đây là đối tượng mua để khai thác cát trái phép hay không? Xã vẫn chưa điều tra ra và chưa dám khẳng định, bởi đây là thỏa thuận miệng nên đất bãi vẫn được xác định là của các hộ đã được chia theo diện đất 03.
 
Để có đánh giá khách quan và làm rõ việc người dân xã Đại Đức bán đất có phải là hành vi tiếp tay cho cát tặc hay không? Trách nhiệm, chính quyền xã Đại Đức cùng các cơ quan chức năng huyện Kim Thành là như thế nào. Chúng tôi đến UBND huyện liên hệ làm việc nhưng những người có trách nhiệm trả lời báo chí đều bận.
 
Báo Điện tử TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
 
Kiên Cường