Đà Nẵng: Khẩn cấp xây bờ kè, "giải cứu" người dân Hòa Hiệp Bắc
Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 27/12/2016
Dự án bờ kè Liên Chiểu đang được triển khai, thế nhưng đoạn xung yếu và đang bị biển xâm thực nặng, lại không có trong dự án (thuộc tổ 4, 5, phường Hòa Hiệp Bắc) |
Tuy nhiên, như Báo TN&MT đã thông tin trước đó, đoạn xung yếu nhất khoảng 500m từ nhà máy xi măng Hải Vân đến kho xăng dầu K83 dài khoảng 2.000m thì dự án đang triển khai chỉ làm 1.500m, đoạn 500m còn lại nằm kế kho xăng dầu, là đoạn xung yếu và đang bị biển xâm thực nặng, lại không có trong dự án (thuộc tổ 4, 5, phường Hòa Hiệp Bắc).
Qua tìm hiểu, PV được biết, Dự án lấy nguồn vốn từ ngân sách trung ương, chủ đầu tư kiêm điều hành dự án là UBND quận Liên Chiểu. Đơn vị thi công là liên danh Cty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Kiến Việt Hoa và Công ty TNHH MTV 532. Đơn vị đánh giá tác động môi trường là Cty CP Tư vấn môi trường và biến đổi khí hậu Trung bộ.
Về vấn đề vì sao trong hệ thống đê kè biển phường Hòa Hiệp Bắc, 500m đoạn xung yếu nhất, tình trạng sạt lở thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 60 hộ dân tại tổ 4 và 5 của phường Hòa Hiệp Bắc lại không được triển khai đồng bộ và nằm ngoài dự án. Ông Ông Trường Phúc - Trưởng BQL các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu cho rằng: dự án được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2015, chỉ 1.500m từ cảng nhà máy xi măng Hải Vân đến cầu Trắng. Do đó, việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để làm thiết kế dự án chỉ được làm trong phạm vi dự án. Đoạn 500m còn lại thuộc tổ 4, 5 phường Hòa Hiệp Bắc mặc dù là điểm xung yếu nhưng nằm ngoài phạm vi dự án (từ cầu Trắng đến Nhà máy xi măng Hải Vân) nên chưa được đưa vào thiết kế.
Trưởng BQL các dự án đầu tư và xây dựng quận Liên Chiểu cho rằng: Đoạn 500m còn lại thuộc tổ 4, 5 phường Hòa Hiệp Bắc mặc dù là điểm xung yếu nhưng nằm ngoài phạm vi dự án (từ cầu Trắng đến Nhà máy xi măng Hải Vân) nên chưa được đưa vào thiết kế |
Về việc biển xâm thực đất liền tại tổ 4 và 5 của phường Hòa Hiệp Bắc đã diễn ra trong hơn 1 năm nay, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nghĩa - Tổ trưởng tổ dân cư số 4, dẫn chúng tôi đi dọc hơn 600 mét bờ biển, sát khu dân cư, cho biết: Cách đây chỉ 2 năm, khu dân cư này còn cách mép nước biển tới hơn 50 mét, vậy mà bây giờ, biển đã “liếm” sát chân tường nhà nhiều hộ dân rồi.
“Cả tổ dân cư có gần 40 hộ dân, hầu như đều nằm dọc theo bờ biển, vào những ngày mưa bão cao điểm, sóng đánh tràn lên băng qua nhiều nhà dân tới 30-40 mét, tràn lên cả con đường bê tông chạy giữa thôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân” - ông Nghĩa phân trần.
Cũng theo ông Nghĩa: “Tất nhiên nguyên nhân được đánh giá ban đầu là “biến đổi khí hậu”, nên mới xảy hiện tượng biển xâm thực dữ dội thế này. Thế nhưng, từ đầu mùa mưa tới nay, ngày nào cũng nhìn hàng cây phi lao, dương liễu chắn sóng, dần bị sóng biển đánh gục, cuốn trôi xuống biển, hàng trăm cây đã trốc gốc lòi hết rễ, đất bị cuốn ra biển, ăn vào sát mép nhà mỗi hộ dân, bà con đang rất lo lắng…”.
“Cả tổ dân cư có gần 40 hộ dân, hầu như đều nằm dọc theo bờ biển, vào những ngày mưa bão cao điểm, sóng đánh tràn lên băng qua nhiều nhà dân tới 30-40 mét, tràn lên cả con đường bê tông chạy giữa thôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân” - ông Nghĩa phân trần |
Khi được hỏi về tình trạng biển xâm thực dữ dội tại các khu dân cư ven biển, bà Nguyễn Thị Mười - Chánh Văn phòng UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết: Trước tình trạng biển xâm thực dữ dội tại các khu dân cư ven biển, đặc biệt là khu tổ dân cư số 4 hiện nay, UBND phường đã triển khai kiểm tra thực địa, hiện theo thống kê có hơn 600 mét bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khu dân cư. Đầu tháng 11/2016, UBND phường đã bỏ kinh phí hơn 30 triệu đồng, huy động lực lượng dùng lưới sắt, đá hộc kè chắn tạm thời, tuy nhiên kinh phí có hạn, hiện mới chỉ kè được khoảng 300 mét.
Tuy nhiên, tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nghĩa - Tổ trưởng tổ dân cư số 4 cho rằng: “Biển đang xâm thực dữ dội thế này, việc kè chắn tạm thời như vậy hầu như không có tác dụng, kinh phí bỏ ra có thể là đã uổng phí. Những ngày qua, sóng biển đã tràn qua kè chắn, cuốn theo đất cát ra biển cách bờ kè nhiều đoạn đến cả 10 mét, có nguy cơ cuốn cả bờ kè tạm thời ra biển”. Qua tìm hiểu, PV được biết, không phải đến bây giờ, mà hơn 1 năm qua, người dân khu vực đã kiến nghị lên các cấp chính quyền, đề nghị xem xét có biện pháp chống xâm thực bờ biển.
Tình trạng biển xâm thực dữ dội, đang có nguy cơ “nuốt” dần khu dân cư số 4, Hòa Hiệp Bắc như hiện nay, chính quyền và ngành chức năng rất cần khẩn trương xem xét, kiểm tra lại thực tế, để cho triển khai đồng bộ hệ thống đê kè biển Liên Chiểu - Kim Liên |
Tình trạng biển xâm thực dữ dội, đang có nguy cơ “nuốt” dần khu dân cư số 4, Hòa Hiệp Bắc như hiện nay, chính quyền và ngành chức năng rất cần khẩn trương xem xét, kiểm tra lại thực tế, để cho triển khai đồng bộ hệ thống đê kè biển Liên Chiểu - Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc - quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - đoạn từ cầu Trắng đến cảng nhà máy xi măng Hải Vân như Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt vào tháng 10/2015 với tổng mức đầu tư hơn 143 tỷ đồng, nhằm “giải cứu” những người dân luôn phải sống trong sợ hãi mỗi khi mưa bão về.
Bài và ảnh: Xuân Lam