Vụ án tại Chi nhánh Ngân hàng VDB Bắc Giang và VP Bank Bắc Giang: Hơn 800 ngày, vụ án vẫn chưa tới hồi kết
Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 00:00, 10/06/2014
(TN&MT) - Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng VDB Bắc Giang đã được hơn 880 ngày nhưng...
(TN&MT) - Việc một doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng để kinh doanh, sản xuất dưới sự bảo lãnh của một ngân hàng khác không phải là câu chuyện cá biệt. Thế nhưng việc ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam (16 tháng) ông Giám đốc Thân Văn Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không xem xét hết trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ án này, nhất là các cá nhân trong HĐQT Cty Hưng Sơn. Từ thực tế đó, dư luận đặt câu hỏi: Có phải Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang bỏ lọt tội phạm?.
Hình sự hóa các quan hệ kinh tế
Bản chất của vụ án này là Cty Hưng Sơn dưới sự bảo lãnh của ngân hàng VDB Bắc Giang nên đã ký hợp đồng tín dụng số LD1034200086 ngày 8/12/2010 với ngân hàng VP Bank Bắc Giang để vay 6,5 tỷ đồng mua hàng của Công ty CP Masan. Việc ngân hàng VDB Bắc Giang phát hành chứng thư bảo lãnh số 10/2010/NHPT.227-CTBL ngày 09/12/2010 nhằm mục đích nếu Cty Hưng Sơn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng VP bank Bắc Giang thì ngân hàng VDB Bắc Giang có nghĩa vụ trả thay cho Cty Hưng Sơn. Trong trường hợp bên phát hành chứng thư bảo lãnh đơn phương từ chối nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng cho vay có quyền khởi kiện ra Toà án kinh tế có thẩm quyền giải quyết để thu hồi nợ. Chính vì thế, việc cơ quan CSĐT chỉ khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Thân Văn Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có dấu hiệu của việc “Hình sự hóa các quan hệ kinh tế”.
Hình sự hóa các quan hệ kinh tế
Bản chất của vụ án này là Cty Hưng Sơn dưới sự bảo lãnh của ngân hàng VDB Bắc Giang nên đã ký hợp đồng tín dụng số LD1034200086 ngày 8/12/2010 với ngân hàng VP Bank Bắc Giang để vay 6,5 tỷ đồng mua hàng của Công ty CP Masan. Việc ngân hàng VDB Bắc Giang phát hành chứng thư bảo lãnh số 10/2010/NHPT.227-CTBL ngày 09/12/2010 nhằm mục đích nếu Cty Hưng Sơn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng VP bank Bắc Giang thì ngân hàng VDB Bắc Giang có nghĩa vụ trả thay cho Cty Hưng Sơn. Trong trường hợp bên phát hành chứng thư bảo lãnh đơn phương từ chối nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng cho vay có quyền khởi kiện ra Toà án kinh tế có thẩm quyền giải quyết để thu hồi nợ. Chính vì thế, việc cơ quan CSĐT chỉ khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Thân Văn Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có dấu hiệu của việc “Hình sự hóa các quan hệ kinh tế”.
Chi nhánh ngân hàng VDB Bắc Giang từ chối nghĩa vụ bảo lãnh trong vụ án.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 139 BLHS thì trước hết phải thỏa mãn dấu hiệu người phạm tội cố tình thực hiện hành vi “gian dối” nhằm mục đích “chiếm đoạt tài sản”; nếu người phạm tội chỉ có hành vi “gian dối” mà không có ý thức chiếm đoạt thì cũng không thể truy cứu về tội lừa đảo, trong cấu thành tội phạm của tội này dấu hiệu bắt buộc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý thể hiện: mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
Thế nhưng mục đích của ông Thân Văn Hưng không nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi trên thực tế, toàn bộ khoản tiền vay đã được ngân hàng VP Bank Bắc Giang chuyển thẳng vào tài khoản của công ty Massan chứ không vào túi ông Thân Văn Hưng. Trong Quyết định số 164/ QĐ-VKS-P1 về việc giải quyết khiếu nại đối với ông Thân Văn Hưng, VKSND tỉnh Bắc Giang cũng đã có dẫn giải rằng "trước khi thực hiện món vay 6,5 tỷ đồng thì HĐQT của Cty Hưng Sơn có nghị quyết nhất trí vay... toàn bộ số tiền 6,5 tỷ đồng đã được chuyển thẳng vào tài khoản của Công ty CP Massan thông qua 9 uỷ nhiệm chi của Cty Hưng Sơn....Toàn bộ số tiền thu được sau khi bán hết số hàng của Công ty CP Massan đã không được Thân Văn Hưng và Cty Hưng Sơn thanh toán trả nợ vay cho Ngân hàng VP Bank Bắc Giang mà chỉ trả một phần, số tiền còn lại đã sử dụng vào mục đích khác như: chi trả tiền nợ gốc, lãi cho các cá nhân ngoài xã hội, trả một số khoản nợ vay các ngân hàng khác từ trước và chi phí cho hoạt động của Công ty.".
Tôi không mong mình sẽ trở thành "Nguyễn Thanh Chấn thứ hai"
Trong bản kết luận điều tra bổ sung số 12/PC46 ngày 08 tháng 12 năm 2013 của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã kết luận “Ông Nguyễn Trường Sơn và Ông Nguyễn Mạnh Hùng không phải Giám đốc Công ty CP Hưng Sơn, không phải chủ tài khoản của Công ty nhưng đã tham gia vào duyệt chi tiền của công ty…. Tuy việc làm trên của ông Nguyễn Trường Sơn và Ông Nguyễn Mạnh Hùng không đúng nguyên tắc tài chính, kế toán. Nhưng công ty CP Hưng Sơn là loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó, hành vi của Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng không cấu thành tội phạm. Rất khó hiểu đối với quyết định này của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang bởi theo điều lệ của Cty Hưng Sơn thì chỉ mình ông Thân Văn Hưng mới có đủ thẩm quyền ký giấy duyệt chi các khoản của công ty.
Thế nhưng mục đích của ông Thân Văn Hưng không nhằm chiếm đoạt tài sản, bởi trên thực tế, toàn bộ khoản tiền vay đã được ngân hàng VP Bank Bắc Giang chuyển thẳng vào tài khoản của công ty Massan chứ không vào túi ông Thân Văn Hưng. Trong Quyết định số 164/ QĐ-VKS-P1 về việc giải quyết khiếu nại đối với ông Thân Văn Hưng, VKSND tỉnh Bắc Giang cũng đã có dẫn giải rằng "trước khi thực hiện món vay 6,5 tỷ đồng thì HĐQT của Cty Hưng Sơn có nghị quyết nhất trí vay... toàn bộ số tiền 6,5 tỷ đồng đã được chuyển thẳng vào tài khoản của Công ty CP Massan thông qua 9 uỷ nhiệm chi của Cty Hưng Sơn....Toàn bộ số tiền thu được sau khi bán hết số hàng của Công ty CP Massan đã không được Thân Văn Hưng và Cty Hưng Sơn thanh toán trả nợ vay cho Ngân hàng VP Bank Bắc Giang mà chỉ trả một phần, số tiền còn lại đã sử dụng vào mục đích khác như: chi trả tiền nợ gốc, lãi cho các cá nhân ngoài xã hội, trả một số khoản nợ vay các ngân hàng khác từ trước và chi phí cho hoạt động của Công ty.".
Tôi không mong mình sẽ trở thành "Nguyễn Thanh Chấn thứ hai"
Trong bản kết luận điều tra bổ sung số 12/PC46 ngày 08 tháng 12 năm 2013 của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã kết luận “Ông Nguyễn Trường Sơn và Ông Nguyễn Mạnh Hùng không phải Giám đốc Công ty CP Hưng Sơn, không phải chủ tài khoản của Công ty nhưng đã tham gia vào duyệt chi tiền của công ty…. Tuy việc làm trên của ông Nguyễn Trường Sơn và Ông Nguyễn Mạnh Hùng không đúng nguyên tắc tài chính, kế toán. Nhưng công ty CP Hưng Sơn là loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó, hành vi của Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng không cấu thành tội phạm. Rất khó hiểu đối với quyết định này của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang bởi theo điều lệ của Cty Hưng Sơn thì chỉ mình ông Thân Văn Hưng mới có đủ thẩm quyền ký giấy duyệt chi các khoản của công ty.
Vì là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh nên hai thành viên trong HĐQT vô can?
Mặt khác, tại bản kết luận điều tra bổ sung ngày 7/4/2014 của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang xác định rằng "Từ ngày 25/1/2011 cho đến hết tháng 4/2011, Cty Hưng Sơn này không chuyển tiền, không thanh toán bất cứ khoản tiền nào cho Công ty CP Massan thông qua Ngân hàng VP Bank Bắc Giang. Do đó, Ngân hàng VP Bank Bắc Giang không thực hiện được việc thu hồi nợ vay đối với món vay 6,5 tỷ đồng của Cty Hưng Sơn". Liệu có sự nhầm lẫn nào ở đây hay không khi chính Ngân hàng VP Bank Bắc Giang đã trực tiếp chuyển thẳng 6,5 tỷ đồng mà Cty Hưng Sơn vay thông qua sự bảo lãnh của Ngân hàng VBD Bắc Giang vào tài khoản Công ty CP Massan từ 9/12/2010 đến 29/12/2010.
Như vậy có thể thấy, mục đích của ông Thân Văn Hưng khi đứng ra (có sự uỷ quyền của HĐQT) vay vốn ngân hàng là để kinh doanh thực sự chứ không nhằm vay tiền để chiếm đoạt. Nhưng vì bị cô lập, lại chủ quan trong việc quản lý, điều hành công ty nên đã để hai thành viên (là hai anh em ruột Sơn - Hùng) khác trong HĐQT lộng hành, chiếm giữ cả con dấu nhằm duyệt chi sai nguyên tắc tài chính. Điều đó đã dẫn tới việc công ty này mất khả năng trả nợ, đẩy ông giám đốc vào vòng lao lý.
Ông Hoàng Xuân Thái, Giám đốc Ngân hàng VPBank Bắc Giang cũng khẳng định: Chúng tôi cho Cty Hưng Sơn vay vốn vì có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng VDB Bắc Giang. Nếu không có sự bảo lãnh của ngân hàng VDB Bắc Giang thì không bao giờ chúng tôi cho Cty Hưng Sơn vay vốn tại thời điểm đó. Hiện giờ chúng tôi cũng đang chờ kết luận điều tra của cơ quan công an để tiếp tục tiến hành các thủ tục khởi kiện Ngân hàng VDB Bắc Giang ra toà đòi lại số tiền đã cho Cty Hưng Sơn vay dưới sự bảo lãnh của Ngân hàng VDB Bắc Giang.
Như vậy có thể thấy, mục đích của ông Thân Văn Hưng khi đứng ra (có sự uỷ quyền của HĐQT) vay vốn ngân hàng là để kinh doanh thực sự chứ không nhằm vay tiền để chiếm đoạt. Nhưng vì bị cô lập, lại chủ quan trong việc quản lý, điều hành công ty nên đã để hai thành viên (là hai anh em ruột Sơn - Hùng) khác trong HĐQT lộng hành, chiếm giữ cả con dấu nhằm duyệt chi sai nguyên tắc tài chính. Điều đó đã dẫn tới việc công ty này mất khả năng trả nợ, đẩy ông giám đốc vào vòng lao lý.
Ông Hoàng Xuân Thái, Giám đốc Ngân hàng VPBank Bắc Giang cũng khẳng định: Chúng tôi cho Cty Hưng Sơn vay vốn vì có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng VDB Bắc Giang. Nếu không có sự bảo lãnh của ngân hàng VDB Bắc Giang thì không bao giờ chúng tôi cho Cty Hưng Sơn vay vốn tại thời điểm đó. Hiện giờ chúng tôi cũng đang chờ kết luận điều tra của cơ quan công an để tiếp tục tiến hành các thủ tục khởi kiện Ngân hàng VDB Bắc Giang ra toà đòi lại số tiền đã cho Cty Hưng Sơn vay dưới sự bảo lãnh của Ngân hàng VDB Bắc Giang.
Đơn kêu oan lần thứ 18 của bị can Thân Văn Hưng gửi các cơ quan chức năng.
Trao đổi với phóng viên, ông Thân Văn Hưng giãi bày: Tôi và gia đình đã gửi đơn kêu oan (lần thứ 18) đến các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để minh oan. Mặc dù thời hạn điều tra đã lâu, đã có một số văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng nhưng không hiểu sao đến giờ này Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang vẫn không đưa vụ án ra xét xử. Nếu thực sự tôi không có tội thì phải đình chỉ vụ án, chuyển qua tòa dân sự để tôi còn lo làm ăn trả nợ ngân hàng, còn nếu kết luận tôi có tội thì không thể bỏ lọt những thành viên khác trong HĐQT được. Tôi và gia đình rất không mong muốn mình sẽ là "Nguyễn Thanh Chấn" - bị tù oan (PV) tiếp theo của tỉnh Bắc Giang. Tôi cam đoan không khiếu nại, tố cáo Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang.
Cho đến thời điểm này, kể từ khi khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại chi nhánh Ngân hàng phát triển Bắc Giang đã được hơn 880 ngày, bị can Thân Văn Hưng sau 16 tháng bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra cũng đã được cho tại ngoại. Nhưng VKSND tỉnh Bắc Giang vẫn không thể phê chuẩn bản kết luận điều tra vụ án của Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang nhằm đưa vụ án ra xét xử... ắt hẳn phải có lí do.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Bài & ảnh: Mạnh Hưng