Hà Nội: Quận Tây Hồ trần tình việc không cấp phép cho dân xây tường rào trên đất sổ đỏ
Bạn đọc - Pháp luật - Ngày đăng : 12:46, 24/05/2018
(TN&MT) - Đại diện UBND quận Tây Hồ cho rằng, sở dĩ đến nay vẫn không cấp Giấy phép xây dựng tường rào cho hộ gia đình bà Trần Thị Thu Lan là có hai lý do,...
(TN&MT) - Đại diện UBND quận Tây Hồ cho rằng, sở dĩ đến nay vẫn không cấp Giấy phép xây dựng tường rào cho hộ gia đình bà Trần Thị Thu Lan là có hai lý do, trong đó lý do chủ yếu là tại phần đất xin cấp phép vẫn đang tồn tại tranh chấp...
Vẫn chưa rõ ràng...
Sau một thời gian dài đặt lịch làm việc, cuối cùng, ngày 24/05/2018, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có buổi trao đổi với đại diện UBND quận Tây Hồ để làm rõ đơn thư của gia đình bà Trần Thị Thu Lan, số nhà 67, ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân về việc không cấp Giấy phép xây dựng tường rào.
Người được giao làm việc với PV là ông Trần Quang Anh - Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Tây Hồ.
Theo đó, tại buổi làm việc, ông Trần Quang Anh cho rằng, sở dĩ đến nay vẫn không cấp Giấy phép xây dựng tường rào cho hộ gia đình bà Trần Thị Thu Lan có 02 lý do là đến thời điểm hiện tại phần đất xin cấp phép vẫn tồn tại việc tranh chấp đất đai, có đơn thư khiếu nại và cũng tại phần đất xin cấp phép đang tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng.Cụ thể, ông Trần Quang Anh cho biết, tại Văn bản số 496/UBND-QLĐT ngày 13/04/2018 thì UBND quận Tây Hồ cũng đã nêu lý do rằng gia đình bà Lan xin giấy phép xây dựng tường rào và mở cổng hiện vẫn đang tồn tại tranh chấp đất đai giữa gia đình với các hộ dân xung quanh và chưa được giải quyết theo quy định.
"Tranh chấp đã có từ năm 2008 và hiện tại một số hộ dân xung quanh vẫn có đơn thư khiếu nại nên chúng tôi chưa thể giải quyết, theo quy định của pháp luật thì tại vị trí xin cấp phép mà xảy ra tranh chấp thì cơ quan quản lý Nhà nước không được phép cấp giấy hay làm một số thủ tục liên quan", ông Quang Anh cho biết.
Vị này cũng thừa nhận tại vị trí mà bà Lan xin cấp phép xây dựng tường là nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do vẫn chưa giải quyết được việc khiếu kiện, tranh chấp của các hộ xung quanh nên không thể cấp Giấy phép xây dựng cho gia đình bà Lan.
Cũng theo vị đại diện UBND quận Tây Hồ, hiện tại phần đất xin cấp phép của gia đình bà Lan đang tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng đó là cửa ra vào của gia đình.
Theo ông Trần Quang Anh, cửa ra vào được gia đình bà Lan xây dựng lên nhưng chưa có phép xây dựng và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các hộ dân xung quanh khiếu kiện là do cửa ra vào này mở hướng ra ngõ đi chung của các hộ dân.
Khi PV đặt vấn đề về việc nếu đất đang xảy ra tranh chấp thì tại sao gia đình và Lan vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vị này cho rằng có thể do gia đình bà Lan căn cứ vào Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 của UBND phường Nhật Tân công nhận hòa giải thành sau đó liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường làm hồ sơ tách sổ.
"Sau khi hòa giải thành thì phần đất đó vẫn nằm trong quyền sử dụng của gia đình bà Lan nhưng bà lại nhường phần đất đó làm ngõ đi chung, sau này có giải phóng mặt bằng, đền bù thì vẫn là của bà ấy", ông Trần Quang Anh nói.Trong khi đó, khi PV đặt câu hỏi về việc liệu các hộ dân xung quanh có quyền gì để khiếu kiện, tranh chấp với phần đất của gia đình bà Lan đã được cấp sổ đỏ thì ông Trần Quang Anh cho biết: "Người dân vẫn có quyền được khiếu kiện phần đất đã được cấp sổ đỏ, họ cho rằng phần đất xây tường và mở cổng là hướng vào lối đi chung của họ".
Nói về phương án giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, ông Trần Quang Anh cho rằng các bên nên tổ chức hòa giải và xác định rõ được ranh giới sử dụng đất của họ đến đâu, nếu hòa giải không thành thì hai bên có thể khởi kiện ra tòa để giải quyết tiếp. Khi tòa đã ra phán quyết rõ ràng thì UBND quận sẽ cấp phép để không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai cả.
Cũng tại buổi làm việc, khi PV đặt câu hỏi ý kiến của quận như thế nào về việc UBND phường Nhật Tân tiến hành cưỡng chế phần tường rào nhà bà Lan khi không lập đầy đủ hồ sơ vi phạm thì ông Trần Quang Anh cho biết phòng không nắm được và đề nghị PV liên hệ với Thanh tra xây dựng quận và UBND phường Nhật Tân để tìm hiểu rõ hơn.
Có nhiều mâu thuẫn
Liên quan đến sự việc này, trước đó, trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Đặng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân cho biết UBND phường Nhật Tân không có thẩm quyền cấp giấy phép xây tường rào của gia đình bà Trần Thị Thu Lan nên đề nghị liên hệ với UBND quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề về việc UBND quận Tây Hồ cho rằng lý do chưa cấp giấy phép xây tường rào là do có đơn thư khiếu nại của người dân và đã giao cho các đơn vị liên quan trong đó có UBND phường Nhật Tân xem xét, giải quyết thì ông Tiến cũng cho biết phường cũng không đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp."Chúng tôi chỉ có trách nhiệm hòa giải, nhiều lần phường đã mời các bên ra hòa giải nhưng không thống nhất được. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề nghị một trong các bên có đơn ra tòa để tòa án giải quyết'', ông Tiến nói.
Trong khi đó, khi PV đặt vấn đề về việc người dân xung quanh có lý do gì để khiếu nại, tranh chấp với đất đã được cấp sổ đỏ thì vị này cho biết: "Vào năm 2008 khi xảy ra tranh chấp thì phường đã hòa giải, tại Biên bản hòa giải gia đình bà Lan đã tự nguyện cho phần đất đó vào ngõ đi chung, đến sau này thì gia đình bà Lan lại đòi lại''.
Tuy nhiên, khi PV cho rằng, Biên bản đó không có chữ ký của lãnh đạo phường và dấu của UBND phường Nhật Tân thì không có giá trị pháp lý, đồng thời tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND phường Nhật Tân cũng đã xác nhận thì ông Tiến lại đổ lỗi do thiếu sót của cán bộ lúc đó.
''Về nguyên tắc, cái Biên bản đó đúng là tư pháp của phường đã quên không trình Chủ tịch phường ký xác nhận. Chính vì vậy thì phường mới giải quyết bằng quyết định 325 coi như Biên bản đó không có giá trị nữa. Tuy nhiên, không có giá trị không có nghĩa là thỏa thuận giữa bà Lan và các hộ xung quanh không còn giá trị, nội dung vẫn có giá trị'', ông Tiến nói.
Trước câu trả lời mâu thuẫn của ông Tiến, PV đặt câu hỏi cho rằng Biên bản hòa giải đã không có giá trị pháp lý thì tại sao phường không xử lý dứt điểm, trong khi đất của gia đình bà Lan cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ mà sổ đỏ lại đang có giá trị pháp lý cao nhất thì vị này nói: "Người dân cứ khiếu nại cho rằng tại Biên bản thỏa thuận thì gia đình bà Lan đã ký vào đó rồi nên họ không đồng ý. Bây giờ em hướng dẫn cho họ ra tòa giải quyết''.
Trong khi đó, về việc bà Lan khiếu nại UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, ông Tiến khẳng định là đúng quy định nhưng khi PV đặt vấn đề khi cưỡng chế đã ban hành quyết định cưỡng chế hay chưa thì vị này chưa trả lời được.
"Việc này chúng tôi đã có văn bản trả lời cho gia đình nhà bà Lan rồi, chúng tôi thực hiện là theo quy định của quản lý trật tự đô thị, ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị. Việc chúng tôi thực hiện là thành phố chỉ đạo, duy trì thường xuyên trên toàn phường chứ có phải một mình nhà bà Lan đâu'', ông Tiến nói.
Trước đó, chia sẻ với PV, bà Lan khẳng định: "Gia đình tôi có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và diện tích đất thuộc sổ đỏ của gia đình, các hộ dân trong xung quanh không có quyền tranh chấp hay đơn thư liên quan vì đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp hợp pháp''.
Theo bà Lan, việc xây tường rào trên phần đất gia đình đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp sổ đỏ mà lại bảo có tranh chấp thì khó có thể chấp nhận được, bởi người dân xung quanh không có lý do gì để tranh chấp phần đất đã được cấp sổ của gia đình bà.
"Việc xây tường rào trên diện tích đã được cấp sổ để bảo vệ nhà ở, tài sản của gia đình là hoàn toàn hợp pháp, không có lý do gì UBND quận Tây Hồ không cấp phép xây dựng cho gia đình chúng tôi chỉ vì có đơn thư khiếu kiện không có cơ sở", bà Lan bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, phần đất mà gia đình bà Trần Thị Thu Lan xin phép xây dựng tường rào là đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ. Hiện trạng phần đất này đang nằm trong ngõ đi khá rộng, vì vậy nếu gia đình bà Lan có xây tường rào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lối đi của các hộ dân xung quanh, đó là còn chưa nói đến việc xây tường là hoàn toàn hợp pháp.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Vẫn chưa rõ ràng...
Sau một thời gian dài đặt lịch làm việc, cuối cùng, ngày 24/05/2018, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có buổi trao đổi với đại diện UBND quận Tây Hồ để làm rõ đơn thư của gia đình bà Trần Thị Thu Lan, số nhà 67, ngõ 399, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân về việc không cấp Giấy phép xây dựng tường rào.
Người được giao làm việc với PV là ông Trần Quang Anh - Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Tây Hồ.
Theo đó, tại buổi làm việc, ông Trần Quang Anh cho rằng, sở dĩ đến nay vẫn không cấp Giấy phép xây dựng tường rào cho hộ gia đình bà Trần Thị Thu Lan có 02 lý do là đến thời điểm hiện tại phần đất xin cấp phép vẫn tồn tại việc tranh chấp đất đai, có đơn thư khiếu nại và cũng tại phần đất xin cấp phép đang tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng.Cụ thể, ông Trần Quang Anh cho biết, tại Văn bản số 496/UBND-QLĐT ngày 13/04/2018 thì UBND quận Tây Hồ cũng đã nêu lý do rằng gia đình bà Lan xin giấy phép xây dựng tường rào và mở cổng hiện vẫn đang tồn tại tranh chấp đất đai giữa gia đình với các hộ dân xung quanh và chưa được giải quyết theo quy định.
"Tranh chấp đã có từ năm 2008 và hiện tại một số hộ dân xung quanh vẫn có đơn thư khiếu nại nên chúng tôi chưa thể giải quyết, theo quy định của pháp luật thì tại vị trí xin cấp phép mà xảy ra tranh chấp thì cơ quan quản lý Nhà nước không được phép cấp giấy hay làm một số thủ tục liên quan", ông Quang Anh cho biết.
Vị này cũng thừa nhận tại vị trí mà bà Lan xin cấp phép xây dựng tường là nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do vẫn chưa giải quyết được việc khiếu kiện, tranh chấp của các hộ xung quanh nên không thể cấp Giấy phép xây dựng cho gia đình bà Lan.
Cũng theo vị đại diện UBND quận Tây Hồ, hiện tại phần đất xin cấp phép của gia đình bà Lan đang tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng đó là cửa ra vào của gia đình.
Theo ông Trần Quang Anh, cửa ra vào được gia đình bà Lan xây dựng lên nhưng chưa có phép xây dựng và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các hộ dân xung quanh khiếu kiện là do cửa ra vào này mở hướng ra ngõ đi chung của các hộ dân.
Khi PV đặt vấn đề về việc nếu đất đang xảy ra tranh chấp thì tại sao gia đình và Lan vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vị này cho rằng có thể do gia đình bà Lan căn cứ vào Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 14/08/2008 của UBND phường Nhật Tân công nhận hòa giải thành sau đó liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường làm hồ sơ tách sổ.
"Sau khi hòa giải thành thì phần đất đó vẫn nằm trong quyền sử dụng của gia đình bà Lan nhưng bà lại nhường phần đất đó làm ngõ đi chung, sau này có giải phóng mặt bằng, đền bù thì vẫn là của bà ấy", ông Trần Quang Anh nói.Trong khi đó, khi PV đặt câu hỏi về việc liệu các hộ dân xung quanh có quyền gì để khiếu kiện, tranh chấp với phần đất của gia đình bà Lan đã được cấp sổ đỏ thì ông Trần Quang Anh cho biết: "Người dân vẫn có quyền được khiếu kiện phần đất đã được cấp sổ đỏ, họ cho rằng phần đất xây tường và mở cổng là hướng vào lối đi chung của họ".
Nói về phương án giải quyết tốt nhất trong trường hợp này, ông Trần Quang Anh cho rằng các bên nên tổ chức hòa giải và xác định rõ được ranh giới sử dụng đất của họ đến đâu, nếu hòa giải không thành thì hai bên có thể khởi kiện ra tòa để giải quyết tiếp. Khi tòa đã ra phán quyết rõ ràng thì UBND quận sẽ cấp phép để không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai cả.
Cũng tại buổi làm việc, khi PV đặt câu hỏi ý kiến của quận như thế nào về việc UBND phường Nhật Tân tiến hành cưỡng chế phần tường rào nhà bà Lan khi không lập đầy đủ hồ sơ vi phạm thì ông Trần Quang Anh cho biết phòng không nắm được và đề nghị PV liên hệ với Thanh tra xây dựng quận và UBND phường Nhật Tân để tìm hiểu rõ hơn.
Có nhiều mâu thuẫn
Liên quan đến sự việc này, trước đó, trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Đặng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Nhật Tân cho biết UBND phường Nhật Tân không có thẩm quyền cấp giấy phép xây tường rào của gia đình bà Trần Thị Thu Lan nên đề nghị liên hệ với UBND quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề về việc UBND quận Tây Hồ cho rằng lý do chưa cấp giấy phép xây tường rào là do có đơn thư khiếu nại của người dân và đã giao cho các đơn vị liên quan trong đó có UBND phường Nhật Tân xem xét, giải quyết thì ông Tiến cũng cho biết phường cũng không đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp."Chúng tôi chỉ có trách nhiệm hòa giải, nhiều lần phường đã mời các bên ra hòa giải nhưng không thống nhất được. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề nghị một trong các bên có đơn ra tòa để tòa án giải quyết'', ông Tiến nói.
Trong khi đó, khi PV đặt vấn đề về việc người dân xung quanh có lý do gì để khiếu nại, tranh chấp với đất đã được cấp sổ đỏ thì vị này cho biết: "Vào năm 2008 khi xảy ra tranh chấp thì phường đã hòa giải, tại Biên bản hòa giải gia đình bà Lan đã tự nguyện cho phần đất đó vào ngõ đi chung, đến sau này thì gia đình bà Lan lại đòi lại''.
Tuy nhiên, khi PV cho rằng, Biên bản đó không có chữ ký của lãnh đạo phường và dấu của UBND phường Nhật Tân thì không có giá trị pháp lý, đồng thời tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND phường Nhật Tân cũng đã xác nhận thì ông Tiến lại đổ lỗi do thiếu sót của cán bộ lúc đó.
''Về nguyên tắc, cái Biên bản đó đúng là tư pháp của phường đã quên không trình Chủ tịch phường ký xác nhận. Chính vì vậy thì phường mới giải quyết bằng quyết định 325 coi như Biên bản đó không có giá trị nữa. Tuy nhiên, không có giá trị không có nghĩa là thỏa thuận giữa bà Lan và các hộ xung quanh không còn giá trị, nội dung vẫn có giá trị'', ông Tiến nói.
Trước câu trả lời mâu thuẫn của ông Tiến, PV đặt câu hỏi cho rằng Biên bản hòa giải đã không có giá trị pháp lý thì tại sao phường không xử lý dứt điểm, trong khi đất của gia đình bà Lan cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ mà sổ đỏ lại đang có giá trị pháp lý cao nhất thì vị này nói: "Người dân cứ khiếu nại cho rằng tại Biên bản thỏa thuận thì gia đình bà Lan đã ký vào đó rồi nên họ không đồng ý. Bây giờ em hướng dẫn cho họ ra tòa giải quyết''.
Trong khi đó, về việc bà Lan khiếu nại UBND phường Nhật Tân cưỡng chế tường rào trái pháp luật, ông Tiến khẳng định là đúng quy định nhưng khi PV đặt vấn đề khi cưỡng chế đã ban hành quyết định cưỡng chế hay chưa thì vị này chưa trả lời được.
"Việc này chúng tôi đã có văn bản trả lời cho gia đình nhà bà Lan rồi, chúng tôi thực hiện là theo quy định của quản lý trật tự đô thị, ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị. Việc chúng tôi thực hiện là thành phố chỉ đạo, duy trì thường xuyên trên toàn phường chứ có phải một mình nhà bà Lan đâu'', ông Tiến nói.
Trước đó, chia sẻ với PV, bà Lan khẳng định: "Gia đình tôi có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và diện tích đất thuộc sổ đỏ của gia đình, các hộ dân trong xung quanh không có quyền tranh chấp hay đơn thư liên quan vì đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp hợp pháp''.
Theo bà Lan, việc xây tường rào trên phần đất gia đình đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp sổ đỏ mà lại bảo có tranh chấp thì khó có thể chấp nhận được, bởi người dân xung quanh không có lý do gì để tranh chấp phần đất đã được cấp sổ của gia đình bà.
"Việc xây tường rào trên diện tích đã được cấp sổ để bảo vệ nhà ở, tài sản của gia đình là hoàn toàn hợp pháp, không có lý do gì UBND quận Tây Hồ không cấp phép xây dựng cho gia đình chúng tôi chỉ vì có đơn thư khiếu kiện không có cơ sở", bà Lan bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, phần đất mà gia đình bà Trần Thị Thu Lan xin phép xây dựng tường rào là đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ. Hiện trạng phần đất này đang nằm trong ngõ đi khá rộng, vì vậy nếu gia đình bà Lan có xây tường rào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lối đi của các hộ dân xung quanh, đó là còn chưa nói đến việc xây tường là hoàn toàn hợp pháp.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.