Thanh Hóa: Vì sao Công ty Công Thanh vẫn “ cố tình” san lấp trái phép diện tích cảng mở rộng đã bị thu hồi?
Tiếng dân - Ngày đăng : 21:18, 19/09/2018
Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử ngày 17/9 đăng bài: “Thanh Hóa: Dự án Nhà máy Phân đạm và mở rộng cảng chuyên dụng Công Thanh chậm tiến độ, chủ đầu tư chây ỳ?”. Phản ánh việc Công ty CP tập đoàn Công Thanh thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy phân đạm Công Thanh và mở rộng cảng chuyên dụng Công Thanh chậm tiến độ đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa chấm dứt chủ trương đầu tư. Cụ thể: Ngày 22/12/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 6185/UBND-ĐMDN chấp thuận cho Công ty CP xi măng Công Thanh (Công ty) đầu tư Nhà máy sản xuất phân đạm tại Khu công nghiệp I xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia.
Tiếp đó, ngày 15/7/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 5277/UBND-THKH chấp thuận chủ trương địa điểm mở rộng cảng chuyên dụng Công Thanh về phía Bắc diện tích khoảng 18 ha, chiều dài tuyến cách mép nước là 400 m. Như vậy, cộng với diện tích của cảng cũ và phần mở rộng, chiều dài hiện tại cảng chuyên dụng là 900 m. Tại điểm 2 của Công văn 5277/UBND-THKH cũng nêu rõ: Công ty phải hoàn thiện lập hồ sơ đầu tư xây dựng, hồ sơ sử dụng đất, trình các cấp chính quyền để được giao đất, cho thuê đất trong thời gian không quá 180 ngày. Nếu quá thời gian trên Công ty không được hoàn trả kinh phí đã chi phí liên quan đến dự ánh đầu tư.
Tuy nhiên, kể từ khi được chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư, Công ty vẫn không tiến hành đầu tư. Mặc dù đã được UBND tỉnh và BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa có Công văn nhắc nhở nhiều lần. Chính vì thế, ngày 28/2/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 1946/UBND-THKH đồng ý: Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nhà máy phân đạm Công Thanh và dự án đầu tư xây dựng phần mở rộng khu bến chuyên dụng cảng Công Thanh về phía Bắc và ngày 13/3/2017. BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa đã có QĐ số 39/QĐ-BQLKKTNS&CKCN về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh và thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư số 26221000108 do Ban cấp ngày 17/10/20011.
Ngay sau khi bị UBND tỉnh chấm dứt hoạt động dự án và BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư. Ngày 19/4/2017, Công ty đã có Công văn số 333/HĐQT-QLDA gửi UBND tỉnh. Công văn 333 nêu: Việc dự án chậm tiến độ là do trong quá trình thực hiện đã xuất hiện Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, địa điểm chỉ cách nhà máy 500 mét. Theo Luật Môi trường và Luật Hóa chất quy định là phải cách 1.500 mét nên nếu xây dựng sẽ ảnh hưởng đến Lọc hóa dầu Nghi Sơn?
Sau đó, Công văn 333 lại nêu: Hiện tại trên địa bàn cả nước có nhiều nhà máy phân đạm nên cung đã vượt quá cầu, gia Urê xuống thấp. Bên cạnh đó các giá điện, giá dầu, giá thiết bị máy móc, nhân công…đều tăng rất cao và Công văn 333 lại tiếp tục lập luận: “Do Nhà máy sản xuất phân đạm thuộc nhóm A, do Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Việc chấm dứt hoạt động hay tiếp tục đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ… Vì vậy khu đất 744.399 m2 mà UBND tỉnh giao cho Công ty tại Mai Lâm theo Quyết định 1749/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 vẫn còn hiệu lực?”. Sau đó Công ty xin làm thủ tục chuyển đổi Dự án sản xuất phân đạm sang sang sản xuất lốp ô tô Radian và cao su băng tải.
Trả lời kiến nghị của Công ty, ngày 2/6/2017, BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa đã có Công văn số 1114/BQLKKTNS&KCN-XTĐT khẳng định: Việc UBND tỉnh chấm dứt hoạt động đầu tư Nhà máy phân đạm Công Thanh và BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa có Quyết định thu hồi Giấy phép là theo đúng quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Việc Công ty đề xuất đầu tư Dự án sản xuất phân đạm sang sang sản xuất lốp ô tô Radian và cao su băng tải tại địa điểm đăng ký Nhà máy phân đạm trước đây. Thì hiện nay Công ty đang thực hiện 8 dự án tại KKT Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư lên đến 48.057 tỷ đồng, Trong đó, duy nhất chỉ có Dự án Nhà máy xi măng được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động. Còn lại 7 dự án: Nhà máy phân đạm, Nhà máy nhiệt điện, Cảng chuyên dụng, Tuyến băng tải từ Nhà máy xi măng ra cảng Công Thanh… không được thực hiện theo đúng tiến độ quy định, gây lãng phí đất đai trong KKT và gây bức xúc đôií với Chính quyền và người dân địa phương, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến triển khai đầu tư các dự án khác… Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ban hành Văn bản tham gia ý kiến với Bộ Công thương không đồng ý đưa Dự án sản xuất lốp ô tô Radian và cao su băng tải vào quy hoạch ngành hóa chất và phát triển ngành cao su Việt Nam.
Đến ngày 27/3/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 3121/UBND-THKH. Công văn nêu rõ: Đối với dự án Nhà máy phân đạm Công Thanh: Đề nghị Công ty thực hiện theo QĐ số 39/QĐ-BQLKKTNS&CKCN về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phân đạm Công Thanh và thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư số 26221000108 do Ban cấp ngày 17/10/2011.
Như vậy, việc Công ty CP Tập đoàn Công Thanh vẫn “cố tình” san lấp mặt bằng diện tích Nhà máy phân đạm và Cảng chuyên dụng Công Thanh phần mở rộng 400 mét về phía Bắc là hoàn toàn vi phạm pháp luật
Ngày 20/6/2018, UBND huyện Tĩnh Gia đã phối hợp với BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa kiểm tra hiện trạng dự án Cảng chuyên dụng và phần mở rộng đã bị chấm dứt hoạt động tại Văn bản số 1946/UBND-THKH của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Công ty đã san lấp mặt bằng và đổ bê tông xi măng với diện tích 67.500 m2 (chiều dài 450 m, chiều rộng 150 m)
Đến ngày 21/8/2018, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã có Quyết định số 5520?QĐ-XPVPHC đối với Công CP Tập đoàn Công Thanh vì có hành vi vi phạm hành chính xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng với số tiền 40 triệu đồng. Ngày 23/8/2018, Quyết định số 5556/QĐ-XPVPHC đã thực hiện hành vi vi phạm: Lấn, chiếm đất. Tổng số tiền Công ty bị phạt là 48 tiệu đồng
Theo ông Lê Văn Sơn, Đội phó Đội quy tắc huyện Tĩnh Gia cho biết: Công CP Tập đoàn Công Thanh không những san lấp mặt bằng trái phép diện tích cảng mở rộng, xây dựng công trình không có giấy phép mà phần cảng chuyên dụng (phần phía Nam cảng mở rộng 500 m) Công ty vẫn chưa là đầy đủ thủ tục. Huyện đang làm Báo cáo UBND tỉnh
Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử sẽ tiếp tục thông tin vấn đề này.