Lập Thạch - Vĩnh Phúc: Phá đồi làm dự án “vườn – ao – chuồng”
Tiếng dân - Ngày đăng : 18:19, 30/08/2018
(TN&MT) - Núp dưới vỏ bọc các mỏ khai thác đất dưới tên gọi dự án chăn nuôi, thủy sản. Từng đoàn xe tải hạng nặng chở đất tấp nập nối đuôi nhau cày nát những...
(TN&MT) - Núp dưới bỏ bọc với tên gọi dự án chăn nuôi, thủy sản. Từng đoàn xe tải hạng nặng chở đất tấp nập nối đuôi nhau cày nát những con đường bê tông dân sinh. Tình trạng kéo dài không chấm dứt.
Từ lâu, trên địa bàn huyện Lập Thạch xuất hiện những đoàn xe tải vương vãi đất cát dọc một số tuyến đường. Theo tìm hiểu của PV, đây là đoàn xe vận chuyển đất từ các mỏ đất ở huyện Lập Thạch và mang đi bán. Trong đó, 2 mỏ khai thác lớn nhất nằm ở khu 15 xã Tử Du và Núi Hiệu xã Liễn Sơn.
Đường vào những mỏ đất này đi qua các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xã. Tuy nhiên, các tuyến đường đang bị những đoàn xe này ngày đêm cày phá. Ngày nắng đường toàn đất cát bụi bặm, mưa xuống thì đường toàn bùn ướt lầy lội. Nhiều đoạn đường bê tông đã bị vỡ. Một số người dân tỏ ra không đồng tình nhưng cũng không biết kêu ai. Tình trạng diễn ra rất lâu mà không thể xử lý.
Thời điểm chúng tôi có mặt, các mỏ đất đang hoạt động rất rầm rộ. Tại mỏ đất ở xã Tử Du, hơn chục chiếc xe tải hạng nặng ra vào quần thảo liên tục để lấy đất mang đi. Trong khi đó ở khu Núi Hiệu, phần bề mặt trước có vẻ yên bình tĩnh lặng, nhưng cả 1 khu đồi rộng lớn phía sau đã bị đào khoét sâu hoắm.
Cũng theo tìm hiểu, những quả đồi ở khu vực này nhiều đất cao lanh có giá trị. Cách đây vài năm, ở đây thường diễn ra tình trạng khai thác cao lanh trái phép. Tuy nhiên bây giờ, hiện tượng này có vẻ chấm dửa mà thay vào đó là các doanh nghiệp "làm đúng luật" bằng cách đăng ký giấy phép làm các dự án “vườn – ao – chuồng”. Theo đó, họ xin được phép hạ cốt nền các quả đồi và khai thác đất.
Đứng dọc đường liên xã, huyện, không khó để bám theo những chuyến xe tải của những doanh nghiệp có tiếng ở Vĩnh Phúc như Huệ Anh, Bảo Quân, Tân Thành, Lâm Hùng,... đi từ các mỏ chở đất đi phân phối cho một số công trình ở các địa phương khác. Theo dấu một số xe, chúng tôi thấy có xe về Thổ Tang (Vĩnh Tường) để đổ đất san lấp. Nhưng có xe lại đi về hướng Bình Xuyên và TP. Vĩnh Yên.
Mỏ đất ở khu 15 (xã Tử Du) là của Công ty TNHH Thượng mại Xây dựng và Đầu tư Khánh Toàn, còn mỏ ở Núi Hiệu (Liễn Sơn) là của công ty Tiến Liên. Trả lời PV, đại diện của công ty Tiến Liên cho biết, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý. Doanh nghiệp thực hiện dự án vườn ao chuồng. Việc hạ cốt nền đem đất đi bán cũng là để phục vụ dự án. Tuy nhiên, người đại diện thừa nhận trong quá trình hạ cốt nền, có thể có chỗ chưa đúng theo giấy phép.
Trong khi đó, khu khai thác của công ty Khánh Toàn theo giấy phép là khai thác đất san lấp làm vật liệu thông thường bằng phương pháp lộ thiên trong dự án đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt theo hướng công nghiệp và trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi thủy sản.
Tuy nhiên theo quan sát tại hiện trường, không thấy có dự án nào được thực hiện mà chỉ thấy máy xúc máy ủi và đoàn xe tải hối hả ra vào. Quả đồi to lớn bị đào bới tan hoang. Đường bê tông nông thôn do nhà nước và người dân cùng làm đã bị các doanh nghiệp tư nhân chiếm làm lối vận chuyển đất. Đường bê tông đã trở thành đường đất bẩn thỉu.
Trao đổi với PV báo Tài nguyên & Môi trường, ông Hà Văn Quyết (Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch) xác nhận những điều phóng viên phản ánh là có thật. Việc doanh nghiệp khai thác đất, cao lanh trên địa bàn huyện từ lâu là nỗi bức xúc của người dân địa phương.
Huyện vẫn thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng, phối hợp với sở ban ngành kiểm tra giám sát. Nhưng theo ông Quyết, rất khó xử lý triệt để. Đặc biệt là việc kiểm tra hiện trạng khai thác ở trong các mỏ, mỗi khi muốn kiểm tra xử lý là phải thành lập đoàn liên ngành, cơ quan chuyên môn để xác định sai phạm.
Trong khi đó, những đoàn xe chở đất quá tải cày phá đường, "chúng tôi cũng xót lắm", ông Quyết nói. Đường của nhà nước và dân bỏ tiền ra làm để xây dựng nông thôn mới, nhưng nay chủ yếu chỉ phục vụ doanh nghiệp chở đất. Theo ông Phó chủ tịch, huyện đã nhiều lần có ý kiến, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành đúng quy định, trả lại hiện trạng đường sá nhưng không có hiệu quả.
Lãnh đạo huyện cho hay, có lần chính ông còn xuống trực tiếp yêu cầu dừng đoàn xe lại và doanh nghiệp phải rửa đường cho dân. Nhưng đường chỉ sạch được một thời gian ngắn rồi lại như cũ.
Theo biên bản kiểm tra của Sở TN&MT Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Lập Thạch, tuy không phát hiện công ty Khánh Toàn hạ cốt nền thấp hơn giấy phép nhưng việc san gạt các hạng mục công trình chưa đồng bộ tạo nên chênh lệch địa hình lớn gây nguy cơ mất an toàn. Những vị trí đào sâu nguy hiểm chưa có biển cảnh báo.
Đoàn kiểm tra cũng xác định việc doanh nghiệp khai thác vận chuyển đã gây nên tác động tiêu cực cho môi trường và giao thông: đường sá hỏng, bui bặm ô nhiễm. Cơ quan chính quyền yêu cầu doanh nghiệp hạ cốt giật cấp theo đúng phương án phê duyệt, dùng xe tải trọng nhỏ để vận chuyển, đảm bảo chất lượng đường sá, chấm dứt việc gây bụi bặm đất cát ô nhiễm môi trường.
Trong khi cơ quan chức năng và chính quyền Lập Thạch chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để thì những con đường ở đây vẫn đang oằn mình chịu trận. Người dân đành cặm cụi đi trên những con đường "nền bê tông, mặt đất".
Từ lâu, trên địa bàn huyện Lập Thạch xuất hiện những đoàn xe tải vương vãi đất cát dọc một số tuyến đường. Theo tìm hiểu của PV, đây là đoàn xe vận chuyển đất từ các mỏ đất ở huyện Lập Thạch và mang đi bán. Trong đó, 2 mỏ khai thác lớn nhất nằm ở khu 15 xã Tử Du và Núi Hiệu xã Liễn Sơn.
Đường vào những mỏ đất này đi qua các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xã. Tuy nhiên, các tuyến đường đang bị những đoàn xe này ngày đêm cày phá. Ngày nắng đường toàn đất cát bụi bặm, mưa xuống thì đường toàn bùn ướt lầy lội. Nhiều đoạn đường bê tông đã bị vỡ. Một số người dân tỏ ra không đồng tình nhưng cũng không biết kêu ai. Tình trạng diễn ra rất lâu mà không thể xử lý.
Thời điểm chúng tôi có mặt, các mỏ đất đang hoạt động rất rầm rộ. Tại mỏ đất ở xã Tử Du, hơn chục chiếc xe tải hạng nặng ra vào quần thảo liên tục để lấy đất mang đi. Trong khi đó ở khu Núi Hiệu, phần bề mặt trước có vẻ yên bình tĩnh lặng, nhưng cả 1 khu đồi rộng lớn phía sau đã bị đào khoét sâu hoắm.
Cũng theo tìm hiểu, những quả đồi ở khu vực này nhiều đất cao lanh có giá trị. Cách đây vài năm, ở đây thường diễn ra tình trạng khai thác cao lanh trái phép. Tuy nhiên bây giờ, hiện tượng này có vẻ chấm dửa mà thay vào đó là các doanh nghiệp "làm đúng luật" bằng cách đăng ký giấy phép làm các dự án “vườn – ao – chuồng”. Theo đó, họ xin được phép hạ cốt nền các quả đồi và khai thác đất.
Đứng dọc đường liên xã, huyện, không khó để bám theo những chuyến xe tải của những doanh nghiệp có tiếng ở Vĩnh Phúc như Huệ Anh, Bảo Quân, Tân Thành, Lâm Hùng,... đi từ các mỏ chở đất đi phân phối cho một số công trình ở các địa phương khác. Theo dấu một số xe, chúng tôi thấy có xe về Thổ Tang (Vĩnh Tường) để đổ đất san lấp. Nhưng có xe lại đi về hướng Bình Xuyên và TP. Vĩnh Yên.
Mỏ đất ở khu 15 (xã Tử Du) là của Công ty TNHH Thượng mại Xây dựng và Đầu tư Khánh Toàn, còn mỏ ở Núi Hiệu (Liễn Sơn) là của công ty Tiến Liên. Trả lời PV, đại diện của công ty Tiến Liên cho biết, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý. Doanh nghiệp thực hiện dự án vườn ao chuồng. Việc hạ cốt nền đem đất đi bán cũng là để phục vụ dự án. Tuy nhiên, người đại diện thừa nhận trong quá trình hạ cốt nền, có thể có chỗ chưa đúng theo giấy phép.
Trong khi đó, khu khai thác của công ty Khánh Toàn theo giấy phép là khai thác đất san lấp làm vật liệu thông thường bằng phương pháp lộ thiên trong dự án đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt theo hướng công nghiệp và trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi thủy sản.
Tuy nhiên theo quan sát tại hiện trường, không thấy có dự án nào được thực hiện mà chỉ thấy máy xúc máy ủi và đoàn xe tải hối hả ra vào. Quả đồi to lớn bị đào bới tan hoang. Đường bê tông nông thôn do nhà nước và người dân cùng làm đã bị các doanh nghiệp tư nhân chiếm làm lối vận chuyển đất. Đường bê tông đã trở thành đường đất bẩn thỉu.
Trao đổi với PV báo Tài nguyên & Môi trường, ông Hà Văn Quyết (Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch) xác nhận những điều phóng viên phản ánh là có thật. Việc doanh nghiệp khai thác đất, cao lanh trên địa bàn huyện từ lâu là nỗi bức xúc của người dân địa phương.
Huyện vẫn thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng, phối hợp với sở ban ngành kiểm tra giám sát. Nhưng theo ông Quyết, rất khó xử lý triệt để. Đặc biệt là việc kiểm tra hiện trạng khai thác ở trong các mỏ, mỗi khi muốn kiểm tra xử lý là phải thành lập đoàn liên ngành, cơ quan chuyên môn để xác định sai phạm.
Trong khi đó, những đoàn xe chở đất quá tải cày phá đường, "chúng tôi cũng xót lắm", ông Quyết nói. Đường của nhà nước và dân bỏ tiền ra làm để xây dựng nông thôn mới, nhưng nay chủ yếu chỉ phục vụ doanh nghiệp chở đất. Theo ông Phó chủ tịch, huyện đã nhiều lần có ý kiến, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành đúng quy định, trả lại hiện trạng đường sá nhưng không có hiệu quả.
Lãnh đạo huyện cho hay, có lần chính ông còn xuống trực tiếp yêu cầu dừng đoàn xe lại và doanh nghiệp phải rửa đường cho dân. Nhưng đường chỉ sạch được một thời gian ngắn rồi lại như cũ.
Theo biên bản kiểm tra của Sở TN&MT Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Lập Thạch, tuy không phát hiện công ty Khánh Toàn hạ cốt nền thấp hơn giấy phép nhưng việc san gạt các hạng mục công trình chưa đồng bộ tạo nên chênh lệch địa hình lớn gây nguy cơ mất an toàn. Những vị trí đào sâu nguy hiểm chưa có biển cảnh báo.
Đoàn kiểm tra cũng xác định việc doanh nghiệp khai thác vận chuyển đã gây nên tác động tiêu cực cho môi trường và giao thông: đường sá hỏng, bui bặm ô nhiễm. Cơ quan chính quyền yêu cầu doanh nghiệp hạ cốt giật cấp theo đúng phương án phê duyệt, dùng xe tải trọng nhỏ để vận chuyển, đảm bảo chất lượng đường sá, chấm dứt việc gây bụi bặm đất cát ô nhiễm môi trường.
Trong khi cơ quan chức năng và chính quyền Lập Thạch chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để thì những con đường ở đây vẫn đang oằn mình chịu trận. Người dân đành cặm cụi đi trên những con đường "nền bê tông, mặt đất".