Hà Nội: Hơn 400 hộ dân huyện Thường Tín ngóng chờ giải quyết đền bù Dự án nhà máy bia
Tiếng dân - Ngày đăng : 14:31, 31/08/2018
(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của hơn 400 hộ dân xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội phản ánh tình trạng đã hơn 2 năm nay...
(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của hơn 400 hộ dân xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội phản ánh tình trạng đã hơn 2 năm nay vẫn đang ngóng đợi để nhận được phương án đền bù đất nông nghiệp đã được thu hồi thực hiện Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bia.
Theo đó, ngày 10/1/1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 19 QĐ/UB về việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty lương thực Hà Tây thuê đất để liên doanh với nước ngoài xây dựng nhà máy bia tại tỉnh Hà Tây và chính sách đối với nông dân.
Trong nội dung của Quyết định có một điều khoản quan trọng như sau: “Thời gian được hưởng là 20 năm bằng thời gian giao đất cho hộ nông dân theo luật đất đai và được hưởng từ vụ mùa năm 1996. Sau 20 năm sẽ căn cứ vào pháp luật và tình hình thực tế vào thời điểm đó để giải quyết”.
Cũng căn cứ theo Quyết định số 19 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thời hạn tháng 8/2016 là hết thời gian thuê đất. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hàng trăm hộ dân các thôn Dương Tảo, Nỏ Bạn và nhiều thôn khác thuộc địa bàn xã Vân Tảo, huyện Thường Tín không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào đối với phần diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi.
Bà Phạm Thị Nhàn – Thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín bức xúc cho biết: “Đất của gia đình tôi vốn là đất nông nghiệp cho nhà máy bia thuê với thời hạn là 20 năm, đến tháng 8/2016 là hết thời hạn thuê đất. Trong thời gian thuê đất thì nhà máy vẫn định kỳ trả thóc cho chúng tôi theo từng mùa vụ để gia đình có cái ăn. Thế nhưng, từ khi hết hạn thuê đất đến nay đã hơn 2 năm trôi qua, nhưng tôi, cũng như nhiều hộ dân dân khác trong xã Vân Tảo chưa nhận được một cân thóc nào, cũng không biết chủ trương tiếp theo đây là có thuê tiếp hay không ?.
“Bên cạnh đó, trong suốt thời gian từ khi hết hạn thuê đất đến nay đã gần 25 tháng nay, phía đại diện nhà máy bia không có động thái gì về vấn đề trên. Bức xúc hơn là trong khi đất sản xuất thì không có, cả gia đình chỉ trông chờ vào số thóc mà nhà máy trả, giờ đây không được hưởng sự hỗ trợ thực tế là không biết lấy gì mà sinh sống. Để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, nhiều tháng nay hàng trăm hộ dân xã Vân Tảo đã gửi đơn thư kiến nghị đi khắp nơi mong ngóng các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng cho người dân” - Bà Phạm Thị Nhàn nói.
Trước những bức xúc kéo dài của người dân phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND xã Vân Tảo cho biết: Vấn đề chi trả thuê đất nông nghiệp 20 năm cho bà con nhân dân các thôn thuộc xã Vân Tảo là đúng, thậm chí có nhiều thời điểm người dân đã tụ tập kéo nhau ra cổng nhà máy bia Heineken, trụ sở UBND xã Vân Tảo đề đòi hỏi quyền lợi.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hưng vào năm 1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định thu hồi đất của người dân và để đảm bảo ổn định đời sống và người dân có thời gian có chuyển nghề thì tỉnh Hà Tây (cũ) đã quyết định hỗ trợ cho nhân dân bằng kết quả thu được của sản xuất trên mảnh đất đã góp vào liên doanh nhà máy bia với số lượng thóc là 372 tấn thóc/ năm.
Hiện UBND huyện Thường Tín phối hợp với một số Sở ngành thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng xong phương án đền bù để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, việc đền bù sẽ thực hiện 1 lần tính mốc từ năm 1996 đến 2046, con số cụ thể nếu tính ra tiền thì khoảng hơn 800.000 đồng/ m2, khoảng 295 triệu đồng/ sào.
Trong phương án đền bù này sẽ trừ đi khoản hỗ trợ 20 năm (từ 1996 – 2016), tức hỗ trợ 372 tấn thóc/ năm. Tuy nhiên, người dân mong muốn là nhà nước sẽ xóa đi phần hỗ trợ 20 năm trước đó. Do vậy, các cơ quan chức năng liên quan cùng với UBND thành phố Hà Nội đang xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với việc chi trả tiền đền bù cho người dân nằm trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho Dự án nhà máy bia trên địa bàn xã Vân Tảo, huyện Thường Tín.
Đến thời điểm này, 445 hộ dân thuộc các thôn Nỏ Bạn, Dương Tảo xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội vẫn chưa nhận được phương án đền bù. Trong khi đó, người dân nơi đây lại đang mất đất nông nghiệp để sản xuất, nên hơn lúc nào nhân dân địa phương đang từng ngày, từng giờ mong ngóng các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết dứt điểm và có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân.
Theo đó, ngày 10/1/1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 19 QĐ/UB về việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty lương thực Hà Tây thuê đất để liên doanh với nước ngoài xây dựng nhà máy bia tại tỉnh Hà Tây và chính sách đối với nông dân.
Trong nội dung của Quyết định có một điều khoản quan trọng như sau: “Thời gian được hưởng là 20 năm bằng thời gian giao đất cho hộ nông dân theo luật đất đai và được hưởng từ vụ mùa năm 1996. Sau 20 năm sẽ căn cứ vào pháp luật và tình hình thực tế vào thời điểm đó để giải quyết”.
Cũng căn cứ theo Quyết định số 19 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thời hạn tháng 8/2016 là hết thời gian thuê đất. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hàng trăm hộ dân các thôn Dương Tảo, Nỏ Bạn và nhiều thôn khác thuộc địa bàn xã Vân Tảo, huyện Thường Tín không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào đối với phần diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi.
Bà Phạm Thị Nhàn – Thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín bức xúc cho biết: “Đất của gia đình tôi vốn là đất nông nghiệp cho nhà máy bia thuê với thời hạn là 20 năm, đến tháng 8/2016 là hết thời hạn thuê đất. Trong thời gian thuê đất thì nhà máy vẫn định kỳ trả thóc cho chúng tôi theo từng mùa vụ để gia đình có cái ăn. Thế nhưng, từ khi hết hạn thuê đất đến nay đã hơn 2 năm trôi qua, nhưng tôi, cũng như nhiều hộ dân dân khác trong xã Vân Tảo chưa nhận được một cân thóc nào, cũng không biết chủ trương tiếp theo đây là có thuê tiếp hay không ?.
“Bên cạnh đó, trong suốt thời gian từ khi hết hạn thuê đất đến nay đã gần 25 tháng nay, phía đại diện nhà máy bia không có động thái gì về vấn đề trên. Bức xúc hơn là trong khi đất sản xuất thì không có, cả gia đình chỉ trông chờ vào số thóc mà nhà máy trả, giờ đây không được hưởng sự hỗ trợ thực tế là không biết lấy gì mà sinh sống. Để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, nhiều tháng nay hàng trăm hộ dân xã Vân Tảo đã gửi đơn thư kiến nghị đi khắp nơi mong ngóng các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng cho người dân” - Bà Phạm Thị Nhàn nói.
Trước những bức xúc kéo dài của người dân phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND xã Vân Tảo cho biết: Vấn đề chi trả thuê đất nông nghiệp 20 năm cho bà con nhân dân các thôn thuộc xã Vân Tảo là đúng, thậm chí có nhiều thời điểm người dân đã tụ tập kéo nhau ra cổng nhà máy bia Heineken, trụ sở UBND xã Vân Tảo đề đòi hỏi quyền lợi.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hưng vào năm 1997, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định thu hồi đất của người dân và để đảm bảo ổn định đời sống và người dân có thời gian có chuyển nghề thì tỉnh Hà Tây (cũ) đã quyết định hỗ trợ cho nhân dân bằng kết quả thu được của sản xuất trên mảnh đất đã góp vào liên doanh nhà máy bia với số lượng thóc là 372 tấn thóc/ năm.
Hiện UBND huyện Thường Tín phối hợp với một số Sở ngành thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng xong phương án đền bù để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, việc đền bù sẽ thực hiện 1 lần tính mốc từ năm 1996 đến 2046, con số cụ thể nếu tính ra tiền thì khoảng hơn 800.000 đồng/ m2, khoảng 295 triệu đồng/ sào.
Trong phương án đền bù này sẽ trừ đi khoản hỗ trợ 20 năm (từ 1996 – 2016), tức hỗ trợ 372 tấn thóc/ năm. Tuy nhiên, người dân mong muốn là nhà nước sẽ xóa đi phần hỗ trợ 20 năm trước đó. Do vậy, các cơ quan chức năng liên quan cùng với UBND thành phố Hà Nội đang xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với việc chi trả tiền đền bù cho người dân nằm trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho Dự án nhà máy bia trên địa bàn xã Vân Tảo, huyện Thường Tín.
Đến thời điểm này, 445 hộ dân thuộc các thôn Nỏ Bạn, Dương Tảo xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội vẫn chưa nhận được phương án đền bù. Trong khi đó, người dân nơi đây lại đang mất đất nông nghiệp để sản xuất, nên hơn lúc nào nhân dân địa phương đang từng ngày, từng giờ mong ngóng các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết dứt điểm và có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân.