Hà Nội: Cần sớm xử lý dứt điểm vụ tranh chấp đất đai tại xã Bát Tràng
Tiếng dân - Ngày đăng : 09:35, 24/08/2018
(TN&MT) - Các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền tại Hà Nội cần sớm xử lý dứt điểm, khách quan và minh bạch vụ việc tranh chấp đất đai tại thôn 3 Bát Tràng,...
(TN&MT) - Các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền tại Hà Nội cần sớm xử lý dứt điểm, khách quan và minh bạch vụ việc tranh chấp đất đai tại thôn 3 Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) giữa bà Phạm Bích Thảo và ông Phạm Vĩnh Phúc...
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về sự việc tranh chấp đất đai giữa ông Phạm Vĩnh Phúc (trú ở Tây Sơn, Đống Đa, TP. Hà Nội) và bà Phạm Bích Thảo (thường trú ở Láng Hạ, Đống Đa, TP. Hà Nội). Điều đáng nói, đến nay, mọi chuyện gần như đã rõ ''mười mươi" nhưng các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.
Trước đó, tại đơn gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, bà Phạm Bích Thảo cho biết bà là con của cụ Phạm Văn Hổ ( SN 1912, đã mất) và kế mẫu là bà Phạm Thị Trà (SN 1914, đã mất). Ngoài bà Thảo, cụ Hổ cũng còn có 09 người con khác gồm: Chấn, Liên, Cường, Thịnh, Vinh, Hiển, Hậu, Định, Hùng. Trước khi mất, cụ Hổ và kế mẫu Phạm Thị Trà đã để lại toàn bộ tài sản gồm nhà, đất tại thửa 134 từ bản đồ số 14, xóm 3, thôn Bát Tràng và chia thành 2 thửa gồm 134 (1) và 134 (2).
Cụ thể, thửa 134 (1), tờ bản đồ số 14 có diện tích 133 m2 tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, TP. Hà Nội là đất ở nông thôn, sử dụng lâu dài và đã được UBND huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số AD 856102; cấp ngày 02/12/2005 mang tên Phạm Văn Hổ và Phạm Thị Trà (thửa đất này gia đình cụ Hổ được UBND xã Bát Tràng cấp bán, có thu tiền năm 1992).Còn thửa 134(2), tờ bản đồ số 14 có diện tích 176 m2 (trước là 180 m2) cũng tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, TP. Hà Nội. Theo bản đồ năm 1986, 1993-1994 và sổ mục đính kèm đều mang tên Phạm Văn Hổ và Phạm Thị Trà (đây là thửa đất được Nhà nước đền bù cho gia đình khi đào sông Bắc Hưng Hải năm 1958).
Tuy nhiên, vào năm 2016, các ông Phạm Vĩnh Phúc, Phạm Hà Bắc, Phạm Vĩnh Hưng là các em con chú, con cô ruột đã có đơn đề nghị tranh chấp các thửa đất trên với UBND xã Bát Tràng với lý do các thửa đất là của ông bà nội để lại (cụ Phạm Thanh Vân và vợ là cụ Trần Thị Sâm - người đẻ ra con trưởng là ông Hổ và con thứ là bố mẹ của các ông Phúc, Bắc, Hưng) nên cũng có quyền thừa kế.
Điều đáng nói, dù không có tư cách để đóng thuế các thửa đất nhưng ông Phạm Vĩnh Phúc vẫn đi đóng thuế sử đất phi nông nghiệp với Chi cục thuế huyện Gia Lâm, ông Phúc cũng có cam kết với UBND xã Bát Tràng là nếu đóng sai thì ông chấp nhận mất số tiền đã nộp. Hơn nữa, tại văn bản Thông báo nộp thuế lần 01 năm 2017 của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm gửi cho ông Phúc và biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012 đến năm 2017 có nhiều tình tiết kỳ lạ, mâu thuẫn khó lý giải.
Điểm kỳ lạ thứ nhất là ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế trước khi có thông báo của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. Cụ thể, văn bản Thông báo nộp thuế lần 1 số 12550/TB của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm được ký ngày 19/09/2017 nhưng tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012 đến năm 2017 của UBND xã Bát Tràng lại thu ngày 17/08/2017. Như vậy, có thể hiểu ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế trước khi có thông báo của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm khoảng một tháng hai ngày.
Điểm kỳ lạ thứ hai là thời gian nộp thuế của ông Phạm Vĩnh Phúc có sự mâu thuẫn rất khó hiểu. Cụ thể, tại văn bản thông báo nộp thuế lần 1 số 12550/TB của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm có nêu rõ, tính đến ngày 31/07/2017, ông Phúc đã hoàn thành việc nộp thuế sử dụng đất với số tiền 594.000 đồng. Tuy nhiên, tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số: 0033239 và 0033240 của UBND xã Bát Tràng lại ký ngày 17/08/2017, tức ngày ông Phúc nộp thuế.
Cũng tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số: 0033239 và 0033240 ngày 17/8/2017 của UBND xã Bát Tràng cho thấy, ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế một lúc 06 năm từ các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và năm 2017 với tổng số tiền là 594.000 đồng, trong đó riêng năm 2017 là 135.000 đồng, các năm còn lại là 91.800 đồng/năm.
Ngay sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh về sự việc này, UBND xã Bát Tràng đã mời ông Phúc làm việc để thu hồi lại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thửa đất đang xảy ra tranh chấp tại thôn 3 Bát Tràng, xã Bát Tràng của ông Phúc. Bên cạnh đó, UBND xã Bát Tràng cũng đã có công văn gửi Chi cục thuế huyện Gia Lâm xóa sổ bộ liên quan đến việc nộp thuế của ông Phúc.Như vậy, ông Phúc đã không đủ tư cách pháp lý để tranh chấp đất với bà Phạm Bích Thảo tại thửa đất số 134 (1). Hơn nữa, trong cuộc làm việc với PV ngày 18/12/2017, ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cũng đã xác nhận nguồn gốc thửa đất số 134 (1) có diện tích 134 m2 tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng được địa phương thanh lý, có Giấy chứng nhận cho gia đình ông Phạm Văn Hổ (bố đẻ bà Thảo). Thửa đất sau đó đã được nhượng lại cho bà Phạm Bích Thảo và bà Thảo có quyền sử dụng.
''Trong khi đó, thửa 134 (2), diện tích 176 m2 là từ thời cụ Phạm Thanh Vận (bố đẻ ông Hổ), các con ông Vận gồm: ông Phạm Văn Hổ, ông Phạm Bá Linh, Phạm Văn Mãi, Phạm Thị Thúy Hoa đã thống nhất giao cho 4 anh em trưởng nam là Phạm Văn Chấn (con ông Hổ), Phạm Hà Bắc (con ông Linh), Phạm Vĩnh Phúc (con ông Mãi), Phạm Văn Ánh (con bà Hoa) đứng tên để xây dựng nhà thờ, không cho ai có quyền bán", ông May nói. Hiện tại, thửa đất này cũng đã được kẻ vạch chia cho 04 người.
Những tưởng sự việc đã rõ đúng sai nhưng ông Phạm Vĩnh Phúc vẫn gửi đơn khởi kiện lên TAND TP. Hà Nội và sau đó TAND TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm số 97/2017/TLST-DS ngày 01/11/2017 về việc ''Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" của ông Phạm Vĩnh Phúc.
Điều đáng nói, cơ quan tòa án lại không xử lý dứt điểm vụ án và UBND huyện Gia Lâm cũng không có kết luận chính thức làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Phạm Bích Thảo. Cụ thể, sau khi thụ lý vụ án thì ngày 01/03/2018, TAND TP. Hà Nội lại ban hành quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử với lý do: "Xét thấy vụ án có tính chất phức tạp, cần gia hạn thời gian và chuẩn bị xét xử để tiếp tục tiến hành thu thập chứng cứ, giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật". Thời hạn được gia hạn đến 01/05/2018.
Tuy nhiên, đến ngày 27/04/2018, TAND TP. Hà Nội lại ban hành Văn bản số 299/QĐST-DS quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: "Cần đợi thu thập chứng cứ tại Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội". Vụ việc được tiếp tục giải quyết khi TAND TP. Hà Nội nhận được kết quả trả lời từ Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Trao đổi với PV, bà Phạm Bích Thảo bức xúc: "Sự việc của tôi đã rõ mười mươi, ai đúng ai sai. Ngay cả xã Bát Tràng cũng đã thừa nhận đất của tôi, ông Phúc không có tư cách nộp thuế thửa đất nhưng vẫn nộp và cuối cùng đã bị thu lại biên lai thì ông ấy có quyền gì để đòi hỏi và kiện cáo nữa. Hơn nữa, sau khi báo chí phản ánh, huyện Gia Lâm đã cho kiểm tra nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được kết luận chính thức. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết một cách khách quan, đồng thời sớm có kết luận chính thức để tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi".
Liên quan đến việc này, ngày 23/08/2018, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng. Theo đó, ông May xác nhận lại sự việc và cho biết: "Tất cả các hồ sơ đã chuyển lên tòa và tòa sẽ giải quyết. Chúng tôi cũng chưa nhận được kết luận kiểm tra sự việc của UBND huyện Gia Lâm, hơn nữa vụ việc cũng chuyển lên tòa án thành phố rồi thì huyện cũng không trả lời được".
Trong khi đó, ông Nguyễn Đỗ Cảnh - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm cũng cho biết hiện TAND TP. Hà Nội đang thụ lý giải quyết nên mọi hồ sơ cũng đã chuyển lên cơ quan tòa án. "Khi nào tòa có kết quả thì anh sẽ thông báo lại", ông Cảnh nói.
Thiết nghĩ, để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân, các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền TP. Hà Nội cần sớm có giải pháp xử lý dứt điểm, khách quan.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về sự việc tranh chấp đất đai giữa ông Phạm Vĩnh Phúc (trú ở Tây Sơn, Đống Đa, TP. Hà Nội) và bà Phạm Bích Thảo (thường trú ở Láng Hạ, Đống Đa, TP. Hà Nội). Điều đáng nói, đến nay, mọi chuyện gần như đã rõ ''mười mươi" nhưng các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.
Trước đó, tại đơn gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, bà Phạm Bích Thảo cho biết bà là con của cụ Phạm Văn Hổ ( SN 1912, đã mất) và kế mẫu là bà Phạm Thị Trà (SN 1914, đã mất). Ngoài bà Thảo, cụ Hổ cũng còn có 09 người con khác gồm: Chấn, Liên, Cường, Thịnh, Vinh, Hiển, Hậu, Định, Hùng. Trước khi mất, cụ Hổ và kế mẫu Phạm Thị Trà đã để lại toàn bộ tài sản gồm nhà, đất tại thửa 134 từ bản đồ số 14, xóm 3, thôn Bát Tràng và chia thành 2 thửa gồm 134 (1) và 134 (2).
Cụ thể, thửa 134 (1), tờ bản đồ số 14 có diện tích 133 m2 tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, TP. Hà Nội là đất ở nông thôn, sử dụng lâu dài và đã được UBND huyện Gia Lâm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số AD 856102; cấp ngày 02/12/2005 mang tên Phạm Văn Hổ và Phạm Thị Trà (thửa đất này gia đình cụ Hổ được UBND xã Bát Tràng cấp bán, có thu tiền năm 1992).Còn thửa 134(2), tờ bản đồ số 14 có diện tích 176 m2 (trước là 180 m2) cũng tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, TP. Hà Nội. Theo bản đồ năm 1986, 1993-1994 và sổ mục đính kèm đều mang tên Phạm Văn Hổ và Phạm Thị Trà (đây là thửa đất được Nhà nước đền bù cho gia đình khi đào sông Bắc Hưng Hải năm 1958).
Tuy nhiên, vào năm 2016, các ông Phạm Vĩnh Phúc, Phạm Hà Bắc, Phạm Vĩnh Hưng là các em con chú, con cô ruột đã có đơn đề nghị tranh chấp các thửa đất trên với UBND xã Bát Tràng với lý do các thửa đất là của ông bà nội để lại (cụ Phạm Thanh Vân và vợ là cụ Trần Thị Sâm - người đẻ ra con trưởng là ông Hổ và con thứ là bố mẹ của các ông Phúc, Bắc, Hưng) nên cũng có quyền thừa kế.
Điều đáng nói, dù không có tư cách để đóng thuế các thửa đất nhưng ông Phạm Vĩnh Phúc vẫn đi đóng thuế sử đất phi nông nghiệp với Chi cục thuế huyện Gia Lâm, ông Phúc cũng có cam kết với UBND xã Bát Tràng là nếu đóng sai thì ông chấp nhận mất số tiền đã nộp. Hơn nữa, tại văn bản Thông báo nộp thuế lần 01 năm 2017 của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm gửi cho ông Phúc và biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012 đến năm 2017 có nhiều tình tiết kỳ lạ, mâu thuẫn khó lý giải.
Điểm kỳ lạ thứ nhất là ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế trước khi có thông báo của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. Cụ thể, văn bản Thông báo nộp thuế lần 1 số 12550/TB của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm được ký ngày 19/09/2017 nhưng tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012 đến năm 2017 của UBND xã Bát Tràng lại thu ngày 17/08/2017. Như vậy, có thể hiểu ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế trước khi có thông báo của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm khoảng một tháng hai ngày.
Điểm kỳ lạ thứ hai là thời gian nộp thuế của ông Phạm Vĩnh Phúc có sự mâu thuẫn rất khó hiểu. Cụ thể, tại văn bản thông báo nộp thuế lần 1 số 12550/TB của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm có nêu rõ, tính đến ngày 31/07/2017, ông Phúc đã hoàn thành việc nộp thuế sử dụng đất với số tiền 594.000 đồng. Tuy nhiên, tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số: 0033239 và 0033240 của UBND xã Bát Tràng lại ký ngày 17/08/2017, tức ngày ông Phúc nộp thuế.
Cũng tại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số: 0033239 và 0033240 ngày 17/8/2017 của UBND xã Bát Tràng cho thấy, ông Phạm Vĩnh Phúc đã nộp thuế một lúc 06 năm từ các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và năm 2017 với tổng số tiền là 594.000 đồng, trong đó riêng năm 2017 là 135.000 đồng, các năm còn lại là 91.800 đồng/năm.
Ngay sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh về sự việc này, UBND xã Bát Tràng đã mời ông Phúc làm việc để thu hồi lại biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thửa đất đang xảy ra tranh chấp tại thôn 3 Bát Tràng, xã Bát Tràng của ông Phúc. Bên cạnh đó, UBND xã Bát Tràng cũng đã có công văn gửi Chi cục thuế huyện Gia Lâm xóa sổ bộ liên quan đến việc nộp thuế của ông Phúc.Như vậy, ông Phúc đã không đủ tư cách pháp lý để tranh chấp đất với bà Phạm Bích Thảo tại thửa đất số 134 (1). Hơn nữa, trong cuộc làm việc với PV ngày 18/12/2017, ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cũng đã xác nhận nguồn gốc thửa đất số 134 (1) có diện tích 134 m2 tại địa chỉ xóm 3, thôn Bát Tràng được địa phương thanh lý, có Giấy chứng nhận cho gia đình ông Phạm Văn Hổ (bố đẻ bà Thảo). Thửa đất sau đó đã được nhượng lại cho bà Phạm Bích Thảo và bà Thảo có quyền sử dụng.
''Trong khi đó, thửa 134 (2), diện tích 176 m2 là từ thời cụ Phạm Thanh Vận (bố đẻ ông Hổ), các con ông Vận gồm: ông Phạm Văn Hổ, ông Phạm Bá Linh, Phạm Văn Mãi, Phạm Thị Thúy Hoa đã thống nhất giao cho 4 anh em trưởng nam là Phạm Văn Chấn (con ông Hổ), Phạm Hà Bắc (con ông Linh), Phạm Vĩnh Phúc (con ông Mãi), Phạm Văn Ánh (con bà Hoa) đứng tên để xây dựng nhà thờ, không cho ai có quyền bán", ông May nói. Hiện tại, thửa đất này cũng đã được kẻ vạch chia cho 04 người.
Những tưởng sự việc đã rõ đúng sai nhưng ông Phạm Vĩnh Phúc vẫn gửi đơn khởi kiện lên TAND TP. Hà Nội và sau đó TAND TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm số 97/2017/TLST-DS ngày 01/11/2017 về việc ''Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" của ông Phạm Vĩnh Phúc.
Điều đáng nói, cơ quan tòa án lại không xử lý dứt điểm vụ án và UBND huyện Gia Lâm cũng không có kết luận chính thức làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Phạm Bích Thảo. Cụ thể, sau khi thụ lý vụ án thì ngày 01/03/2018, TAND TP. Hà Nội lại ban hành quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử với lý do: "Xét thấy vụ án có tính chất phức tạp, cần gia hạn thời gian và chuẩn bị xét xử để tiếp tục tiến hành thu thập chứng cứ, giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật". Thời hạn được gia hạn đến 01/05/2018.
Tuy nhiên, đến ngày 27/04/2018, TAND TP. Hà Nội lại ban hành Văn bản số 299/QĐST-DS quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: "Cần đợi thu thập chứng cứ tại Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội". Vụ việc được tiếp tục giải quyết khi TAND TP. Hà Nội nhận được kết quả trả lời từ Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Trao đổi với PV, bà Phạm Bích Thảo bức xúc: "Sự việc của tôi đã rõ mười mươi, ai đúng ai sai. Ngay cả xã Bát Tràng cũng đã thừa nhận đất của tôi, ông Phúc không có tư cách nộp thuế thửa đất nhưng vẫn nộp và cuối cùng đã bị thu lại biên lai thì ông ấy có quyền gì để đòi hỏi và kiện cáo nữa. Hơn nữa, sau khi báo chí phản ánh, huyện Gia Lâm đã cho kiểm tra nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được kết luận chính thức. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết một cách khách quan, đồng thời sớm có kết luận chính thức để tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi".
Liên quan đến việc này, ngày 23/08/2018, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng. Theo đó, ông May xác nhận lại sự việc và cho biết: "Tất cả các hồ sơ đã chuyển lên tòa và tòa sẽ giải quyết. Chúng tôi cũng chưa nhận được kết luận kiểm tra sự việc của UBND huyện Gia Lâm, hơn nữa vụ việc cũng chuyển lên tòa án thành phố rồi thì huyện cũng không trả lời được".
Trong khi đó, ông Nguyễn Đỗ Cảnh - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm cũng cho biết hiện TAND TP. Hà Nội đang thụ lý giải quyết nên mọi hồ sơ cũng đã chuyển lên cơ quan tòa án. "Khi nào tòa có kết quả thì anh sẽ thông báo lại", ông Cảnh nói.
Thiết nghĩ, để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân, các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền TP. Hà Nội cần sớm có giải pháp xử lý dứt điểm, khách quan.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.