Tiếp bài: “Sóc Sơn - Hà Nội: Đất rừng phòng hộ bị “xẻ thịt” xây biệt thự?” Cơ quan chức năng đã vào cuộc
Tiếng dân - Ngày đăng : 22:28, 26/08/2018
(TN&MT) - Như báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về tình trạng hàng loạt công trình xây dựng hoành tráng đang xâm phạm quy hoạch rừng phòng hộ tại thôn...
(TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về tình trạng hàng loạt công trình xây dựng hoành tráng đang xâm phạm quy hoạch rừng phòng hộ tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn nhưng không được xử lý.
Đáng chú ý, các thửa đất khi chưa được các cơ quan chức năng đo đạc bản đồ địa chính đã được chuyển nhượng cho các cá nhân để xẻ đồi, khoét núi, lấp hồ xây biệt thự. Hàng loạt công trình đến nay đã đưa vào sử dụng và nhiều công trình khác đang gấp rút thi công khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Điển hình như trường hợp đứng tên gom đất xây dựng tổ hợp công trình Hoàng Lê Gia Garden của ông Nguyễn Văn Nhi (trú tại thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã nhận chuyển nhượng 3.721m2 đất từ ông Nguyễn Quang Trì và bà Đinh Thị Hán (trú tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí). Diện tích ông Nhi nhận chuyển nhượng hiện đang nằm trong tổ hợp công trình của Hoàng Lê Gia Garden. Điều đáng nói, việc mua bán, chuyển nhượng đã được UBND huyện Sóc Sơn xác định là bất hợp pháp, thế nhưng không hiểu sao các hạng mục công trình này vẫn thi công như trốn không người.Theo ông Dương Đức Vượng, Phó Chủ tịch xã Minh Trí tiết lộ thì chủ nhân thực sự của tổ hợp công trình biệt thự, lâu đài rộng nhiều héc ta mang tên Hoàng Lê Gia Garden là bà Nguyễn Thị Thu Hương. Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Dương Đức Vượng cho biết: Qua kiểm tra thì khu Hoàng Lê Gia Garden chủ nhân thực sự là bà Nguyễn Thị Thu Hương, người Hà Nội. Bà Hương nhờ nhiều người lên mua đất đứng tên như chồng, con, người thân...
Đối với một tổ hợp công trình được xây dựng qua nhiều năm trên đất quy hoạch rừng phòng hộ nhưng chính quyền sở tại, thanh tra xây dựng lại nhắm mắt làm ngơ để mặc cho chủ nhân của Hoàng Lê Gia Garden và hàng loạt công trình tiến hành xây dựng, mua bán trái phép đất quy hoạch rừng phòng hộ. Phải chăng đang có sự bao che, tiếp tay cho những hành vi trái phép trên của chính quyền huyện Sóc Sơn?
Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có Văn bản chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì cùng UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm tại thôn Tân Minh, xã Minh Trí. Ông Tuấn còn Khẳng định những hành vi mua bán đất rừng phòng hộ trái phép là có thực. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được tiếp cận các hồ sơ xử lý vi phạm thì ông Tuấn cho biết tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm đất đai, TTXD mới được thành lập nên khi nào có kết luận cụ thể sẽ cung cấp thông tin.Ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn thì cho rằng: Bản đồ quy hoạch của xã Minh Trí năm 1994 đã nằm trong diện quy hoạch rừng phòng hộ. Tuy nhiên có một số hộ dân có diện tích đất ở trùng lặp với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ. Nên UBND huyện không thể cấp giấy làm nhà cho người dân. Kể cả đến 2008 điều chỉnh quy hoạch sửa đổi thì các hộ dân ơ đây vẫn chưa được di rời ra khỏi. Đặc biệt UBND huyệnSóc Sơn đã cho rà soát điều tra và xử lý vi phạm đôi với xã Minh Trí.
Liên quan vấn đề hàng loạt công trình xây dựng không phép lấn hồ trên đất rừng phòng hộ, ông Đào Văn Sửu, Đội trưởng Đội thanh tra Xây dựng huyện Sóc Sơn lại “đá bóng” cho UBND xã Minh Trí. Ông Sửu cho rằng việc đơn vị nào có quyền lập hồ sơ, lập văn bản thì cơ quan đó sẽ chính thống để trả lời. Tuy nhiên, trước đó phóng viên đề nghị lãnh đạo xã Minh Trí cung cấp hồ sơ, biên bản kiểm tra vi phạm nhưng đều bị từ chối.
Sai phạm đã rõ, chính quyền cũng thừa nhận có sai sót, yếu kém trong công tác quản lý, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì các cấp chính quyền nơi đây vẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, dẫn tới tận bây giờ vẫn không có đủ hồ sơ pháp lý để xử lý các sai phạm trên?!
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đáng chú ý, các thửa đất khi chưa được các cơ quan chức năng đo đạc bản đồ địa chính đã được chuyển nhượng cho các cá nhân để xẻ đồi, khoét núi, lấp hồ xây biệt thự. Hàng loạt công trình đến nay đã đưa vào sử dụng và nhiều công trình khác đang gấp rút thi công khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Điển hình như trường hợp đứng tên gom đất xây dựng tổ hợp công trình Hoàng Lê Gia Garden của ông Nguyễn Văn Nhi (trú tại thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã nhận chuyển nhượng 3.721m2 đất từ ông Nguyễn Quang Trì và bà Đinh Thị Hán (trú tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí). Diện tích ông Nhi nhận chuyển nhượng hiện đang nằm trong tổ hợp công trình của Hoàng Lê Gia Garden. Điều đáng nói, việc mua bán, chuyển nhượng đã được UBND huyện Sóc Sơn xác định là bất hợp pháp, thế nhưng không hiểu sao các hạng mục công trình này vẫn thi công như trốn không người.Theo ông Dương Đức Vượng, Phó Chủ tịch xã Minh Trí tiết lộ thì chủ nhân thực sự của tổ hợp công trình biệt thự, lâu đài rộng nhiều héc ta mang tên Hoàng Lê Gia Garden là bà Nguyễn Thị Thu Hương. Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Dương Đức Vượng cho biết: Qua kiểm tra thì khu Hoàng Lê Gia Garden chủ nhân thực sự là bà Nguyễn Thị Thu Hương, người Hà Nội. Bà Hương nhờ nhiều người lên mua đất đứng tên như chồng, con, người thân...
Đối với một tổ hợp công trình được xây dựng qua nhiều năm trên đất quy hoạch rừng phòng hộ nhưng chính quyền sở tại, thanh tra xây dựng lại nhắm mắt làm ngơ để mặc cho chủ nhân của Hoàng Lê Gia Garden và hàng loạt công trình tiến hành xây dựng, mua bán trái phép đất quy hoạch rừng phòng hộ. Phải chăng đang có sự bao che, tiếp tay cho những hành vi trái phép trên của chính quyền huyện Sóc Sơn?
Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có Văn bản chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì cùng UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm tại thôn Tân Minh, xã Minh Trí. Ông Tuấn còn Khẳng định những hành vi mua bán đất rừng phòng hộ trái phép là có thực. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được tiếp cận các hồ sơ xử lý vi phạm thì ông Tuấn cho biết tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm đất đai, TTXD mới được thành lập nên khi nào có kết luận cụ thể sẽ cung cấp thông tin.Ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn thì cho rằng: Bản đồ quy hoạch của xã Minh Trí năm 1994 đã nằm trong diện quy hoạch rừng phòng hộ. Tuy nhiên có một số hộ dân có diện tích đất ở trùng lặp với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ. Nên UBND huyện không thể cấp giấy làm nhà cho người dân. Kể cả đến 2008 điều chỉnh quy hoạch sửa đổi thì các hộ dân ơ đây vẫn chưa được di rời ra khỏi. Đặc biệt UBND huyệnSóc Sơn đã cho rà soát điều tra và xử lý vi phạm đôi với xã Minh Trí.
Liên quan vấn đề hàng loạt công trình xây dựng không phép lấn hồ trên đất rừng phòng hộ, ông Đào Văn Sửu, Đội trưởng Đội thanh tra Xây dựng huyện Sóc Sơn lại “đá bóng” cho UBND xã Minh Trí. Ông Sửu cho rằng việc đơn vị nào có quyền lập hồ sơ, lập văn bản thì cơ quan đó sẽ chính thống để trả lời. Tuy nhiên, trước đó phóng viên đề nghị lãnh đạo xã Minh Trí cung cấp hồ sơ, biên bản kiểm tra vi phạm nhưng đều bị từ chối.
Sai phạm đã rõ, chính quyền cũng thừa nhận có sai sót, yếu kém trong công tác quản lý, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì các cấp chính quyền nơi đây vẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, dẫn tới tận bây giờ vẫn không có đủ hồ sơ pháp lý để xử lý các sai phạm trên?!
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.