Hải Phòng: Xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp
Tiếng dân - Ngày đăng : 22:00, 26/07/2018
(TN&MT) - Hiện nay, nhiều địa phương ở TP Hải Phòng đang diễn ra tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch chung của Thành...
(TN&MT) - Hiện nay, nhiều địa phương ở TP Hải Phòng đang diễn ra tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch chung của Thành phố, gây khiếu kiện kéo dài và phức tạp an ninh trật tự.
Tại xã An Lư, huyện Thủy Nguyên hiện có 26 hộ xây dựng công trình, nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã An Lư: Tình trạng vi phạm xảy ra từ nhiều năm do nhu cầu về nhà ở của người dân. Khu đất nông nghiệp nằm xen giữa khu dân cư. Các hộ tập kết vật liệu và thi công “chui”. Việc phát hiện, ngăn chặn gặp khó khăn do các hộ làm vào ban đêm, ngày nghỉ lễ, thi công rất nhanh. Có trường hợp vi phạm, địa phương cưỡng chế tháo dỡ nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.
Ông Thuận cho biết thêm, từ năm 1995 đến nay, xã An Lư chưa có quy hoạch cấp đất giãn dân, thay vào đó là việc đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi dó, trên thực tế, nhu cầu về nhà ở của người dân tại địa phương ngày càng tăng cao. Một số hộ đã tự ý chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp xen kẹt sang làm đất ở hoặc làm kinh tế trang trại, vô hình dung đang góp phần phá vỡ quy hoạch chung của địa phương.
Trong khi đó, tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên đã xảy ra việc xây dựng nhà ở, nhà trọ, trang trại tràn lan trên đất nông nghiệp. Việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, tại huyện Thủy Nguyên đã phát sinh 30 hộ xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu tập trung tại các xã: An Lư, Lập Lễ, Kênh Giang, Hòa Bình, Kỳ Sơn và Quảng Thanh.
Đầu năm 2018, UBND huyện Thủy Nguyên đã kiểm điểm trách nhiệm, kỷ luật cảnh cáo 9 cán bộ, công chức của 3 xã: An Lư, Lập Lễ, Kỳ Sơn liên quan đến việc để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.Tại huyện Tiên Lãng, nhiều hộ dân ở xã Khởi Nghĩa đã tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, nhưng việc xử lý của chính quyền địa phương chậm chễ, thiếu kiên quyết, chưa tháo dỡ công trình vi phạm. Điển hình, khu trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung thuộc 2 thôn An Dụ và An Tử, xã Khởi Nghĩa có diện tích 26.138 m2 hình thành từ năm 2008.
Theo Phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, việc xây nhà trên đất nông nghiệp tại khu trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung xã Khởi Nghĩa xuất hiện từ những năm 2005 - 2006. Hiện có 5 trường hợp vi phạm. Ban đầu, các hộ xây dựng nhỏ lẻ. Sau khi cải tạo, họ chuyển cả gia đình ra đây này sinh sống. Chính quyền địa phương nhắc nhở, lập biên bản xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm. UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu UBND xã Khởi Nghĩa rà soát báo cáo cụ thể từng trường hợp vi phạm xây nhà ở trên đất nông nghiệp, tập trung xử lý.
Hiện tại, một số địa phương ở Tp. Hải Phòng cũng xảy ra vi phạm như trên với tính chất, quy mô và mức độ khác nhau. Do đó, UBND các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn, không để phát sinh thêm vi phạm, giải quyết triệt để những vi phạm, tồn tại cũ. Đối với những trường hợp khó khăn về đất ở, xây nhà trên đất nông nghiệp mà đất đó nằm trong quy hoạch đất ở của địa phương, UBND xã, phường cẫn lập hồ sơ báo cáo cấp trên xem xét tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đối với những trường hợp đã xây dựng nhưng không nằm trong quy hoạch đất ở, cần tiến hành vận động tháo dỡ.
Tại xã An Lư, huyện Thủy Nguyên hiện có 26 hộ xây dựng công trình, nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã An Lư: Tình trạng vi phạm xảy ra từ nhiều năm do nhu cầu về nhà ở của người dân. Khu đất nông nghiệp nằm xen giữa khu dân cư. Các hộ tập kết vật liệu và thi công “chui”. Việc phát hiện, ngăn chặn gặp khó khăn do các hộ làm vào ban đêm, ngày nghỉ lễ, thi công rất nhanh. Có trường hợp vi phạm, địa phương cưỡng chế tháo dỡ nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.
Ông Thuận cho biết thêm, từ năm 1995 đến nay, xã An Lư chưa có quy hoạch cấp đất giãn dân, thay vào đó là việc đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi dó, trên thực tế, nhu cầu về nhà ở của người dân tại địa phương ngày càng tăng cao. Một số hộ đã tự ý chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp xen kẹt sang làm đất ở hoặc làm kinh tế trang trại, vô hình dung đang góp phần phá vỡ quy hoạch chung của địa phương.
Trong khi đó, tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên đã xảy ra việc xây dựng nhà ở, nhà trọ, trang trại tràn lan trên đất nông nghiệp. Việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, tại huyện Thủy Nguyên đã phát sinh 30 hộ xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu tập trung tại các xã: An Lư, Lập Lễ, Kênh Giang, Hòa Bình, Kỳ Sơn và Quảng Thanh.
Đầu năm 2018, UBND huyện Thủy Nguyên đã kiểm điểm trách nhiệm, kỷ luật cảnh cáo 9 cán bộ, công chức của 3 xã: An Lư, Lập Lễ, Kỳ Sơn liên quan đến việc để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.Tại huyện Tiên Lãng, nhiều hộ dân ở xã Khởi Nghĩa đã tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, nhưng việc xử lý của chính quyền địa phương chậm chễ, thiếu kiên quyết, chưa tháo dỡ công trình vi phạm. Điển hình, khu trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung thuộc 2 thôn An Dụ và An Tử, xã Khởi Nghĩa có diện tích 26.138 m2 hình thành từ năm 2008.
Theo Phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, việc xây nhà trên đất nông nghiệp tại khu trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung xã Khởi Nghĩa xuất hiện từ những năm 2005 - 2006. Hiện có 5 trường hợp vi phạm. Ban đầu, các hộ xây dựng nhỏ lẻ. Sau khi cải tạo, họ chuyển cả gia đình ra đây này sinh sống. Chính quyền địa phương nhắc nhở, lập biên bản xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm. UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu UBND xã Khởi Nghĩa rà soát báo cáo cụ thể từng trường hợp vi phạm xây nhà ở trên đất nông nghiệp, tập trung xử lý.
Hiện tại, một số địa phương ở Tp. Hải Phòng cũng xảy ra vi phạm như trên với tính chất, quy mô và mức độ khác nhau. Do đó, UBND các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn, không để phát sinh thêm vi phạm, giải quyết triệt để những vi phạm, tồn tại cũ. Đối với những trường hợp khó khăn về đất ở, xây nhà trên đất nông nghiệp mà đất đó nằm trong quy hoạch đất ở của địa phương, UBND xã, phường cẫn lập hồ sơ báo cáo cấp trên xem xét tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đối với những trường hợp đã xây dựng nhưng không nằm trong quy hoạch đất ở, cần tiến hành vận động tháo dỡ.