Hà Giang: Cô giáo kêu cứu vì Toà án và Ủy ban ra quyết định 'đá nhau' trong vụ kiện đất đai
Tiếng dân - Ngày đăng : 21:41, 17/06/2018
(TN&MT) - Tòa án và Ủy ban huyện có những quyết định về tranh chấp đất đai “khác biệt” so với kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn về đất đai. Người dân tiếp...
(TN&MT) - Tòa án và Ủy ban huyện có những quyết định về tranh chấp đất đai “khác biệt” so với kết quả xác minh của cơ quan chuyên môn về đất đai. Người dân tiếp tục đội đơn đi kiện.
Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) kêu cứu về việc nhà bà bị lấn chiếm đất đai nhưng chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật giải quyết không đúng quy định pháp luật.
Bà Phương cho hay, mặc dù cơ quan chuyên môn về đất đai đã chỉ rõ theo bản đồ và tài liệu, đất nhà bà Phương bị lấn chiếm nhưng UBND huyện Bắc Quang lại không coi đó là cơ sở mà lại ra quyết định theo 1 kiểu khác. Sau đó, TAND huyện Bắc Quang lại đưa ra phán quyết khác, vừa không giống UBND huyện, vừa khác hoàn toàn kết luận của cơ quan chuyên môn.
Theo đơn, gia đình bà Phương có mảnh đất bên cạnh QL2 do bố mẹ để lại và đã được cấp sổ đỏ vào năm 2001. Bên cạnh đất nhà bà là đất 1 gia đình khác với phần tiếp giáp ở giữa là mương nước. Người dân trước đây thường hay đi tắt, qua lại dọc theo con mương này. Từ khi 1 doanh nghiệp mua mảnh đất bên cạnh rồi đổ đất lấn chiếm, con đường mòn dọc theo mương mất dần, người dân vẫn giữ thói quen đi qua đây rồi đi luôn lên phần đất nhà bà Phương.
Năm 2015, người dân trong thôn tự ý tổ chức làm đường bê tông nối dài và đi qua phần đất nhà bà Phương. UBND xã Việt Vinh đã cử lực lượng xuống kiểm tra và ra quyết định đình chỉ thi công nhưng con đường vẫn được xây dựng và sử dụng cho đến nay.
Theo hồ sơ, bản đồ về đất đai năm 1991 và kết quả xác minh của Phòng TN&MT huyện Bắc Quang, rõ ràng mảnh đất của nhà bà Phương đã bị lấn chiếm và con đường mòn trước đây nằm theo một đường thằng nhưng thực tế hiện nay đã bị nắn cong vào phần đất của bà Phương.
Vậy nhưng sau đó, UBND huyện Bắc Quang lại ra quyết định thanh tra và kết luận rằng bà Phương chỉ bị lấn chiếm một phần đất rất nhỏ, chỉ 27m2. Tuy nhiên, UBND huyện cũng xác nhận doanh nghiệp Tỉnh Đào bên cạnh đã được cấp sổ đỏ trái quy định pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp này đã lấn chiếm nhiều phần đất xung quanh. Theo đó, UBND huyện Bắc Quang đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Tỉnh Đào và cấp lại sổ khác.
Không đồng tình với quyết định của UBND huyện Bắc Quang, bà Nguyễn Thị Thu Phương đã kiện ra tòa vì cho rằng theo bản đồ và hồ sơ, phần đất bị mất của mình rất lớn. Tuy nhiên bản án của TAND huyện Bắc Quang lại phủ nhận luôn cả quyết định của UBND huyện Bắc Quang. Diện tích đất bị lấn chiếm của bà Phương lại bị tòa thu hẹp lại chưa đến 1m2.
Bà Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, cả UBND huyện và TAND huyện Bắc Quang đều đã đưa ra rất nhiều tài liệu, lý lẽ viện dẫn rất dài dòng khó hiểu nhưng chứng cứ rõ ràng, quan trọng nhất là giấy CNQSD đất của bà và bản đồ đất đai năm 1991 lưu trữ ở huyện thì lại không được áp dụng.
Bà Phương không hiểu chính quyền huyện và cơ quan tố tụng dựa vào cơ sở nào trong khi nhìn vào bản đồ có thể thấy sờ sờ con đường mòn thẳng tắp nay đã bị nắn cong vào phần đất nhà bà. Các cơ quan này cũng không hề dựa vào kết luận xác minh của Phòng Tài nguyên & Môi trường, cơ quan có chuyên môn quan trọng nhất trong việc quản lý đất đai.
Cũng theo bà Phương, trước đây nhà bà mở nhà hàng quán xá kinh doanh và để trống lối ra vào trên phần đất tiếp giáp mương nước. Bà để người dân nơi đây đi chung qua lại. Lâu dần, người dân trong thôn coi lối đi này là đường mòn trong khi con mương đã bị doanh nghiệp đổ đất chiếm mất.
Sau khi người trong thôn đổ bê tông làm đường cao lên, hàng quán của bà bị chắn luôn lối thoát nước và cửa ra vào. Phòng ốc kinh doanh đành để hoang từ bấy đến nay khiến kinh tế gia đình bà sa sút, thiệt hại rất lớn.
Hiện bà Phương đã làm đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Hà Giang và chờ phúc thẩm.
Người dân khiếu nại đã kéo dài nhiều năm và UBND xã từng ra quyết định, tham gia giải quyết, nhưng trả lời chúng tôi, ông Nông Văn Tài (Chủ tịch UBND xã) lại tỏ ra như không nắm được gì về việc này. Ông Tài chỉ nói rằng việc của bà Phương đã được tòa cũng như huyện thụ lý giải quyết. Xã chỉ chờ các quyết định từ trên rồi phối hợp thực hiện theo chỉ đạo, đúng thẩm quyền. Ông Tài không giải thích được lý do năm 2015 ra quyết định đình chỉ việc làm đường nhưng không có biện pháp ngăn chặn và con đường vẫn hoàn thành.
Dù PV xin được trao đổi thông tin về vụ án, bà Đàm Thị Tư (Chánh án TAND huyện Bắc Quang) chỉ nói đi nói lại rằng, vụ án đã được tuyên, nếu công dân không đồng tình có quyền kháng cáo và chờ phán quyết từ cấp phúc thẩm. Mọi thông tin thể hiện trong bản án, TAND huyện không giải thích gì thêm.
PV đặt câu hỏi về quan điểm UBND huyện khi phán quyết của tòa lại có thông tin đất đai khác với chính quyền, ông Dương Tiến Son (Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang) trả lời rằng khi người khiếu nại không chấp nhận quyết định của huyện và kiện ra tòa, thì huyện chấp nhận phán quyết của tòa, huyện không có ý kiến gì.
PV cho rằng việc có ý kiến đúng sai là trách nhiệm của huyện, ông Phó Chủ tịch nói rằng chưa nhận được báo cáo của phòng ban chuyên môn về phán quyết của tòa sai hay đúng. Nếu nhận thấy tòa sai thì huyện sẽ có ý kiến nhưng tòa đúng thì huyện chấp hành.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thu Phương (giáo viên ở xã Việt Vinh, Bắc Quang, Hà Giang) kêu cứu về việc nhà bà bị lấn chiếm đất đai nhưng chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật giải quyết không đúng quy định pháp luật.
Bà Phương cho hay, mặc dù cơ quan chuyên môn về đất đai đã chỉ rõ theo bản đồ và tài liệu, đất nhà bà Phương bị lấn chiếm nhưng UBND huyện Bắc Quang lại không coi đó là cơ sở mà lại ra quyết định theo 1 kiểu khác. Sau đó, TAND huyện Bắc Quang lại đưa ra phán quyết khác, vừa không giống UBND huyện, vừa khác hoàn toàn kết luận của cơ quan chuyên môn.
Theo đơn, gia đình bà Phương có mảnh đất bên cạnh QL2 do bố mẹ để lại và đã được cấp sổ đỏ vào năm 2001. Bên cạnh đất nhà bà là đất 1 gia đình khác với phần tiếp giáp ở giữa là mương nước. Người dân trước đây thường hay đi tắt, qua lại dọc theo con mương này. Từ khi 1 doanh nghiệp mua mảnh đất bên cạnh rồi đổ đất lấn chiếm, con đường mòn dọc theo mương mất dần, người dân vẫn giữ thói quen đi qua đây rồi đi luôn lên phần đất nhà bà Phương.
Năm 2015, người dân trong thôn tự ý tổ chức làm đường bê tông nối dài và đi qua phần đất nhà bà Phương. UBND xã Việt Vinh đã cử lực lượng xuống kiểm tra và ra quyết định đình chỉ thi công nhưng con đường vẫn được xây dựng và sử dụng cho đến nay.
Theo hồ sơ, bản đồ về đất đai năm 1991 và kết quả xác minh của Phòng TN&MT huyện Bắc Quang, rõ ràng mảnh đất của nhà bà Phương đã bị lấn chiếm và con đường mòn trước đây nằm theo một đường thằng nhưng thực tế hiện nay đã bị nắn cong vào phần đất của bà Phương.
Vậy nhưng sau đó, UBND huyện Bắc Quang lại ra quyết định thanh tra và kết luận rằng bà Phương chỉ bị lấn chiếm một phần đất rất nhỏ, chỉ 27m2. Tuy nhiên, UBND huyện cũng xác nhận doanh nghiệp Tỉnh Đào bên cạnh đã được cấp sổ đỏ trái quy định pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp này đã lấn chiếm nhiều phần đất xung quanh. Theo đó, UBND huyện Bắc Quang đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Tỉnh Đào và cấp lại sổ khác.
Không đồng tình với quyết định của UBND huyện Bắc Quang, bà Nguyễn Thị Thu Phương đã kiện ra tòa vì cho rằng theo bản đồ và hồ sơ, phần đất bị mất của mình rất lớn. Tuy nhiên bản án của TAND huyện Bắc Quang lại phủ nhận luôn cả quyết định của UBND huyện Bắc Quang. Diện tích đất bị lấn chiếm của bà Phương lại bị tòa thu hẹp lại chưa đến 1m2.
Bà Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, cả UBND huyện và TAND huyện Bắc Quang đều đã đưa ra rất nhiều tài liệu, lý lẽ viện dẫn rất dài dòng khó hiểu nhưng chứng cứ rõ ràng, quan trọng nhất là giấy CNQSD đất của bà và bản đồ đất đai năm 1991 lưu trữ ở huyện thì lại không được áp dụng.
Bà Phương không hiểu chính quyền huyện và cơ quan tố tụng dựa vào cơ sở nào trong khi nhìn vào bản đồ có thể thấy sờ sờ con đường mòn thẳng tắp nay đã bị nắn cong vào phần đất nhà bà. Các cơ quan này cũng không hề dựa vào kết luận xác minh của Phòng Tài nguyên & Môi trường, cơ quan có chuyên môn quan trọng nhất trong việc quản lý đất đai.
Cũng theo bà Phương, trước đây nhà bà mở nhà hàng quán xá kinh doanh và để trống lối ra vào trên phần đất tiếp giáp mương nước. Bà để người dân nơi đây đi chung qua lại. Lâu dần, người dân trong thôn coi lối đi này là đường mòn trong khi con mương đã bị doanh nghiệp đổ đất chiếm mất.
Sau khi người trong thôn đổ bê tông làm đường cao lên, hàng quán của bà bị chắn luôn lối thoát nước và cửa ra vào. Phòng ốc kinh doanh đành để hoang từ bấy đến nay khiến kinh tế gia đình bà sa sút, thiệt hại rất lớn.
Hiện bà Phương đã làm đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Hà Giang và chờ phúc thẩm.
Người dân khiếu nại đã kéo dài nhiều năm và UBND xã từng ra quyết định, tham gia giải quyết, nhưng trả lời chúng tôi, ông Nông Văn Tài (Chủ tịch UBND xã) lại tỏ ra như không nắm được gì về việc này. Ông Tài chỉ nói rằng việc của bà Phương đã được tòa cũng như huyện thụ lý giải quyết. Xã chỉ chờ các quyết định từ trên rồi phối hợp thực hiện theo chỉ đạo, đúng thẩm quyền. Ông Tài không giải thích được lý do năm 2015 ra quyết định đình chỉ việc làm đường nhưng không có biện pháp ngăn chặn và con đường vẫn hoàn thành.
Dù PV xin được trao đổi thông tin về vụ án, bà Đàm Thị Tư (Chánh án TAND huyện Bắc Quang) chỉ nói đi nói lại rằng, vụ án đã được tuyên, nếu công dân không đồng tình có quyền kháng cáo và chờ phán quyết từ cấp phúc thẩm. Mọi thông tin thể hiện trong bản án, TAND huyện không giải thích gì thêm.
PV đặt câu hỏi về quan điểm UBND huyện khi phán quyết của tòa lại có thông tin đất đai khác với chính quyền, ông Dương Tiến Son (Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang) trả lời rằng khi người khiếu nại không chấp nhận quyết định của huyện và kiện ra tòa, thì huyện chấp nhận phán quyết của tòa, huyện không có ý kiến gì.
PV cho rằng việc có ý kiến đúng sai là trách nhiệm của huyện, ông Phó Chủ tịch nói rằng chưa nhận được báo cáo của phòng ban chuyên môn về phán quyết của tòa sai hay đúng. Nếu nhận thấy tòa sai thì huyện sẽ có ý kiến nhưng tòa đúng thì huyện chấp hành.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...