Ninh Thuận: Khu du lịch nghìn tỷ Bình Tiên 4 lần gia hạn nhưng chậm vẫn hoàn chậm!
Tiếng dân - Ngày đăng : 13:16, 19/06/2018
(TN&MT) - Được UBND tỉnh Ninh Thuận 04 lần gia hạn tiến độ thực hiện dự án, nhưng đến nay, sau 13 năm được cấp phép đầu tư, dự án khu du lịch Bình Tiên vẫn “án...
(TN&MT) - Được UBND tỉnh Ninh Thuận 04 lần gia hạn tiến độ thực hiện dự án, nhưng đến nay, sau 13 năm được cấp phép đầu tư, dự án khu du lịch Bình Tiên vẫn “án binh bất động”, lộ rõ cảnh hoang vu, điêu tàn đến xót xa gây lãng phí rất lớn cho nguồn tài nguyên của Quốc gia...
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về dự án khu du lịch Bình Tiên (tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Bình Tiên (Công ty Bình Tiên) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2005 với tổng vốn đầu tư là 555 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh nâng mức đầu tư lên 2.579 tỷ đồng.
Trước khi được cấp phép, Công ty Bình Tiên đã trình kế hoạch đầu tư những hạng mục rất “khủng” ở khu du lịch này, như: Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao với hơn 500 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ ngồi, 200 căn biệt thự, bến du thuyền, sân golf, hồ bơi, khu tái định cư...Theo tiến độ thực hiện, dự án khu du lịch (KDL) Bình Tiên sẽ khởi công và hoàn thành trong 06 năm (từ năm 2005-2010). Đến tháng 10/2009, UBND tỉnh Ninh Thuận gia hạn tiến độ giai đoạn II, đến tháng 09/2014 phải đưa toàn bộ dự án vào hoạt động. Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã thu hồi hơn 190 ha đất ven biển, trong đó có đất sản xuất, đất ở của 72 hộ dân với lời hứa của nhà đầu tư là chỉ trong vài năm, khi KDL hình thành, đời sống của bà con sẽ khá hơn nhờ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ...
Được biết, do tiến độ thực hiện dự án còn quá chậm so với cam kết nên ngày 04/05/2012, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra thông báo truyền đạt ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh về việc chấp thuận đề nghị của Cty Bình Tiên về việc giãn tiến độ dự án, hoàn thành giai đoạn I của dự án vào đầu năm 2014. Chỉ tính trong giai đoạn I, trước khi chủ đầu tư xin gia hạn thêm thời gian, dự án này đã chậm tới 55 tháng.
Để thúc đẩy tiến độ dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tham mưu cho UBND tỉnh xử lý về kết quả rà soát, giải pháp cụ thể về tiến độ đầu tư của nhà đầu tư.Tuy nhiên, đến tháng 07/2016, kết luận kiểm tra toàn diện của UBND tỉnh Ninh Thuận về dự án KDL Bình Tiên vẫn cho thấy: “Qua 10 năm thực hiện, mới chỉ đạt 10% so với khối lượng phải thực hiện của toàn dự án. Chủ đầu tư đã vi phạm quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013”.
Sau 03 lần gia hạn, đến tháng 06/2017, UBND tỉnh Ninh Thuận lần thứ 04 đồng ý gia hạn tiến độ sử dụng đất cho Công ty Bình Tiên thêm 24 tháng. Hết thời hạn này, Công ty Bình Tiên không hoàn thành dự án thì sẽ bị Nhà nước thu hồi theo quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 13 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư, dự án vẫn đang nằm đắp chiếu, không một bóng người thi công, hạ tầng nham nhở, máy móc thực hiện dự án rỉ sét, vài căn biệt thự chưa xây dựng xong phần thô rêu phong bám đầy... lộ rõ cảnh hoang vu, điêu tàn đến xót xa.
Nằm ở bờ biển đẹp nhất tỉnh Ninh Thuận, Khu du lịch Bình Tiên được kỳ vọng sẽ trở thành “thiên đường” nghỉ dưỡng hoành tráng và khơi sáng tiềm năng du lịch cho tỉnh nghèo nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ nên được các chuyên gia đánh giá sẽ gây lãng phí rất lớn cho nguồn tài nguyên của Quốc gia.
Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận cho biết, năm 2017 sau khi tiếp tục tổ chức kiểm tra dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận đã có Văn bản số 2662/SKHĐT-EDO ngày 24/08/2017 báo cáo UBND tỉnh cho biết vướng mắc lớn nhất của dự án là nguồn nước cung cấp cho dự án.Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, trước đây theo đề nghị của Công ty Bình Tiên về đầu tư dự án cấp nước suối Chà Là để cấp nước cho dự án KDL Bình Tiên và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương vào năm 2006.
Tuy nhiên, dự án có ảnh hưởng đến sinh thái môi trường khu vực; trên cơ sở cuộc họp ngày 27/07/2010, Văn phòng UBND tỉnh đã có Thông báo số 1007/TB-VPUB ngày 30/07/2010, Văn bản số 1096/VPUB-XDCD ngày 16/08/2010 giao Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung đầu tư hệ thông cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu chung cho các dự án du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, trong đó có dự án KDL Bình Tiên; đồng thời giao Sở Xây dựng kiểm tra, đôn đốc Công ty Thành Trung khẩn trương hoàn thành dự án cấp nước.
Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận cho biết, theo báo cáo của Sở Xây dựng thì đến nay Công ty Thành Trung đã hoàn thành đấu nối đường ống chính đến hàng rào dự án KDL Bình Tiên; đã thực hiện lấy mẫu nước xét nghiệm theo quy định và được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cung cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Hiện Công ty Thành Trung đang triển khai các công việc tiếp theo như công bố hợp chuẩn, hợp quy về chất lượng nước, xây dựng phương án giá tiêu thụ nước sạch để trình Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt phương án giá nước theo quy định để ký hợp đồng tiêu thụ nước sạch với các dự án du lịch khu vực phía Bắc của tỉnh, trong đó có dự án KDL Bình Tiên.
"Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các Sở ngành rà soát toàn diện, báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý tiếp theo đối với dự án, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật", báo cáo của Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận nêu rõ.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về dự án khu du lịch Bình Tiên (tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Bình Tiên (Công ty Bình Tiên) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2005 với tổng vốn đầu tư là 555 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh nâng mức đầu tư lên 2.579 tỷ đồng.
Trước khi được cấp phép, Công ty Bình Tiên đã trình kế hoạch đầu tư những hạng mục rất “khủng” ở khu du lịch này, như: Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao với hơn 500 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ ngồi, 200 căn biệt thự, bến du thuyền, sân golf, hồ bơi, khu tái định cư...Theo tiến độ thực hiện, dự án khu du lịch (KDL) Bình Tiên sẽ khởi công và hoàn thành trong 06 năm (từ năm 2005-2010). Đến tháng 10/2009, UBND tỉnh Ninh Thuận gia hạn tiến độ giai đoạn II, đến tháng 09/2014 phải đưa toàn bộ dự án vào hoạt động. Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã thu hồi hơn 190 ha đất ven biển, trong đó có đất sản xuất, đất ở của 72 hộ dân với lời hứa của nhà đầu tư là chỉ trong vài năm, khi KDL hình thành, đời sống của bà con sẽ khá hơn nhờ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ...
Được biết, do tiến độ thực hiện dự án còn quá chậm so với cam kết nên ngày 04/05/2012, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra thông báo truyền đạt ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh về việc chấp thuận đề nghị của Cty Bình Tiên về việc giãn tiến độ dự án, hoàn thành giai đoạn I của dự án vào đầu năm 2014. Chỉ tính trong giai đoạn I, trước khi chủ đầu tư xin gia hạn thêm thời gian, dự án này đã chậm tới 55 tháng.
Để thúc đẩy tiến độ dự án, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tham mưu cho UBND tỉnh xử lý về kết quả rà soát, giải pháp cụ thể về tiến độ đầu tư của nhà đầu tư.Tuy nhiên, đến tháng 07/2016, kết luận kiểm tra toàn diện của UBND tỉnh Ninh Thuận về dự án KDL Bình Tiên vẫn cho thấy: “Qua 10 năm thực hiện, mới chỉ đạt 10% so với khối lượng phải thực hiện của toàn dự án. Chủ đầu tư đã vi phạm quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013”.
Sau 03 lần gia hạn, đến tháng 06/2017, UBND tỉnh Ninh Thuận lần thứ 04 đồng ý gia hạn tiến độ sử dụng đất cho Công ty Bình Tiên thêm 24 tháng. Hết thời hạn này, Công ty Bình Tiên không hoàn thành dự án thì sẽ bị Nhà nước thu hồi theo quy định. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 13 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư, dự án vẫn đang nằm đắp chiếu, không một bóng người thi công, hạ tầng nham nhở, máy móc thực hiện dự án rỉ sét, vài căn biệt thự chưa xây dựng xong phần thô rêu phong bám đầy... lộ rõ cảnh hoang vu, điêu tàn đến xót xa.
Nằm ở bờ biển đẹp nhất tỉnh Ninh Thuận, Khu du lịch Bình Tiên được kỳ vọng sẽ trở thành “thiên đường” nghỉ dưỡng hoành tráng và khơi sáng tiềm năng du lịch cho tỉnh nghèo nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ nên được các chuyên gia đánh giá sẽ gây lãng phí rất lớn cho nguồn tài nguyên của Quốc gia.
Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận cho biết, năm 2017 sau khi tiếp tục tổ chức kiểm tra dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận đã có Văn bản số 2662/SKHĐT-EDO ngày 24/08/2017 báo cáo UBND tỉnh cho biết vướng mắc lớn nhất của dự án là nguồn nước cung cấp cho dự án.Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, trước đây theo đề nghị của Công ty Bình Tiên về đầu tư dự án cấp nước suối Chà Là để cấp nước cho dự án KDL Bình Tiên và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương vào năm 2006.
Tuy nhiên, dự án có ảnh hưởng đến sinh thái môi trường khu vực; trên cơ sở cuộc họp ngày 27/07/2010, Văn phòng UBND tỉnh đã có Thông báo số 1007/TB-VPUB ngày 30/07/2010, Văn bản số 1096/VPUB-XDCD ngày 16/08/2010 giao Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung đầu tư hệ thông cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu chung cho các dự án du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, trong đó có dự án KDL Bình Tiên; đồng thời giao Sở Xây dựng kiểm tra, đôn đốc Công ty Thành Trung khẩn trương hoàn thành dự án cấp nước.
Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận cho biết, theo báo cáo của Sở Xây dựng thì đến nay Công ty Thành Trung đã hoàn thành đấu nối đường ống chính đến hàng rào dự án KDL Bình Tiên; đã thực hiện lấy mẫu nước xét nghiệm theo quy định và được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cung cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Hiện Công ty Thành Trung đang triển khai các công việc tiếp theo như công bố hợp chuẩn, hợp quy về chất lượng nước, xây dựng phương án giá tiêu thụ nước sạch để trình Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt phương án giá nước theo quy định để ký hợp đồng tiêu thụ nước sạch với các dự án du lịch khu vực phía Bắc của tỉnh, trong đó có dự án KDL Bình Tiên.
"Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các Sở ngành rà soát toàn diện, báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý tiếp theo đối với dự án, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật", báo cáo của Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận nêu rõ.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.