Huyện Gia Lâm - Hà Nội: Trạm trộn bê tông hành dân
Tiếng dân - Ngày đăng : 16:31, 07/06/2018
(TN&MT) - Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm diện tích đất nông nghiệp đang bị trạm trộn bê tông trái phép xâm lấn nghiêm trọng nhiều năm nay. Nhưng chính quyền gần như...
(TN&MT) - Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm diện tích đất nông nghiệp đang bị trạm trộn bê tông trái phép xâm lấn nghiêm trọng nhiều năm nay. Nhưng chính quyền gần như bất lực.
Thời gian vừa qua theo phản ánh của người dân xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội về tình trạng sử dụng đất sai mục đích, trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp khu vực gần chân cầu Thanh Trì. Đặc biệt, hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và 06 (thuộc thôn 1) hoạt động bất kể ngày đêm đã gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.
Ngoài ra, hai trạm trộn bê tông miền Bắc (giáp ranh thôn 5 và 6 – khu bến đò Đông Dư) cũng bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, đơn vị này còn mở rộng bến bãi ngoài phạm vi cho phép, cho xe quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ trên tuyến đê Bát Tràng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dưới chân cầu Thanh Trì thuộc thôn 1, xã Đông Dư (nằm sát tuyến đê Long Biên - Bát Tràng) Công ty Cổ phần Trọng Phụng có hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06, ngoài ra còn một dãy nhà xưởng được quây tôn xanh đang phục vụ sản xuất của doanh nghiệp này.Vào năm 2003, hai trạm trộn bê tông và nhà xưởng được lắp ráp, xây dựng phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thanh Trì (diện tích này vốn là đất nông nghiệp). Đến năm 2007, khi dự án xây dựng cầu Thanh Trì hoàn thành thì Công ty Cổ phần Trọng Phụng được tiếp quản lại toàn bộ phần đất cùng trạm trộn bê tông, nhà xưởng; riêng phần diện tích này khoảng 10.000m2. Được biết, doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng cho chuyển đổi 20.070m2 đất khu vực thôn 1 (trước là thôn Thượng) với mục đích là trồng cây và chăn nuôi.
Thay vì dỡ bỏ theo đúng quy định, cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, Công ty Cổ phần Trọng Phụng đã tiếp tục tận dụng hai trạm trộn bê tông này để kinh doanh, không chỉ vậy, Công ty còn mở rộng nhà xưởng sản xuất. Mặc dù hai trạm trộn bê tông này không được sự cấp phép của cơ quan chức năng,vi phạm pháp luật về đê điều, nghiêm trọng hơn quá trình sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quan sát bằng mắt thường có thể thấy việc sản xuất bê tông của doanh nghiệp này không tuân thủ bất kì quy định nào về bảo vệ môi trường, nước thải, chất thải được thải một cách bừa bãi. Bên cạnh đó một loạt các xe trọng tải lớn, xe bồn bê tông hoạt động rầm rộ đã kéo theo bụi bẩn ra khu vực dân cư khiến người dân bức xúc.
Hoạt động trái phép nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nhưng UBND xã Đông Dư lại không xử lý, có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong việc xử lý những vi phạm của Công ty Cổ phần Trọng Phụng.Tại khu vực giáp chân cầu Thanh Trì còn có Công ty TNHH Nam Sơn, người dân phản ánh doanh nghiệp này đã hoạt động bến bãi ngoài phạm vi được cấp phép, thường xuyên có xe quá tải, quá khổ hoạt động chở vật liệu xây dựng trên tuyến đê Long Biên - Bát Tràng. Hai trạm trộn bê tông (bê tông miền Bắc) của đơn vị này cũng bị tố gây ô nhiễm môi trường. Được biết đây là khu vực bến đò Đông Dư cũ (nằm trên tuyến sông Hồng), doanh nghiệp này đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng đền thờ, trạm trộn bê tông và thành lập bến bãi.
Một đại diện Công ty TNHH Nam Sơn cho biết, đây là khu vực đất đã được doanh nghiệp xin chuyển đổi từ năm 2014 và được cấp phép xây dựng hai trạm trộn bê tông. Khi được hỏi về hồ sơ cấp phép và bảo vệ môi trường thì đại diện Công ty TNHH Nam Sơn trả lời: Toàn bộ giấy tờ, hồ sơ thủ tục cấp phép và hồ sơ liên quan đến bảo vệ môi trường đang được phòng Tài nguyên và Môi trường của UBND huyện Gia Lâm nắm giữ, các anh có thể tiếp cận trên đó.
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư thừa nhận: Việc trạm trộn bê tông Công ty TNHH Trọng Phụng đang hoạt động không phép nhưng cũng cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Đối với trạm trộn bê tông Ba Đình 05, 06 và nhà xưởng của Công ty TNHH Trọng Phụng thì tiếp quản lại từ lâu mà diện tích này thì khó cải tạo cho doanh nghiệp vì bê tông cứng hết. Xã cũng hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ xin thuê đất từ Thành phố và được biết đã được huyện Gia Lâm phê duyệt. UBND xã cũng yêu cầu đơn vị dừng hoạt động và ký cam kết nhưng đơn vị không chấp hành.Ông Thành cũng cho biết, về việc hai trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Nam Sơn là có phép, chuyện xe quá tải là có. Khi được hỏi về hồ sơ cấp phép, các biên bản kiểm tra, xử phạt hay cam kết từ doanh nghiệp... thì ông Thành không cung cấp mà hứa sẽ trao đổi với Chủ tịch UBND xã và sẽ cung cấp sau.
Trạm trộn bê tông hoạt động trái phép, vi phạm hành lang an toàn đê điều, gây ô nhiễm môi trường, xe quá tải là những gì đang diễn ra trên địa bàn xã Đông Dư, nhưng chính quyền thờ ơ, không xử lý. Đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vi phạm trên.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.
Thời gian vừa qua theo phản ánh của người dân xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội về tình trạng sử dụng đất sai mục đích, trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp khu vực gần chân cầu Thanh Trì. Đặc biệt, hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và 06 (thuộc thôn 1) hoạt động bất kể ngày đêm đã gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.
Ngoài ra, hai trạm trộn bê tông miền Bắc (giáp ranh thôn 5 và 6 – khu bến đò Đông Dư) cũng bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, đơn vị này còn mở rộng bến bãi ngoài phạm vi cho phép, cho xe quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ trên tuyến đê Bát Tràng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dưới chân cầu Thanh Trì thuộc thôn 1, xã Đông Dư (nằm sát tuyến đê Long Biên - Bát Tràng) Công ty Cổ phần Trọng Phụng có hai trạm trộn bê tông Ba Đình 05 và Ba Đình 06, ngoài ra còn một dãy nhà xưởng được quây tôn xanh đang phục vụ sản xuất của doanh nghiệp này.Vào năm 2003, hai trạm trộn bê tông và nhà xưởng được lắp ráp, xây dựng phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thanh Trì (diện tích này vốn là đất nông nghiệp). Đến năm 2007, khi dự án xây dựng cầu Thanh Trì hoàn thành thì Công ty Cổ phần Trọng Phụng được tiếp quản lại toàn bộ phần đất cùng trạm trộn bê tông, nhà xưởng; riêng phần diện tích này khoảng 10.000m2. Được biết, doanh nghiệp này đã được cơ quan chức năng cho chuyển đổi 20.070m2 đất khu vực thôn 1 (trước là thôn Thượng) với mục đích là trồng cây và chăn nuôi.
Thay vì dỡ bỏ theo đúng quy định, cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, Công ty Cổ phần Trọng Phụng đã tiếp tục tận dụng hai trạm trộn bê tông này để kinh doanh, không chỉ vậy, Công ty còn mở rộng nhà xưởng sản xuất. Mặc dù hai trạm trộn bê tông này không được sự cấp phép của cơ quan chức năng,vi phạm pháp luật về đê điều, nghiêm trọng hơn quá trình sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quan sát bằng mắt thường có thể thấy việc sản xuất bê tông của doanh nghiệp này không tuân thủ bất kì quy định nào về bảo vệ môi trường, nước thải, chất thải được thải một cách bừa bãi. Bên cạnh đó một loạt các xe trọng tải lớn, xe bồn bê tông hoạt động rầm rộ đã kéo theo bụi bẩn ra khu vực dân cư khiến người dân bức xúc.
Hoạt động trái phép nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nhưng UBND xã Đông Dư lại không xử lý, có dấu hiệu buông lỏng quản lý trong việc xử lý những vi phạm của Công ty Cổ phần Trọng Phụng.Tại khu vực giáp chân cầu Thanh Trì còn có Công ty TNHH Nam Sơn, người dân phản ánh doanh nghiệp này đã hoạt động bến bãi ngoài phạm vi được cấp phép, thường xuyên có xe quá tải, quá khổ hoạt động chở vật liệu xây dựng trên tuyến đê Long Biên - Bát Tràng. Hai trạm trộn bê tông (bê tông miền Bắc) của đơn vị này cũng bị tố gây ô nhiễm môi trường. Được biết đây là khu vực bến đò Đông Dư cũ (nằm trên tuyến sông Hồng), doanh nghiệp này đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng đền thờ, trạm trộn bê tông và thành lập bến bãi.
Một đại diện Công ty TNHH Nam Sơn cho biết, đây là khu vực đất đã được doanh nghiệp xin chuyển đổi từ năm 2014 và được cấp phép xây dựng hai trạm trộn bê tông. Khi được hỏi về hồ sơ cấp phép và bảo vệ môi trường thì đại diện Công ty TNHH Nam Sơn trả lời: Toàn bộ giấy tờ, hồ sơ thủ tục cấp phép và hồ sơ liên quan đến bảo vệ môi trường đang được phòng Tài nguyên và Môi trường của UBND huyện Gia Lâm nắm giữ, các anh có thể tiếp cận trên đó.
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư thừa nhận: Việc trạm trộn bê tông Công ty TNHH Trọng Phụng đang hoạt động không phép nhưng cũng cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Đối với trạm trộn bê tông Ba Đình 05, 06 và nhà xưởng của Công ty TNHH Trọng Phụng thì tiếp quản lại từ lâu mà diện tích này thì khó cải tạo cho doanh nghiệp vì bê tông cứng hết. Xã cũng hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ xin thuê đất từ Thành phố và được biết đã được huyện Gia Lâm phê duyệt. UBND xã cũng yêu cầu đơn vị dừng hoạt động và ký cam kết nhưng đơn vị không chấp hành.Ông Thành cũng cho biết, về việc hai trạm trộn bê tông của Công ty TNHH Nam Sơn là có phép, chuyện xe quá tải là có. Khi được hỏi về hồ sơ cấp phép, các biên bản kiểm tra, xử phạt hay cam kết từ doanh nghiệp... thì ông Thành không cung cấp mà hứa sẽ trao đổi với Chủ tịch UBND xã và sẽ cung cấp sau.
Trạm trộn bê tông hoạt động trái phép, vi phạm hành lang an toàn đê điều, gây ô nhiễm môi trường, xe quá tải là những gì đang diễn ra trên địa bàn xã Đông Dư, nhưng chính quyền thờ ơ, không xử lý. Đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vi phạm trên.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.