UBND huyện Hoài Đức, Hà Nội nói gì về phế thải tung hoành tại Đại lộ Thăng Long
Tiếng dân - Ngày đăng : 05:45, 24/05/2018
(TN&MT) - Sau gần 1 tháng chờ đợi đến ngày 21/5/2018, Báo Tài nguyên và Môi trường mới chính thức nhận được câu trả lời từ UBND huyện Hoài Đức về việc đổ trộm...
(TN&MT) - Sau gần 1 tháng chờ đợi đến ngày 21/5/2018, Báo Tài nguyên và Môi trường mới chính thức nhận được câu trả từ UBND huyện Hoài Đức về việc đổ trộm phế thải trên Đai lộ Thăng Long. Tuy nhiên, UBND huyện này lại giao cho một chuyên viên Phòng Quản lý đô thị không phụ trách cung cấp các thông tin cho báo chí.
Theo đó, tại cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Tới – Chuyên viên về mảng giao thông, Phòng Quản lý đô thị, UBND huyện Hoài Đức thừa nhận: “Là cán bộ Phòng Quản lý đô thị mới vào làm việc được 3 năm, lĩnh vực chính phụ trách là giao thông, không chuyên về mảng vệ sinh môi trường, rác thải, phế thải...”
Vậy nhưng, khi Báo Tài nguyên và Môi trường gửi Giấy giới thiệu đến trao đổi, làm rõ các vấn đề liên quan đến nạn đổ trộm phế thải ngang nhiên hoành hành trong phạm vi khu vực địa giới hành chính thuộc huyện Hoài Đức, lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức, lãnh đạo Phòng quản lý đô thị huyện vẫn giao cho cán bộ không chuyên trách trả lời Báo Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả ông Tới chỉ cung cấp cho phóng viên một số Văn bản dự thảo, chưa ghi số Công văn, chưa có ngày tháng và cũng chưa có cả phần chữ ký của lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức; lãnh đạo Phòng quản lý đô thị huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo vấn nạn phế thải đang bùng phát trên tuyến Đại lộ Thăng Long nằm trong phạm vi quản lý của huyện.
Ngoài các Văn bản mang tính chất dự thảo như trên, ông Tới chỉ cung cấp thêm cho phóng viên một số Công văn chỉ đạo chung chung của UBND huyện Hoài Đức về vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tiếp đó một ngày sau, tức ngày 22/5/2018 ông Tới gửi thêm 2 văn bản gồm Công văn số 4884/UBND-VP, ngày 1/12/2015 (cách đây gần 3 năm) và Công văn số 836/UBND-VP, ngày 26/1/2018, sau khi có Văn bản số 2026-CV/VPTU ngày 16/1/2018 của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về việc chỉ đạo, xử lý các vi phạm đổ trộm đất, phế thải vật liệu xây dựng trên tuyến Đại lộ Thăng Long.
Tuy nhiên, ở đây có điều là không hiểu vì lý do gì (!?) sau khi đã có phản ánh của nhân dân; của các cơ quan thông tấn báo chí, trong đó riêng đối với Báo Tài nguyên và Môi trường đã có 4 loạt bài viết về phế thải ngang nhiên tung hoành trên tuyến Đại lộ Thăng Long và không dừng ở đó Văn phòng Thành ủy Hà Nội cũng đã có hẳn một Văn bản số 2026-CV/VPTU ngày 16/1/2018 chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức. Nhưng nạn đổ trộm phế thải tại đây không có chiếu hướng giảm đi, mà có dấu hiệu ngày càng tăng lên.
Để chứng minh rõ nét cho vấn đề này là tại kilômét số 14 Đại lộ Thăng Long và gần Cửa hàng xăng dầu Lý Hùng, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội số đất trạc, phế thải, vật liệu xây dựng ùn ứ, chất đống ngày một nhiều hơn, ngày một cao hơn và thực tế là đã san phẳng gần như hoàn toàn hành trăm m2 đất nông nghiệp của người dân trong khu vực.
Vì thế, câu hỏi mà dư luận, cũng như người dân nơi đây đang đặt ra là đăng sau hàng loạt công văn, văn bản phản ánh, chỉ đạo trên hiện tượng đổ đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng tràn lan vẫn tiếp tục tái diễn (?) Cơ quan chức năng địa phương đã ở đâu khi lượng phế thải liên tiếp được đổ ra tại đây (?); Có hay không việc bảo kê cho các đối tượng đổ phế thải (?); Ai là người phải chịu trách nhiệm khi nhiều ruộng đất nông nghiệp của người dân địa phương bỗng dưng trở thành bãi chôn lấp phế thải (?) gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong nhân dân.
Do đó, để trả lời cho những câu hỏi này thiết nghĩ đã đến lúc UBND thành phố Hà Nội, các Sở, ban ngành chức năng thành phố cần quyết liệt vào cuộc thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể khi để sẩy ra tình trạng hàng trăm m2 đất nông nghiệp bị san lấp bởi phế thải xây dựng.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Theo đó, tại cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Tới – Chuyên viên về mảng giao thông, Phòng Quản lý đô thị, UBND huyện Hoài Đức thừa nhận: “Là cán bộ Phòng Quản lý đô thị mới vào làm việc được 3 năm, lĩnh vực chính phụ trách là giao thông, không chuyên về mảng vệ sinh môi trường, rác thải, phế thải...”
Vậy nhưng, khi Báo Tài nguyên và Môi trường gửi Giấy giới thiệu đến trao đổi, làm rõ các vấn đề liên quan đến nạn đổ trộm phế thải ngang nhiên hoành hành trong phạm vi khu vực địa giới hành chính thuộc huyện Hoài Đức, lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức, lãnh đạo Phòng quản lý đô thị huyện vẫn giao cho cán bộ không chuyên trách trả lời Báo Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả ông Tới chỉ cung cấp cho phóng viên một số Văn bản dự thảo, chưa ghi số Công văn, chưa có ngày tháng và cũng chưa có cả phần chữ ký của lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức; lãnh đạo Phòng quản lý đô thị huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo vấn nạn phế thải đang bùng phát trên tuyến Đại lộ Thăng Long nằm trong phạm vi quản lý của huyện.
Ngoài các Văn bản mang tính chất dự thảo như trên, ông Tới chỉ cung cấp thêm cho phóng viên một số Công văn chỉ đạo chung chung của UBND huyện Hoài Đức về vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tiếp đó một ngày sau, tức ngày 22/5/2018 ông Tới gửi thêm 2 văn bản gồm Công văn số 4884/UBND-VP, ngày 1/12/2015 (cách đây gần 3 năm) và Công văn số 836/UBND-VP, ngày 26/1/2018, sau khi có Văn bản số 2026-CV/VPTU ngày 16/1/2018 của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về việc chỉ đạo, xử lý các vi phạm đổ trộm đất, phế thải vật liệu xây dựng trên tuyến Đại lộ Thăng Long.
Tuy nhiên, ở đây có điều là không hiểu vì lý do gì (!?) sau khi đã có phản ánh của nhân dân; của các cơ quan thông tấn báo chí, trong đó riêng đối với Báo Tài nguyên và Môi trường đã có 4 loạt bài viết về phế thải ngang nhiên tung hoành trên tuyến Đại lộ Thăng Long và không dừng ở đó Văn phòng Thành ủy Hà Nội cũng đã có hẳn một Văn bản số 2026-CV/VPTU ngày 16/1/2018 chỉ đạo UBND huyện Hoài Đức. Nhưng nạn đổ trộm phế thải tại đây không có chiếu hướng giảm đi, mà có dấu hiệu ngày càng tăng lên.
Để chứng minh rõ nét cho vấn đề này là tại kilômét số 14 Đại lộ Thăng Long và gần Cửa hàng xăng dầu Lý Hùng, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội số đất trạc, phế thải, vật liệu xây dựng ùn ứ, chất đống ngày một nhiều hơn, ngày một cao hơn và thực tế là đã san phẳng gần như hoàn toàn hành trăm m2 đất nông nghiệp của người dân trong khu vực.
Vì thế, câu hỏi mà dư luận, cũng như người dân nơi đây đang đặt ra là đăng sau hàng loạt công văn, văn bản phản ánh, chỉ đạo trên hiện tượng đổ đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng tràn lan vẫn tiếp tục tái diễn (?) Cơ quan chức năng địa phương đã ở đâu khi lượng phế thải liên tiếp được đổ ra tại đây (?); Có hay không việc bảo kê cho các đối tượng đổ phế thải (?); Ai là người phải chịu trách nhiệm khi nhiều ruộng đất nông nghiệp của người dân địa phương bỗng dưng trở thành bãi chôn lấp phế thải (?) gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong nhân dân.
Do đó, để trả lời cho những câu hỏi này thiết nghĩ đã đến lúc UBND thành phố Hà Nội, các Sở, ban ngành chức năng thành phố cần quyết liệt vào cuộc thanh tra, kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể khi để sẩy ra tình trạng hàng trăm m2 đất nông nghiệp bị san lấp bởi phế thải xây dựng.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.