Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin lấn chiếm đất công ở Thanh Trì
Tiếng dân - Ngày đăng : 05:45, 24/05/2018
(TN&MT) – Chính quyền xã Tam Hiệp nói gì sau khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo về việc kiểm tra xử lý về thông tin hàng nghìn mét đất công bị sử dụng sai mục...
(TN&MT) – Chính quyền xã Tam Hiệp nói gì sau khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo về việc kiểm tra xử lý về thông tin hàng nghìn mét đất công bị sử dụng sai mục đích, trong đó có cả người thân lãnh đạo địa phương.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản yêu cấu Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra thông tin báo chí phản ánh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tam Hiệp đang có chiều hướng gia tăng và công khai. Điều đáng nói, nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu liên quan đến người thân của lãnh đạo chủ chốt địa phương, thậm chí cả cán bộ huyện.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu người đứng đầu UBND huyện Thanh Trì kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.
Trước đó, báo chí phản ánh về hàng nghìn mét vuông đất công tại xã Tam Hiệp nhiều năm nay bị lấn chiếm làm nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu xây dựng, làm sân bóng thâm chí dựng nhà kiên cố. Hàng nghìn m2 đất tại khu vực từ đoạn đối diện bệnh viện Thăng Long được nhà nước giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 đã bị “biến tướng” thành hàng loạt hàng quán kinh doanh, các mặt hàng dịch vụ khác nhau. Với phong phú các mặt hàng kinh doanh: Cafe, ăn uống, kinh doanh VLXD, xưởng sản xuất kính, rửa xe, tạp hóa…
Không chỉ vậy, hàng loạt các nhà lán quây tôn, treo biển quảng cáo rầm rộ để phục vụ cho việc kinh doanh. Theo người dân thì trước đây khu vực này được các hộ làm cây cảnh, nhưng mấy năm trở lại đây thì lại buôn bán, kinh doanh các loại mặt hàng dịch vụ.
Nằm ngay cạnh khu vực trên là khu đất công rộng 1500m2 đã được “hô biến” thành sân bóng đá, nhà điều hành và kinh doanh hàng quán trong suốt thời gian dài mang lại một nguồn thu không nhỏ. Đáng nói, cuối nhà điều hành, quán ăn uống, phía giáp con đường mới ven bờ sông cũng đã được “chủ đầu tư” xây dựng để kinh doanh trái phép.
Ngoài ra, báo chí cũng phản ánh tại khu vực đối diện Trường Trung cấp nghề số 18 Bộ Quốc Phòng thuộc thôn Huỳnh Cung, cũng đang tồn tại hàng chục gian nhà được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tại ngõ 190 đường Tựu Liệt, rất nhiều diện tích đất được lấn chiếm, quây tôn để kinh doanh, làm bãi trông giữ xe trái phép. Hàng loạt nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại mặt đường Phan Trọng Tuệ cũng hoạt động rất công khai, nhộn nhịp.
Riêng sân bóng và một số hàng quán được phản ánh là của ông Ngô Hoàng Hải (Đại biểu HĐND huyện, Phó Ban chuyên trách Ban pháp chế HĐND huyện Thanh Trì). Mặc dù khu đất công này được UBND xã giao cho thôn quản lý, tuy nhiên ông Ngô Hoàng Hải là người đứng ra xây dựng và kinh doanh. Ông Ngô Hoàng Hải là cháu ruột của ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp).
Tình trạng này không phải mới diễn ra. Năm 2016 UBND huyện Thanh Trì từng có văn bản yêu cầu UBND xã Tam Hiệp giữ nguyên hiện trạng đối với các trường hợp vi phạm tại khu cánh đình, trước cổng bệnh viên Thăng Long, trước cổng trường dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng, không phát sinh vi phạm mới đến khi thực hiện dự án các hộ dân phải tháo dỡ. Nhưng khi dự án mở đường sông Tô Lịch thi công xong các hộ dân lại sửa chữa, mở rộng kinh doanh ra phía đường sông Tô Lịch. Hàng loạt nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh tại mặt đường Phan Trọng Tuệ đang hoạt động rất công khai, nhộn nhịp cũng từng bị phản ánh là được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Theo ghi nhận của PV báo Tài nguyên & Môi trường, thực tế hàng nghìn m2 đất đang tồn tại hàng loạt hàng quán kinh doanh, các mặt hàng dịch vụ khác nhau. Với phong phú các mặt hàng kinh doanh: Cafe, ăn uống, kinh doanh VLXD, xưởng sản xuất kính, rửa xe, tạp hóa…
Trả lời PV báo Tài nguyên & Môi trường, ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp) xác nhận ông Hải là cháu mình. Nhưng theo ông Toàn, việc ông Toàn sử dụng đất hay kinh doanh thế nào không liên quan đến chú cháu. “Những vấn đề báo nêu là do tồn tại cũ. Sau khi có thông tin phản ánh và chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội cũng như của huyện chúng tôi đã vào cuộc rà soát để báo cáo huyện”. - Vị này nói.
Khi PV nêu thắc mắc tại sao tình trạng diễn ra nhiều năm mà UBND xã không rà soát xử lý, ông Toàn nói rằng mình mới giữ chức chủ tịch xã Tam Hiệp được... 2 năm. Nhưng ông chủ tịch xã im lặng trước câu hỏi của PV về lý do 2 năm qua xã không rà soát mà phải chờ đến khi TP chỉ đạo.
Các lãnh đạo xã ở đây không hề nói đến trách nhiệm của mình trong thời gian tại vị để tình trạng trên diễn ra. Từ đầu đến cuối, ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch) và Đỗ Văn Ấu (PCT) chỉ nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 câu là "xã đang rà soát và sẽ có báo cáo".
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản yêu cấu Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra thông tin báo chí phản ánh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tam Hiệp đang có chiều hướng gia tăng và công khai. Điều đáng nói, nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu liên quan đến người thân của lãnh đạo chủ chốt địa phương, thậm chí cả cán bộ huyện.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu người đứng đầu UBND huyện Thanh Trì kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.
Trước đó, báo chí phản ánh về hàng nghìn mét vuông đất công tại xã Tam Hiệp nhiều năm nay bị lấn chiếm làm nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu xây dựng, làm sân bóng thâm chí dựng nhà kiên cố. Hàng nghìn m2 đất tại khu vực từ đoạn đối diện bệnh viện Thăng Long được nhà nước giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 đã bị “biến tướng” thành hàng loạt hàng quán kinh doanh, các mặt hàng dịch vụ khác nhau. Với phong phú các mặt hàng kinh doanh: Cafe, ăn uống, kinh doanh VLXD, xưởng sản xuất kính, rửa xe, tạp hóa…
Không chỉ vậy, hàng loạt các nhà lán quây tôn, treo biển quảng cáo rầm rộ để phục vụ cho việc kinh doanh. Theo người dân thì trước đây khu vực này được các hộ làm cây cảnh, nhưng mấy năm trở lại đây thì lại buôn bán, kinh doanh các loại mặt hàng dịch vụ.
Nằm ngay cạnh khu vực trên là khu đất công rộng 1500m2 đã được “hô biến” thành sân bóng đá, nhà điều hành và kinh doanh hàng quán trong suốt thời gian dài mang lại một nguồn thu không nhỏ. Đáng nói, cuối nhà điều hành, quán ăn uống, phía giáp con đường mới ven bờ sông cũng đã được “chủ đầu tư” xây dựng để kinh doanh trái phép.
Ngoài ra, báo chí cũng phản ánh tại khu vực đối diện Trường Trung cấp nghề số 18 Bộ Quốc Phòng thuộc thôn Huỳnh Cung, cũng đang tồn tại hàng chục gian nhà được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tại ngõ 190 đường Tựu Liệt, rất nhiều diện tích đất được lấn chiếm, quây tôn để kinh doanh, làm bãi trông giữ xe trái phép. Hàng loạt nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại mặt đường Phan Trọng Tuệ cũng hoạt động rất công khai, nhộn nhịp.
Riêng sân bóng và một số hàng quán được phản ánh là của ông Ngô Hoàng Hải (Đại biểu HĐND huyện, Phó Ban chuyên trách Ban pháp chế HĐND huyện Thanh Trì). Mặc dù khu đất công này được UBND xã giao cho thôn quản lý, tuy nhiên ông Ngô Hoàng Hải là người đứng ra xây dựng và kinh doanh. Ông Ngô Hoàng Hải là cháu ruột của ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp).
Tình trạng này không phải mới diễn ra. Năm 2016 UBND huyện Thanh Trì từng có văn bản yêu cầu UBND xã Tam Hiệp giữ nguyên hiện trạng đối với các trường hợp vi phạm tại khu cánh đình, trước cổng bệnh viên Thăng Long, trước cổng trường dạy nghề số 18 Bộ Quốc Phòng, không phát sinh vi phạm mới đến khi thực hiện dự án các hộ dân phải tháo dỡ. Nhưng khi dự án mở đường sông Tô Lịch thi công xong các hộ dân lại sửa chữa, mở rộng kinh doanh ra phía đường sông Tô Lịch. Hàng loạt nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh tại mặt đường Phan Trọng Tuệ đang hoạt động rất công khai, nhộn nhịp cũng từng bị phản ánh là được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Theo ghi nhận của PV báo Tài nguyên & Môi trường, thực tế hàng nghìn m2 đất đang tồn tại hàng loạt hàng quán kinh doanh, các mặt hàng dịch vụ khác nhau. Với phong phú các mặt hàng kinh doanh: Cafe, ăn uống, kinh doanh VLXD, xưởng sản xuất kính, rửa xe, tạp hóa…
Trả lời PV báo Tài nguyên & Môi trường, ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp) xác nhận ông Hải là cháu mình. Nhưng theo ông Toàn, việc ông Toàn sử dụng đất hay kinh doanh thế nào không liên quan đến chú cháu. “Những vấn đề báo nêu là do tồn tại cũ. Sau khi có thông tin phản ánh và chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội cũng như của huyện chúng tôi đã vào cuộc rà soát để báo cáo huyện”. - Vị này nói.
Khi PV nêu thắc mắc tại sao tình trạng diễn ra nhiều năm mà UBND xã không rà soát xử lý, ông Toàn nói rằng mình mới giữ chức chủ tịch xã Tam Hiệp được... 2 năm. Nhưng ông chủ tịch xã im lặng trước câu hỏi của PV về lý do 2 năm qua xã không rà soát mà phải chờ đến khi TP chỉ đạo.
Các lãnh đạo xã ở đây không hề nói đến trách nhiệm của mình trong thời gian tại vị để tình trạng trên diễn ra. Từ đầu đến cuối, ông Ngô Ngọc Toàn (Chủ tịch) và Đỗ Văn Ấu (PCT) chỉ nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 câu là "xã đang rà soát và sẽ có báo cáo".
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...