Hà Nội: Thanh tra việc chấp hành pháp luật PCCC tại dự án chung cư 143 Hạ Đình
Tiếng dân - Ngày đăng : 18:36, 03/05/2018
(TN&MT) - Việc thanh tra để đánh giá việc chấp hành các quy định về PCCC của chủ đầu tư, phát hiện những tồn tại, sai phạm nếu có, xác định rõ nguyên nhân đề...
(TN&MT) - Việc thanh tra để đánh giá việc chấp hành các quy định về PCCC của chủ đầu tư, phát hiện những tồn tại, sai phạm nếu có, xác định rõ nguyên nhân đề xuất cách khắc phục, xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chấp hành các quy định về PCCC.
Theo Cổng thông tin Hà Nội, ngày 02/05/2018, quận Thanh Xuân đã tổ chức công bố quyết định thanh tra về phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại dự án tòa nhà làm việc và chung cư cao tầng cho cán bộ công nhân viên số 143, ngõ 85, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (gọi tắt là dự án chung cư 143 Hạ Đình).
Thay mặt đoàn thanh tra, đại diện Phòng Cảnh sát PC&CC số 8 đã công bố quyết định thanh tra trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đối với dự án chung cư 143 Hạ Đình do Công ty cổ phần Đầu tư 135 làm chủ đầu tư.
Theo đó, việc thanh tra lần này nhằm mục đích đánh giá tình hình thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, từ đó, chỉ rõ những việc làm tốt để tiếp tục phát huy, đồng thời, phát hiện những tồn tại, thiếu sót, sai phạm nếu có, xác định rõ các nguyên nhân để đề xuất cách khắc phục, xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC.Qua thanh tra sẽ phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC để kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp nhằm nâng cao việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo tìm hiểu của PV, dự án chung cư 143 Hạ Đình nằm trong danh sách các công trình vi phạm PCCC trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt dự án bị liệt vào danh sách công trình còn tồn tại vi phạm (vẫn có khả năng khắc phục) và sau ngày 30/04/2018 nếu không khắc phục sẽ chuyển hồ sơ vi phạm quy định về PCCC sang Cơ quan điều tra - Công an TP. Hà Nội để điều tra, xem xét xử lý, khởi tố đúng quy định của pháp luật.
Theo xác định của cơ quan chức năng, tại dự án chung cư 143 Hạ Đình, từ tầng 2-5 thay đổi mặt bằng, không đảm bảo thoát nạn, tầng 1-5 chưa có giải pháp hút khói hành lang. Tính đến thời điểm ngày 15/04/2018, dự án chung cư 143 Hạ Đình vẫn chưa khắc phục được tồn tại.
Liên quan đến các công trình vi phạm quy định PCCC trên địa bàn Hà Nội, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1859/UBND-NC do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu ký yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục các tồn tại vi phạm về PCCC.Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư cơ sở, công trình nhà cao tầng, siêu cao tầng còn các tồn tại, vi phạm về PCCC tại từng tòa nhà, công trình khẩn trương tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, vi phạm về PCCC, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/06/2018.
Đồng thời nghiêm túc thực hiện việc thường xuyên duy trì, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC tại công trình, chấp hành nghiêm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
Đối với các giải pháp liên quan đến việc thay đổi công năng, cải tạo bố trí mặt bằng, quy mô, kiến trúc, kết cấu phải xây dựng hồ sơ, trình các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép theo quy định.
UBND TP. Hà Nội giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trên của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Cảnh sát PC&CC Thành phổ và các đơn vị liên quan xem xét thẩm định cấp phép, thẩm duyệt về PCCC đối với các cơ sở, công trình trong việc thay đổi công năng, cải tạo mặt bằng, quy mô, kiển trúc, kết cấu để đảm bảo yêu cầu về PCCC.UBND TP. Hà Nội cũng giao Cảnh sát PC&CC Thành phố rà soát chính xác các tồn tại vi phạm của các cơ sở, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức, thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan. Theo tiến độ kiểm tra, rà soát từng công trình, phối hợp với các cơ quan truyền thông thường xuyên đăng tải công khai, đầy đủ danh tính và nội dung tồn tại vi phạm về PCCC, tiến độ khắc phục của chủ đầu tư.
Trước đó, ngày 24/04, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra liên ngành về PCCC đối với nhà chung cư, nhà cao tầng và các cơ sở tập trung đông người có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm tới công tác PCCC, riêng đối với nhà chung cư, nhà cao tầng, siêu cao tầng. Thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phối hợp với Sở Xây dựng, Thanh tra Thành phố kiểm tra 5.565 lượt cơ sở. Đã ban hành 504 công văn kiến nghị về công tác PCCC, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 244 lượt cơ sở với tổng số tiền là 3,7 tỷ đồng, tạm đình chỉ 78 lượt, đình chỉ 61 lượt hạng mục nhà, công trình.
Trong đó, các nhà chung cư cao tầng, đã tiến hành kiểm tra 3.886 lượt cơ sở, ban hành 497 công văn kiến nghị về công tác PCCC; lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 202 lượt cơ sở, tạm đình chỉ 71 lượt, đình chỉ 56 lượt hạng mục nhà, công trình. Đối với nhà chung cư tái định cư đã phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra 815 lượt nhà chung cư tái định cư, ban hành 56 công văn kiến nghị yêu cầu cơ sở khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC.
Đặc biệt, Cảnh sát PCCC cũng phối hợp với Thanh tra Thành phố thanh tra 8 công trình chung cư cao tầng nằm trong 79 công trình vi phạm về PCCC trong đầu tư xây dựng. Tập hợp và chuyển hồ sơ 3 công trình vi phạm về PCCC cho cơ quan Điều tra - Công an Thành phố Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định. Tòa án nhân dân Thành phố đã xét xử vụ cháy tại quán Karaoke số 68 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy (đã tuyên án phạt tù đối với 3 bị cáo).
Đối với chợ, thành phố đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC 529 lượt cơ sở, phát hiện 748 tồn tại, vi phạm về PCCC; lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 99 lượt cơ sở vởi tổng số tiền hơn 310 triệu đồng... Ở các siêu thị, trung tâm thương mại, đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC 425 lượt cơ sở, phát hiện 364 tồn tại, vi phạm về PCCC. Lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 65 lượt cơ sở với tổng số tiền hơn 251 triệu đồng...
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đã chỉ ra những hạn chế và đánh giá những yếu kém đối với những công trình nhà ở, trung tâm thương mại mà đoàn liên ngành của Bộ Công an vừa đi kiểm tra.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Thành, đối với những khu chung cơ còn tồn tại nhiều yếu kém, không đảm bảo yêu cầu cũng như thực hiện không đầy đủ các quy định về PCCC cần nêu rõ thời gian khắc phục rõ ràng, nếu các đơn vị không sớm khắc phục sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công an gợi ý, thành phố Hà Nội cần có chế tài mạnh xử lý các vi phạm PCCC (có thể không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ đầu tư xây dựng). Thành phố cần tập trung đầu tư hệ thống nước chữa cháy, thực hiện quy hoạch đường giao thông, ngoài ra cần quan tâm đến các nhà tái định cư xuống cấp không đảm bảo PCCC.
Theo Cổng thông tin Hà Nội, ngày 02/05/2018, quận Thanh Xuân đã tổ chức công bố quyết định thanh tra về phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại dự án tòa nhà làm việc và chung cư cao tầng cho cán bộ công nhân viên số 143, ngõ 85, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (gọi tắt là dự án chung cư 143 Hạ Đình).
Thay mặt đoàn thanh tra, đại diện Phòng Cảnh sát PC&CC số 8 đã công bố quyết định thanh tra trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đối với dự án chung cư 143 Hạ Đình do Công ty cổ phần Đầu tư 135 làm chủ đầu tư.
Theo đó, việc thanh tra lần này nhằm mục đích đánh giá tình hình thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, từ đó, chỉ rõ những việc làm tốt để tiếp tục phát huy, đồng thời, phát hiện những tồn tại, thiếu sót, sai phạm nếu có, xác định rõ các nguyên nhân để đề xuất cách khắc phục, xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC.Qua thanh tra sẽ phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC để kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp nhằm nâng cao việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo tìm hiểu của PV, dự án chung cư 143 Hạ Đình nằm trong danh sách các công trình vi phạm PCCC trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt dự án bị liệt vào danh sách công trình còn tồn tại vi phạm (vẫn có khả năng khắc phục) và sau ngày 30/04/2018 nếu không khắc phục sẽ chuyển hồ sơ vi phạm quy định về PCCC sang Cơ quan điều tra - Công an TP. Hà Nội để điều tra, xem xét xử lý, khởi tố đúng quy định của pháp luật.
Theo xác định của cơ quan chức năng, tại dự án chung cư 143 Hạ Đình, từ tầng 2-5 thay đổi mặt bằng, không đảm bảo thoát nạn, tầng 1-5 chưa có giải pháp hút khói hành lang. Tính đến thời điểm ngày 15/04/2018, dự án chung cư 143 Hạ Đình vẫn chưa khắc phục được tồn tại.
Liên quan đến các công trình vi phạm quy định PCCC trên địa bàn Hà Nội, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1859/UBND-NC do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu ký yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục các tồn tại vi phạm về PCCC.Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư cơ sở, công trình nhà cao tầng, siêu cao tầng còn các tồn tại, vi phạm về PCCC tại từng tòa nhà, công trình khẩn trương tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục những tồn tại, vi phạm về PCCC, thời hạn hoàn thành trước ngày 30/06/2018.
Đồng thời nghiêm túc thực hiện việc thường xuyên duy trì, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC tại công trình, chấp hành nghiêm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
Đối với các giải pháp liên quan đến việc thay đổi công năng, cải tạo bố trí mặt bằng, quy mô, kiến trúc, kết cấu phải xây dựng hồ sơ, trình các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép theo quy định.
UBND TP. Hà Nội giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trên của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Cảnh sát PC&CC Thành phổ và các đơn vị liên quan xem xét thẩm định cấp phép, thẩm duyệt về PCCC đối với các cơ sở, công trình trong việc thay đổi công năng, cải tạo mặt bằng, quy mô, kiển trúc, kết cấu để đảm bảo yêu cầu về PCCC.UBND TP. Hà Nội cũng giao Cảnh sát PC&CC Thành phố rà soát chính xác các tồn tại vi phạm của các cơ sở, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức, thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan. Theo tiến độ kiểm tra, rà soát từng công trình, phối hợp với các cơ quan truyền thông thường xuyên đăng tải công khai, đầy đủ danh tính và nội dung tồn tại vi phạm về PCCC, tiến độ khắc phục của chủ đầu tư.
Trước đó, ngày 24/04, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra liên ngành về PCCC đối với nhà chung cư, nhà cao tầng và các cơ sở tập trung đông người có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm tới công tác PCCC, riêng đối với nhà chung cư, nhà cao tầng, siêu cao tầng. Thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phối hợp với Sở Xây dựng, Thanh tra Thành phố kiểm tra 5.565 lượt cơ sở. Đã ban hành 504 công văn kiến nghị về công tác PCCC, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 244 lượt cơ sở với tổng số tiền là 3,7 tỷ đồng, tạm đình chỉ 78 lượt, đình chỉ 61 lượt hạng mục nhà, công trình.
Trong đó, các nhà chung cư cao tầng, đã tiến hành kiểm tra 3.886 lượt cơ sở, ban hành 497 công văn kiến nghị về công tác PCCC; lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 202 lượt cơ sở, tạm đình chỉ 71 lượt, đình chỉ 56 lượt hạng mục nhà, công trình. Đối với nhà chung cư tái định cư đã phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra 815 lượt nhà chung cư tái định cư, ban hành 56 công văn kiến nghị yêu cầu cơ sở khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC.
Đặc biệt, Cảnh sát PCCC cũng phối hợp với Thanh tra Thành phố thanh tra 8 công trình chung cư cao tầng nằm trong 79 công trình vi phạm về PCCC trong đầu tư xây dựng. Tập hợp và chuyển hồ sơ 3 công trình vi phạm về PCCC cho cơ quan Điều tra - Công an Thành phố Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định. Tòa án nhân dân Thành phố đã xét xử vụ cháy tại quán Karaoke số 68 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy (đã tuyên án phạt tù đối với 3 bị cáo).
Đối với chợ, thành phố đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC 529 lượt cơ sở, phát hiện 748 tồn tại, vi phạm về PCCC; lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 99 lượt cơ sở vởi tổng số tiền hơn 310 triệu đồng... Ở các siêu thị, trung tâm thương mại, đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC 425 lượt cơ sở, phát hiện 364 tồn tại, vi phạm về PCCC. Lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 65 lượt cơ sở với tổng số tiền hơn 251 triệu đồng...
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đã chỉ ra những hạn chế và đánh giá những yếu kém đối với những công trình nhà ở, trung tâm thương mại mà đoàn liên ngành của Bộ Công an vừa đi kiểm tra.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Thành, đối với những khu chung cơ còn tồn tại nhiều yếu kém, không đảm bảo yêu cầu cũng như thực hiện không đầy đủ các quy định về PCCC cần nêu rõ thời gian khắc phục rõ ràng, nếu các đơn vị không sớm khắc phục sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công an gợi ý, thành phố Hà Nội cần có chế tài mạnh xử lý các vi phạm PCCC (có thể không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ đầu tư xây dựng). Thành phố cần tập trung đầu tư hệ thống nước chữa cháy, thực hiện quy hoạch đường giao thông, ngoài ra cần quan tâm đến các nhà tái định cư xuống cấp không đảm bảo PCCC.