Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng giải quyết vụ cư dân Bright City kêu cứu
Tiếng dân - Ngày đăng : 16:31, 28/04/2018
(TN&MT) - Nhận được đơn cầu cứu của nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Bright City, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chuyển đơn đến Bộ Xây dựng để xem xét, xử...
(TN&MT) - Nhận được đơn cầu cứu của nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Bright City, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chuyển đơn đến Bộ Xây dựng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền và trả lời công dân theo đúng quy định.
Cần sớm giải quyết dứt điểm
Liên quan đến Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City), chủ đầu tư là Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long. Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 26/04/2018, Ủy ban Phát luật của Quốc hội khóa XIV đã có Văn bản số 1329/UBPL 14 gửi Bộ Xây dựng giải quyết đơn thư của công dân.
Văn bản nêu rõ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận được đơn thư của nhiều công dân trú tại TP. Hà Nội có cùng nội dung khiếu nại về việc chậm bàn giao nhà; dừng thi công Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (dự án thuộc gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng) tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chuyển đơn đến Bộ Xây dựng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền và trả lời công dân theo đúng quy định.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng trao đổi, làm việc với các cơ quan có liên quan và thông tin về vụ việc tới Ủy ban Pháp luật chậm nhất ngày 15/05/2018 để thực hiện giám sát theo thẩm quyền, trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Pháp luật có thể xem xét đến việc tổ chức giải trình theo quy định.Đến thời điểm hiện tại, không chỉ có đơn thư gửi đến Ủy ban Pháp luật của Quốc hội mà các khách hàng mua nhà tại dự án này cũng có đơn cầu cứu Chính phủ và cả Đại biểu Quốc hội.
Theo đó, ngày 03/04/2018, bà Trần Thị Phương Hoa - Đại biểu Quốc hội Khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã có Phiếu báo tin của Đại biểu Quốc hội gửi ông Hà Duy Hoan (địa chỉ tại Công ty TNHH Hanoi Steel Center, lô M5B, KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội).
Tại Phiếu báo tin, bà Trần Thị Phương Hoa, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội xác nhận đã nhận được đơn của ông Hoan về sự việc xảy ra tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long.
Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Phương Hoa đã chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trước đó, ngày 27/03/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2774/VPCP-V.I gửi UBND TP. Hà Nội về việc phản ánh kiến nghị của một số công dân mua nhà tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City) ở xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội).Văn bản nêu rõ, ông Hà Duy Hoan (địa chỉ tại Công ty TNHH Hanoi Steel Center, lô M5B, KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) và một số công dân có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thi công Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
''Thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển đến UBND TP. Hà Nội đơn phản ánh, kiến nghị nêu trên của ông Hà Duy Hoan và một số công dân để xem xét, giải quyết theo quy định và đề nghị thông báo cho Văn phòng Chính phủ kết quả giải quyết'', văn bản nêu.
Khó khăn chồng khó khăn
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, hiện nay, hơn 500 khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án Bright City đang kêu cứu lên các cơ quan chức năng về tình trạng dự án chậm bàn giao nhà, thậm chí chủ đầu tư còn đòi đơn phương thanh lý hợp đồng khiến họ vô cùng bức xúc.
Tại đơn kêu cứu, các khách hàng cho biết mặc dù dự án đã từng có tiền lệ xấu, nhưng tin tưởng vào việc chủ đầu tư đã được cấp phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội, đồng thời được hỗ trợ lãi suất bởi ngân hàng nên nhiều khách hàng đã bán nhà ở quê, vay tiền ngân hàng để làm thủ tục mua nhà... nhưng giờ đã phải ôm hận.
Dự án được khởi công từ 11/2014 và cam kết hoàn thành việc xây dựng, bàn giao nhà vào quí III - IV/2017 với phương thức người mua nhà được thanh toán thành 08 đợt, với các mốc thời gian còn lại dự kiến là xây dựng xong phần thô tầng 30 vào tháng 11/2016; nghiệm thu kỹ thuật vào tháng 08/2017; bàn giao nhà vào tháng 12/2017.
Theo dự kiến là vậy, tuy nhiên, đến cuối năm 2016, chủ đầu tư ra thông báo dừng thi công với lý do là thiếu vốn. Đây cũng là thời điểm nhà băng ngừng cho vay gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Do đó, từ tháng 01/2017, để có nguồn lực triển khai tiếp dự án, chủ đầu tư cũng như người mua nhà phải nhận giải ngân từ ngân hàng với lãi suất thương mại.Trong diễn biến mới nhất, sáng 26/04/2018, hàng trăm khách hàng mua nhà tại Bright City đã tham dự cuộc họp bàn về phương án và các giải pháp để tiếp tục triển khai dự án sau quá trình chậm tiến độ, ngừng thi công.
Cuộc họp có sự tham dự của 04 bên gồm: Đại diện chủ đầu tư là ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long, đại diện phía ngân hàng là ông Lê Huy Hoàng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội, đại diện UBND huyện Hoài Đức là ông Cao Văn Tâm - Phó Chánh Thanh tra huyện Hoài Đức và hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án Bright City.
Tại cuộc họp, ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long cho biết, tình hình triển khai dự án Bright City đang gặp rất nhiều khó khăn do Công ty không còn nguồn vốn thực hiện, ngay từ khi thực hiện dự án, chủ đầu tư đã phải gánh rất nhiều khoản chi phí, trong khi đó gói vay 30.000 tỷ đồng lại dừng giải ngân nên gặp rất nhiều khó khăn.
''Dự án này không phải được UBND TP. Hà Nội giao đất mà chúng tôi tự mua đất, tức là nhóm cổ đông của Công ty đã đứng ra mua đất của chủ cũ, sau đó dự án được chuyển thành nhà ở xã hội. Đã là nhà ở xã hội thì khách hàng được vay vốn ưu đãi và chủ đầu tư như chúng tôi cũng phải được vay vốn ưu đãi nhưng gói vay 30.000 tỷ đồng lại bị dừng khiến chúng tôi phải đi vay lãi suất thương mại khiến lãi chồng lãi,'', ông Sơn trần tình.
Theo ông Sơn, cả chủ đầu tư và khách hàng đều là nạn nhân của chính sách, Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đã làm đơn cầu cứu khắp nơi nhưng không được đáp ứng, trong khi đó vẫn phải trả lãi cho ngân hàng với lãi suất thương mại nhưng không có nguồn thu khiến Công ty không còn đủ khả năng thực hiện dự án.
"Trong cuộc họp ngày hôm nay tôi rất đau khổ, rất đau đầu, hiểu hết các bức xúc của anh chị nhưng trước sự cơ cực này, chúng tôi xin các anh chị hiểu và chia sẻ, chúng tôi không còn đường nào'', ông Sơn nói.Ông Sơn cũng cho rằng, giải pháp thiết thực nhất hiện nay là Công ty là sẽ chuyển người dân của tòa nhà A2 sang hai tòa nhà A1.1 và A1.2. Chủ đầu tư cũng cam kết trong vòng 30 ngày sẽ chuyển tiền đối ứng cho ngân hàng đối với việc xây dựng hai tòa nhà A1.1 và A1.2.
Trước phương án này, các cư dân đặt câu hỏi về phương án cụ thể trong di dời cư dân từ tòa A2 sang A1.1 và A1.2 như thế nào thì ông Sơn chưa trả lời được và cam kết sẽ đưa ra phương án chi tiết, cụ thể trong thời gian sớm nhất.
Trái ngược với phương án được chủ đầu tư đưa ra, nhiều khách hàng của dự án cho biết mong muốn lớn nhất là nhận được nhà nhưng phải có sự bàn giao đồng thời giữa hai tòa A1.1 và A1.2 đồng thời chủ đầu tư cũng phải ký cam kết thực hiện có cả đại diện chính quyền địa phương và phía ngân hàng.
"Chủ đầu tư cứ cam kết miệng nhưng chúng tôi không tin tưởng nữa. Chúng tôi cần có văn bản kèm chữ ký của BIDV, bảo lãnh hai tòa A1.1 và A1.2 cho đến khi chủ đầu tư bàn giao nhà. Nếu theo hạn của văn bản mà việc bàn giao nhà không được thực hiện thì BIDV phải có cam kết trách nhiệm rõ ràng với người trả lãi mua nhà trong dự án này", một khách hàng chia sẻ.
Trong khi đó, ông Lê Huy Hoàng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội cho biết, phía ngân hàng và chủ đầu tư cũng đã nỗ lực tìm nguồn vay ưu đãi nhưng chưa được đáp ứng. Mặc dù không bán được hàng, nhưng ngân hàng và chủ đầu tư phải bổ sung thêm tiền để đạt được mục tiêu có nhà cho khách hàng.
Ông Lê Huy Hoàng cũng cho biết nguyên nhân không thể rót vốn để đồng thời triển khai một lúc 3 tòa vì hiện chủ đầu tư không bán được hàng thì ngân hàng không thể giải ngân tiếp cho chủ đầu tư. Đồng thời, phía ngân hàng sẽ giãn nợ gốc và chưa thu lãi vay cho khách hàng trong thời gian chưa nhận được nhà chứ không giảm lãi như mong muốn của khách hàng.
Trao đổi với PV, chị N.T.M - một khách hàng mua nhà tại dự án Bright City cho biết: "Cuộc họp vẫn chưa đi đến một kết quả chính thức nào, chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra một mốc thời gian cụ thể bàn giao nhà cho khách hàng, cũng không dám ký cam kết thực hiện khiến chúng tôi vô cùng thất vọng''.
"Chủ đầu tư muốn chúng tôi chia sẻ khó khăn, nhưng chính chúng tôi cũng đang gặp khó khăn khi chưa có nhà mà vẫn phải trả lãi ngân hàng hàng tháng mà ngân hàng cũng không giảm lãi, chúng tôi cần một mốc thời gian cụ thể bàn giao nhà để có phương án cân đối sinh hoạt cuộc sống'', chị M chia sẻ.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Cần sớm giải quyết dứt điểm
Liên quan đến Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City), chủ đầu tư là Công ty TNHH Bánh Kẹo Thăng Long. Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 26/04/2018, Ủy ban Phát luật của Quốc hội khóa XIV đã có Văn bản số 1329/UBPL 14 gửi Bộ Xây dựng giải quyết đơn thư của công dân.
Văn bản nêu rõ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận được đơn thư của nhiều công dân trú tại TP. Hà Nội có cùng nội dung khiếu nại về việc chậm bàn giao nhà; dừng thi công Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (dự án thuộc gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng) tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chuyển đơn đến Bộ Xây dựng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền và trả lời công dân theo đúng quy định.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng trao đổi, làm việc với các cơ quan có liên quan và thông tin về vụ việc tới Ủy ban Pháp luật chậm nhất ngày 15/05/2018 để thực hiện giám sát theo thẩm quyền, trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Pháp luật có thể xem xét đến việc tổ chức giải trình theo quy định.Đến thời điểm hiện tại, không chỉ có đơn thư gửi đến Ủy ban Pháp luật của Quốc hội mà các khách hàng mua nhà tại dự án này cũng có đơn cầu cứu Chính phủ và cả Đại biểu Quốc hội.
Theo đó, ngày 03/04/2018, bà Trần Thị Phương Hoa - Đại biểu Quốc hội Khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã có Phiếu báo tin của Đại biểu Quốc hội gửi ông Hà Duy Hoan (địa chỉ tại Công ty TNHH Hanoi Steel Center, lô M5B, KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội).
Tại Phiếu báo tin, bà Trần Thị Phương Hoa, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội xác nhận đã nhận được đơn của ông Hoan về sự việc xảy ra tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long.
Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Phương Hoa đã chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trước đó, ngày 27/03/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2774/VPCP-V.I gửi UBND TP. Hà Nội về việc phản ánh kiến nghị của một số công dân mua nhà tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tên thương mại là Bright City) ở xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội).Văn bản nêu rõ, ông Hà Duy Hoan (địa chỉ tại Công ty TNHH Hanoi Steel Center, lô M5B, KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) và một số công dân có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thi công Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
''Thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chuyển đến UBND TP. Hà Nội đơn phản ánh, kiến nghị nêu trên của ông Hà Duy Hoan và một số công dân để xem xét, giải quyết theo quy định và đề nghị thông báo cho Văn phòng Chính phủ kết quả giải quyết'', văn bản nêu.
Khó khăn chồng khó khăn
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, hiện nay, hơn 500 khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án Bright City đang kêu cứu lên các cơ quan chức năng về tình trạng dự án chậm bàn giao nhà, thậm chí chủ đầu tư còn đòi đơn phương thanh lý hợp đồng khiến họ vô cùng bức xúc.
Tại đơn kêu cứu, các khách hàng cho biết mặc dù dự án đã từng có tiền lệ xấu, nhưng tin tưởng vào việc chủ đầu tư đã được cấp phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội, đồng thời được hỗ trợ lãi suất bởi ngân hàng nên nhiều khách hàng đã bán nhà ở quê, vay tiền ngân hàng để làm thủ tục mua nhà... nhưng giờ đã phải ôm hận.
Dự án được khởi công từ 11/2014 và cam kết hoàn thành việc xây dựng, bàn giao nhà vào quí III - IV/2017 với phương thức người mua nhà được thanh toán thành 08 đợt, với các mốc thời gian còn lại dự kiến là xây dựng xong phần thô tầng 30 vào tháng 11/2016; nghiệm thu kỹ thuật vào tháng 08/2017; bàn giao nhà vào tháng 12/2017.
Theo dự kiến là vậy, tuy nhiên, đến cuối năm 2016, chủ đầu tư ra thông báo dừng thi công với lý do là thiếu vốn. Đây cũng là thời điểm nhà băng ngừng cho vay gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Do đó, từ tháng 01/2017, để có nguồn lực triển khai tiếp dự án, chủ đầu tư cũng như người mua nhà phải nhận giải ngân từ ngân hàng với lãi suất thương mại.Trong diễn biến mới nhất, sáng 26/04/2018, hàng trăm khách hàng mua nhà tại Bright City đã tham dự cuộc họp bàn về phương án và các giải pháp để tiếp tục triển khai dự án sau quá trình chậm tiến độ, ngừng thi công.
Cuộc họp có sự tham dự của 04 bên gồm: Đại diện chủ đầu tư là ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long, đại diện phía ngân hàng là ông Lê Huy Hoàng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội, đại diện UBND huyện Hoài Đức là ông Cao Văn Tâm - Phó Chánh Thanh tra huyện Hoài Đức và hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án Bright City.
Tại cuộc họp, ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long cho biết, tình hình triển khai dự án Bright City đang gặp rất nhiều khó khăn do Công ty không còn nguồn vốn thực hiện, ngay từ khi thực hiện dự án, chủ đầu tư đã phải gánh rất nhiều khoản chi phí, trong khi đó gói vay 30.000 tỷ đồng lại dừng giải ngân nên gặp rất nhiều khó khăn.
''Dự án này không phải được UBND TP. Hà Nội giao đất mà chúng tôi tự mua đất, tức là nhóm cổ đông của Công ty đã đứng ra mua đất của chủ cũ, sau đó dự án được chuyển thành nhà ở xã hội. Đã là nhà ở xã hội thì khách hàng được vay vốn ưu đãi và chủ đầu tư như chúng tôi cũng phải được vay vốn ưu đãi nhưng gói vay 30.000 tỷ đồng lại bị dừng khiến chúng tôi phải đi vay lãi suất thương mại khiến lãi chồng lãi,'', ông Sơn trần tình.
Theo ông Sơn, cả chủ đầu tư và khách hàng đều là nạn nhân của chính sách, Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đã làm đơn cầu cứu khắp nơi nhưng không được đáp ứng, trong khi đó vẫn phải trả lãi cho ngân hàng với lãi suất thương mại nhưng không có nguồn thu khiến Công ty không còn đủ khả năng thực hiện dự án.
"Trong cuộc họp ngày hôm nay tôi rất đau khổ, rất đau đầu, hiểu hết các bức xúc của anh chị nhưng trước sự cơ cực này, chúng tôi xin các anh chị hiểu và chia sẻ, chúng tôi không còn đường nào'', ông Sơn nói.Ông Sơn cũng cho rằng, giải pháp thiết thực nhất hiện nay là Công ty là sẽ chuyển người dân của tòa nhà A2 sang hai tòa nhà A1.1 và A1.2. Chủ đầu tư cũng cam kết trong vòng 30 ngày sẽ chuyển tiền đối ứng cho ngân hàng đối với việc xây dựng hai tòa nhà A1.1 và A1.2.
Trước phương án này, các cư dân đặt câu hỏi về phương án cụ thể trong di dời cư dân từ tòa A2 sang A1.1 và A1.2 như thế nào thì ông Sơn chưa trả lời được và cam kết sẽ đưa ra phương án chi tiết, cụ thể trong thời gian sớm nhất.
Trái ngược với phương án được chủ đầu tư đưa ra, nhiều khách hàng của dự án cho biết mong muốn lớn nhất là nhận được nhà nhưng phải có sự bàn giao đồng thời giữa hai tòa A1.1 và A1.2 đồng thời chủ đầu tư cũng phải ký cam kết thực hiện có cả đại diện chính quyền địa phương và phía ngân hàng.
"Chủ đầu tư cứ cam kết miệng nhưng chúng tôi không tin tưởng nữa. Chúng tôi cần có văn bản kèm chữ ký của BIDV, bảo lãnh hai tòa A1.1 và A1.2 cho đến khi chủ đầu tư bàn giao nhà. Nếu theo hạn của văn bản mà việc bàn giao nhà không được thực hiện thì BIDV phải có cam kết trách nhiệm rõ ràng với người trả lãi mua nhà trong dự án này", một khách hàng chia sẻ.
Trong khi đó, ông Lê Huy Hoàng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội cho biết, phía ngân hàng và chủ đầu tư cũng đã nỗ lực tìm nguồn vay ưu đãi nhưng chưa được đáp ứng. Mặc dù không bán được hàng, nhưng ngân hàng và chủ đầu tư phải bổ sung thêm tiền để đạt được mục tiêu có nhà cho khách hàng.
Ông Lê Huy Hoàng cũng cho biết nguyên nhân không thể rót vốn để đồng thời triển khai một lúc 3 tòa vì hiện chủ đầu tư không bán được hàng thì ngân hàng không thể giải ngân tiếp cho chủ đầu tư. Đồng thời, phía ngân hàng sẽ giãn nợ gốc và chưa thu lãi vay cho khách hàng trong thời gian chưa nhận được nhà chứ không giảm lãi như mong muốn của khách hàng.
Trao đổi với PV, chị N.T.M - một khách hàng mua nhà tại dự án Bright City cho biết: "Cuộc họp vẫn chưa đi đến một kết quả chính thức nào, chủ đầu tư vẫn chưa đưa ra một mốc thời gian cụ thể bàn giao nhà cho khách hàng, cũng không dám ký cam kết thực hiện khiến chúng tôi vô cùng thất vọng''.
"Chủ đầu tư muốn chúng tôi chia sẻ khó khăn, nhưng chính chúng tôi cũng đang gặp khó khăn khi chưa có nhà mà vẫn phải trả lãi ngân hàng hàng tháng mà ngân hàng cũng không giảm lãi, chúng tôi cần một mốc thời gian cụ thể bàn giao nhà để có phương án cân đối sinh hoạt cuộc sống'', chị M chia sẻ.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.