Dự án Thành phố giao lưu: Ai phải chịu trách nhiệm khi kiến trúc bị phá vỡ?
Tiếng dân - Ngày đăng : 22:16, 18/04/2018
(TN&MT) - Luật sư Vi Văn Diện - Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định rằng để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng như vậy thì không thể nói chính quyền địa...
(TN&MT) - Luật sư Vi Văn Diện - Đoàn Luật sư Hà Nội nhận định rằng để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng như vậy thì không thể nói chính quyền địa phương không biết và việc đầu tiên phải làm là quy trách nhiệm cụ thể cho những cán bộ nào để xảy ra vi phạm trên địa bàn mình quản lý.
Như Báo TN&MT đã thông tin về phản ánh của một số người mua nhà tại dự án Thành phố giao lưu bức xúc về việc kiến trúc chung của toàn bộ dãy biệt thự nơi đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đứt mạch về kiến trúc, làm xấu đi không gian tổng thể của khu đô thị Thành phố giao lưu.
Theo ghi nhận, tại khu biệt thự này được xây dựng theo một mẫu thiết kế giống nhau về hình thức, chiều cao, tỷ lệ diện tích, tạo thành một quy hoạch có cấu trúc đẹp và hoàn chỉnh. Mỗi lô đất của khu biệt thự rộng khoảng 152- 237 m2 với chiều cao từ 3 - 5 tầng, trong đó riêng khu biệt thự TT4 bao gồm 94 căn biệt thự. Tuy nhiên, quy hoạch kiến trúc này đang bị phá vỡ khi có ba căn biệt thự tại đây tự ý “cơi nới", xây dựng lại, thay đổi thiết kế.Theo quan sát của PV, chủ của những căn biệt thự này đã cho xây dựng lại hầu như toàn bộ công trình, mái ngói trong thiết kế đã bị cắt bỏ để làm tum. Kết quả là căn biệt thự số 10, số 19 và căn biệt thự nằm đối diện ban quản lý dự án Geleximco đã che khuất luôn không gian của các gia đình khác trong khu biệt thự. Những công trình với dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ.
Công trình khủng có dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ. Hơn nữa, việc xây dựng sai thiết kế quy hoạch, biệt thự và nhà ở bị người mua sửa thiết kế, xây lại, lấn chiếm thêm phần đất xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thiết kế quy hoạch chung.
Điều này đã được các chuyên gia, luật sư khẳng định là hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, trái quy định về quy hoạch đô thị. Không chỉ có vậy, việc các toà nhà chung cư, khu đô thị bị thay đổi thiết kế, kiến trúc, quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến sự đảm bảo an toàn cho cư dân về phòng cháy chữa cháy cũng như chất lượng môi trường sống.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Theo luật pháp về xây dựng, các công trình xây dựng trong khu đô thị (biệt thự, nhà ở,...) đều phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch về: diện tích, chiều cao, tỷ lệ,... Chủ đầu tư, người mua nhà hay chính quyền phường quận không đủ thẩm quyền thay đổi thiết kế quy hoạch này. Theo luật sư, quận muốn cấp phép xây dựng sửa chữa, phải đảm bảo đúng tỷ lệ diện tích, chiều cao xây dựng như quy hoạch. Chỉ có cấp tỉnh, thành (trực thuộc TƯ) mới có quyền thay đổi quy hoạch thiết kế, nhưng cũng phải đúng pháp luật. Quận hay chủ đầu tư muốn điều chỉnh thiết kế quy hoạch thì phải lập hồ sơ, đề xuất lên UBND TP. Hà Nội xem xét.
"Thực ra những quy định về xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng và quản lý đô thị đã rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng tình trạng vi phạm diễn ra ngang nhiên như thế này thì không thể nói chính quyền địa phương không biết. Theo tôi, muốn trật tự xây dựng đi vào nền nếp thì việc đầu tiên là xử lý cán bộ. Nơi nào để xảy ra vi phạm, khiếu kiện nhiều thì cán bộ quản lý ở đó phải bị xử lý đầu tiên theo hình thức kỷ luật hoặc chuyển công tác. Cứ làm nghiêm vậy, xây dựng đô thị sẽ đi vào nền nếp", Luật sư Diện nói.
Báo TNMT sẽ tiếp tục thông tin/.
Như Báo TN&MT đã thông tin về phản ánh của một số người mua nhà tại dự án Thành phố giao lưu bức xúc về việc kiến trúc chung của toàn bộ dãy biệt thự nơi đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đứt mạch về kiến trúc, làm xấu đi không gian tổng thể của khu đô thị Thành phố giao lưu.
Theo ghi nhận, tại khu biệt thự này được xây dựng theo một mẫu thiết kế giống nhau về hình thức, chiều cao, tỷ lệ diện tích, tạo thành một quy hoạch có cấu trúc đẹp và hoàn chỉnh. Mỗi lô đất của khu biệt thự rộng khoảng 152- 237 m2 với chiều cao từ 3 - 5 tầng, trong đó riêng khu biệt thự TT4 bao gồm 94 căn biệt thự. Tuy nhiên, quy hoạch kiến trúc này đang bị phá vỡ khi có ba căn biệt thự tại đây tự ý “cơi nới", xây dựng lại, thay đổi thiết kế.Theo quan sát của PV, chủ của những căn biệt thự này đã cho xây dựng lại hầu như toàn bộ công trình, mái ngói trong thiết kế đã bị cắt bỏ để làm tum. Kết quả là căn biệt thự số 10, số 19 và căn biệt thự nằm đối diện ban quản lý dự án Geleximco đã che khuất luôn không gian của các gia đình khác trong khu biệt thự. Những công trình với dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ.
Công trình khủng có dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ. Hơn nữa, việc xây dựng sai thiết kế quy hoạch, biệt thự và nhà ở bị người mua sửa thiết kế, xây lại, lấn chiếm thêm phần đất xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thiết kế quy hoạch chung.
Điều này đã được các chuyên gia, luật sư khẳng định là hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, trái quy định về quy hoạch đô thị. Không chỉ có vậy, việc các toà nhà chung cư, khu đô thị bị thay đổi thiết kế, kiến trúc, quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến sự đảm bảo an toàn cho cư dân về phòng cháy chữa cháy cũng như chất lượng môi trường sống.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Theo luật pháp về xây dựng, các công trình xây dựng trong khu đô thị (biệt thự, nhà ở,...) đều phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch về: diện tích, chiều cao, tỷ lệ,... Chủ đầu tư, người mua nhà hay chính quyền phường quận không đủ thẩm quyền thay đổi thiết kế quy hoạch này. Theo luật sư, quận muốn cấp phép xây dựng sửa chữa, phải đảm bảo đúng tỷ lệ diện tích, chiều cao xây dựng như quy hoạch. Chỉ có cấp tỉnh, thành (trực thuộc TƯ) mới có quyền thay đổi quy hoạch thiết kế, nhưng cũng phải đúng pháp luật. Quận hay chủ đầu tư muốn điều chỉnh thiết kế quy hoạch thì phải lập hồ sơ, đề xuất lên UBND TP. Hà Nội xem xét.
"Thực ra những quy định về xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng và quản lý đô thị đã rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng tình trạng vi phạm diễn ra ngang nhiên như thế này thì không thể nói chính quyền địa phương không biết. Theo tôi, muốn trật tự xây dựng đi vào nền nếp thì việc đầu tiên là xử lý cán bộ. Nơi nào để xảy ra vi phạm, khiếu kiện nhiều thì cán bộ quản lý ở đó phải bị xử lý đầu tiên theo hình thức kỷ luật hoặc chuyển công tác. Cứ làm nghiêm vậy, xây dựng đô thị sẽ đi vào nền nếp", Luật sư Diện nói.
Báo TNMT sẽ tiếp tục thông tin/.