Hà Nội: Hàng chục doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vì quyết định lạ đời của Công ty Việt Hà
Tiếng dân - Ngày đăng : 19:57, 04/04/2018
(TN&MT) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà bị 27 Công ty khác tố đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê đất và nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh,...
(TN&MT) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà bị 27 Công ty khác tố đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê đất và nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh, quận Bắc Từ Liêm.
Hàng nghìn lao động sẽ mất việc
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn kêu cứu của 27 doanh nghiệp hiện đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội khi đang phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa, thậm chí là phá sản, cùng với đó là khả năng mất đi sinh kế của hàng nghìn người lao động.
Theo các doanh nghiệp thì họ bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng thuê nhà xưởng không đúng quy định pháp luật bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà (Công ty Việt Hà), đồng thời cho rằng hiện đang tồn tại rất nhiều bất cập trong các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xây dựng Khu đô thị Việt Hà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của 27 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Phú Minh.Tại đơn kêu cứu, các doanh nghiệp cho biết, Công ty Việt Hà được chuyển đổi từ Công ty Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên là “Xí nghiệp nuôi gà Cầu Diễn” (Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của UBND TP Hà Nội), những năm 1990 do chuyển đổi cơ chế thị trường, Xí nghiệp bị thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản.
Nhằm thoát khỏi sự đổ vỡ, tiền thân của Công ty Việt Hà ngày nay đã tận dụng diện tích kho tàng, nhà xưởng chăn nuôi gà, sửa chữa lại để cho một số doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh, đồng thời đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP. Hà Nội cho phép nghiên cứu thành lập cụm công nghiệp trên cơ sở diện tích đất đang quản lý, phù hợp với xu thế và chủ trương chung của Nhà nước, Thành phố lúc đó.
Xét trong bối cảnh và thời kỳ của từng giai đoạn, việc hình thành Cụm công nghiệp Phú Minh đã từng được sự ủng hộ, nhất trí của UBND thành phố và các sở, ban, ngành của TP. Hà Nội.
Ngày 25/09/2002, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 6570/QĐ-UB cho phép Công ty Việt Hà được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án “Xây dựng Cụm công nghiệp Phú Minh” tại huyện Từ Liêm, Hà Nội với quy mô 40 ha và phê duyệt đơn vị tư vấn để thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng cụm công nghiệp. Và tên gọi Cụm công nghiệp Phú Minh được bắt đầu từ đây.
Do có chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp Phú Minh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên các Doanh nghiệp mới tin tưởng đến Cụm công nghiệp này để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị lên tới hàng trăm tỷ đồng, với mong muốn gắn bó lâu dài với khu đất để ổn định sản xuất kinh doanh, từ đó hình thành nên Cụm công nghiệp Phú Minh phát triển như ngày nay.
Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh khi đăng ký kinh doanh đều lấy trụ sở chính là Cụm công nghiệp Phú Minh và được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ghi nhận, ví dụ như: Công ty TNHH Ngân Hạnh (MSDN: 0100701506 do Phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 22/9/1997; Trụ sở: Lô 09 KCN Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội); Công ty TNHH Duyến Hải (MSDN: 0104194021 do Phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 5/10/2009; Trụ sở: Cụm CN Phú Minh, Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội)…
Tuy nhiên, việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mới tạm ổn định, chưa thể thu hồi vốn đã đầu tư xây dựng thì Công ty Việt Hà đã ban hành Thông báo về việc thanh lý Hợp đồng thuê nhà xưởng đề ngày 27/12/2017, yêu cầu các doanh nghiệp phải khẩn trương di dời, bàn giao lại mặt bằng nhà xưởng kể từ ngày 31/12/2017 để xây dựng Khu đô thị Việt Hà khiến các doanh nghiệp cảm thấy hoang mang, lo lắng trước nguy cơ người lao động mất đi công ăn việc làm kéo theo hàng nghìn gia đình bố mẹ, vợ chồng, con cái không có nguồn sống, không có trợ cấp xã hội đã tạo bất bình, bức xúc trong dư luận.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét
Tại Đơn kêu cứu, các doanh nghiệp cũng cho rằng, xuất phát từ việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản về chủ trương thành lập Cụm công nghiệp Phú Minh nên các doanh nghiệp đã tin tưởng mà cùng đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Cụm công nghiệp này. Thế nhưng thay vì hình thành, phát triển một cụm công nghiệp với thời hạn hoạt động theo quy định từ 50 đến 70 năm thì đến nay, chỉ với hơn chục năm hoạt động, Công ty Việt Hà đã đơn phương tuyên bố thanh lý Hợp đồng thuê, dù rất nhiều Hợp đồng vẫn còn thời hạn thuê khá dài.
Trong khi đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không hề có động thái gì về việc hỗ trợ cho các đơn vị phải di dời thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mà bỏ mặc các doanh nghiệp tiến thoái lưỡng nan trong việc phải thanh lý hợp đồng với Công ty Việt Hà; không có chính sách bồi thường, hỗ trợ di dời; không có lộ trình di dời phù hợp và càng không có một địa điểm theo quy hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đến, khiến cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vô cùng hoang mang, lo lắng.
Đứng trước những khó khăn này, đại diện các chủ doanh nghiệp đã phải đồng loạt gửi thư cầu cứu lên Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý Nhà nước mong có một chính sách ổn định để đầu tư, sản xuất.Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, liên quan đến việc này, ngày 17/01/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Công văn số 622/VPCP-ĐMDN gửi UBND TP. Hà Nội về việc kiến nghị của các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh.
Công văn cho biết, ngày 15/01, Văn phòng Chính phủ nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh về việc tạo lộ trình di dời phù hợp để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, giảm thiểu sự ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9800/VPCP-ĐMDN về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và Nghị quyết đô 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản nêu trên đến UBND TP. Hà Nội để xem xét, xử lý và trả lời các doanh nghiệp theo đang thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để tổng hợp báo cáo trước ngày 15/02/2018.
Điều đáng nói, trong khi vụ việc còn chưa có ý kiến chỉ đạo chính thức từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp còn chưa nhận được trả lời thỏa đáng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp thì Công ty Việt Hà đã liên tiếp gửi các giấy mời tới các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Minh trong tháng 03/2018, đề nghị các doanh nghiệp tới Công ty Việt Hà làm việc để thanh lý các Hợp đồng thuê nhà xưởng, di dời và bàn giao lại mặt bằng cho Công ty Việt Hà.
Tại một số thông báo của Công ty Việt Hà gửi cho các doanh nghiệp với nội dung đề nghị các doanh nghiệp ký thanh lý hợp đồng, di chuyển tài sản, máy móc, thiết bị của mình và bàn giao lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng cho Công ty Việt Hà trước ngày 31/05/2018. Hết thời hạn kể trên, nếu các doanh nghiệp không bàn giao trả lại nhà xưởng cho Công ty Việt Hà thì Công ty Việt Hà sẽ tiến hành cắt điện, phong tỏa nhà xưởng.
Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã đến liên hệ làm việc với Công ty Việt Hà. Tuy nhiên, phía công ty mới tiếp nhận nội dung đề nghị cung cấp thông tin của PV nhưng chưa sắp xếp buổi làm việc chính thức.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Hàng nghìn lao động sẽ mất việc
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn kêu cứu của 27 doanh nghiệp hiện đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội khi đang phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa, thậm chí là phá sản, cùng với đó là khả năng mất đi sinh kế của hàng nghìn người lao động.
Theo các doanh nghiệp thì họ bị đơn phương chấm dứt Hợp đồng thuê nhà xưởng không đúng quy định pháp luật bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà (Công ty Việt Hà), đồng thời cho rằng hiện đang tồn tại rất nhiều bất cập trong các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xây dựng Khu đô thị Việt Hà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của 27 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Phú Minh.Tại đơn kêu cứu, các doanh nghiệp cho biết, Công ty Việt Hà được chuyển đổi từ Công ty Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên là “Xí nghiệp nuôi gà Cầu Diễn” (Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của UBND TP Hà Nội), những năm 1990 do chuyển đổi cơ chế thị trường, Xí nghiệp bị thua lỗ, đứng bên bờ vực phá sản.
Nhằm thoát khỏi sự đổ vỡ, tiền thân của Công ty Việt Hà ngày nay đã tận dụng diện tích kho tàng, nhà xưởng chăn nuôi gà, sửa chữa lại để cho một số doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh, đồng thời đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP. Hà Nội cho phép nghiên cứu thành lập cụm công nghiệp trên cơ sở diện tích đất đang quản lý, phù hợp với xu thế và chủ trương chung của Nhà nước, Thành phố lúc đó.
Xét trong bối cảnh và thời kỳ của từng giai đoạn, việc hình thành Cụm công nghiệp Phú Minh đã từng được sự ủng hộ, nhất trí của UBND thành phố và các sở, ban, ngành của TP. Hà Nội.
Ngày 25/09/2002, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 6570/QĐ-UB cho phép Công ty Việt Hà được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án “Xây dựng Cụm công nghiệp Phú Minh” tại huyện Từ Liêm, Hà Nội với quy mô 40 ha và phê duyệt đơn vị tư vấn để thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng cụm công nghiệp. Và tên gọi Cụm công nghiệp Phú Minh được bắt đầu từ đây.
Do có chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp Phú Minh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên các Doanh nghiệp mới tin tưởng đến Cụm công nghiệp này để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị lên tới hàng trăm tỷ đồng, với mong muốn gắn bó lâu dài với khu đất để ổn định sản xuất kinh doanh, từ đó hình thành nên Cụm công nghiệp Phú Minh phát triển như ngày nay.
Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh khi đăng ký kinh doanh đều lấy trụ sở chính là Cụm công nghiệp Phú Minh và được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ghi nhận, ví dụ như: Công ty TNHH Ngân Hạnh (MSDN: 0100701506 do Phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 22/9/1997; Trụ sở: Lô 09 KCN Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội); Công ty TNHH Duyến Hải (MSDN: 0104194021 do Phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 5/10/2009; Trụ sở: Cụm CN Phú Minh, Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội)…
Tuy nhiên, việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mới tạm ổn định, chưa thể thu hồi vốn đã đầu tư xây dựng thì Công ty Việt Hà đã ban hành Thông báo về việc thanh lý Hợp đồng thuê nhà xưởng đề ngày 27/12/2017, yêu cầu các doanh nghiệp phải khẩn trương di dời, bàn giao lại mặt bằng nhà xưởng kể từ ngày 31/12/2017 để xây dựng Khu đô thị Việt Hà khiến các doanh nghiệp cảm thấy hoang mang, lo lắng trước nguy cơ người lao động mất đi công ăn việc làm kéo theo hàng nghìn gia đình bố mẹ, vợ chồng, con cái không có nguồn sống, không có trợ cấp xã hội đã tạo bất bình, bức xúc trong dư luận.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét
Tại Đơn kêu cứu, các doanh nghiệp cũng cho rằng, xuất phát từ việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản về chủ trương thành lập Cụm công nghiệp Phú Minh nên các doanh nghiệp đã tin tưởng mà cùng đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Cụm công nghiệp này. Thế nhưng thay vì hình thành, phát triển một cụm công nghiệp với thời hạn hoạt động theo quy định từ 50 đến 70 năm thì đến nay, chỉ với hơn chục năm hoạt động, Công ty Việt Hà đã đơn phương tuyên bố thanh lý Hợp đồng thuê, dù rất nhiều Hợp đồng vẫn còn thời hạn thuê khá dài.
Trong khi đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không hề có động thái gì về việc hỗ trợ cho các đơn vị phải di dời thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mà bỏ mặc các doanh nghiệp tiến thoái lưỡng nan trong việc phải thanh lý hợp đồng với Công ty Việt Hà; không có chính sách bồi thường, hỗ trợ di dời; không có lộ trình di dời phù hợp và càng không có một địa điểm theo quy hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đến, khiến cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vô cùng hoang mang, lo lắng.
Đứng trước những khó khăn này, đại diện các chủ doanh nghiệp đã phải đồng loạt gửi thư cầu cứu lên Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan quản lý Nhà nước mong có một chính sách ổn định để đầu tư, sản xuất.Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, liên quan đến việc này, ngày 17/01/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Công văn số 622/VPCP-ĐMDN gửi UBND TP. Hà Nội về việc kiến nghị của các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh.
Công văn cho biết, ngày 15/01, Văn phòng Chính phủ nhận được kiến nghị của các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh về việc tạo lộ trình di dời phù hợp để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, giảm thiểu sự ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 9800/VPCP-ĐMDN về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và Nghị quyết đô 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản nêu trên đến UBND TP. Hà Nội để xem xét, xử lý và trả lời các doanh nghiệp theo đang thuê nhà xưởng tại cụm công nghiệp Phú Minh theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để tổng hợp báo cáo trước ngày 15/02/2018.
Điều đáng nói, trong khi vụ việc còn chưa có ý kiến chỉ đạo chính thức từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp còn chưa nhận được trả lời thỏa đáng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp thì Công ty Việt Hà đã liên tiếp gửi các giấy mời tới các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Minh trong tháng 03/2018, đề nghị các doanh nghiệp tới Công ty Việt Hà làm việc để thanh lý các Hợp đồng thuê nhà xưởng, di dời và bàn giao lại mặt bằng cho Công ty Việt Hà.
Tại một số thông báo của Công ty Việt Hà gửi cho các doanh nghiệp với nội dung đề nghị các doanh nghiệp ký thanh lý hợp đồng, di chuyển tài sản, máy móc, thiết bị của mình và bàn giao lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng cho Công ty Việt Hà trước ngày 31/05/2018. Hết thời hạn kể trên, nếu các doanh nghiệp không bàn giao trả lại nhà xưởng cho Công ty Việt Hà thì Công ty Việt Hà sẽ tiến hành cắt điện, phong tỏa nhà xưởng.
Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã đến liên hệ làm việc với Công ty Việt Hà. Tuy nhiên, phía công ty mới tiếp nhận nội dung đề nghị cung cấp thông tin của PV nhưng chưa sắp xếp buổi làm việc chính thức.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.