Di tích quốc gia bị xâm hại: Chây ì và đánh tráo khái niệm?
Tiếng dân - Ngày đăng : 18:04, 01/04/2018
(TN&MT) - Đất di tích quốc gia bị xâm lấn nhưng theo đại diện BQL di tích, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn lại đánh tráo khái niệm gọi đây là phần khoanh vùng...
(TN&MT) - Đất di tích quốc gia bị xâm lấn nhưng theo đại diện BQL di tích, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn lại đánh tráo khái niệm gọi đây là phần khoanh vùng bảo vệ di tích. BQL di tích đã gửi đơn lên Bộ VH-TT-DL và UBND TP. Hà Nội nhưng vẫn không có kết quả.
Đã gần 1 năm kể từ khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh về việc di tích quốc gia ở Sóc Sơn (Hà Nội) kêu cứu vì bị xâm hại khuôn viên đất đai. Nhưng đến nay, Ban quản lý và người dân ở quần thể di tích Đức Hậu (xã Đức Hòa, Sóc Sơn) vẫn tiếp tục kêu cứu vì chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm để trả lại khuôn viên di tích.
Không những vậy, đại diện Ban Quản lý di tích ở đây cho rằng, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn còn ban hành văn bản đánh tráo khái niệm, khiến việc giải quyết vụ việc càng thêm chậm trễ.
Trước đó, sau thời gian kéo dài, chính quyền xã và huyện Sóc Sơn cùng cơ quan chuyên môn đều đã thống nhất xác định quần thể di tích Đức Hậu bị 1 gia đình lấn chiếm 1 phần đất rộng lớn xây tòa nhà 4 tầng đồ sộ. Theo đại diện BQL, rõ ràng đây là lấn chiếm "đất di tích", nhưng mới đây, ngày 28/3, ông Nguyễn Trường Giang (Trưởng Phòng TN&MT huyện Sóc Sơn) lại ra văn bản gửi về thôn gọi đây là "đất thuộc khuôn viên khoanh vùng bảo vệ cụm di tích". Như vậy là đánh đồng phần đất lấn chiếm thành đất không lấn chiếm.
Trả lời chúng tôi, PGS. Nguyễn Quốc Hùng (nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa) cho biết, "đất di tích" là phần đất thuộc di tích và không ai được xâm phạm vào. "Đất thuộc khoanh vùng bảo vệ di tích" là các khu đất nằm xung quanh phần đất di tích, có thể không thuộc di tích quản lý nhưng người sử dụng đất phải tuân thủ một số quy định về bảo vệ di tích. Chẳng hạn như một số nhà dân xung quanh vẫn có thể nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.
Đã gần 1 năm kể từ khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh về việc di tích quốc gia ở Sóc Sơn (Hà Nội) kêu cứu vì bị xâm hại khuôn viên đất đai. Nhưng đến nay, Ban quản lý và người dân ở quần thể di tích Đức Hậu (xã Đức Hòa, Sóc Sơn) vẫn tiếp tục kêu cứu vì chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm để trả lại khuôn viên di tích.
Không những vậy, đại diện Ban Quản lý di tích ở đây cho rằng, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn còn ban hành văn bản đánh tráo khái niệm, khiến việc giải quyết vụ việc càng thêm chậm trễ.
Trước đó, sau thời gian kéo dài, chính quyền xã và huyện Sóc Sơn cùng cơ quan chuyên môn đều đã thống nhất xác định quần thể di tích Đức Hậu bị 1 gia đình lấn chiếm 1 phần đất rộng lớn xây tòa nhà 4 tầng đồ sộ. Theo đại diện BQL, rõ ràng đây là lấn chiếm "đất di tích", nhưng mới đây, ngày 28/3, ông Nguyễn Trường Giang (Trưởng Phòng TN&MT huyện Sóc Sơn) lại ra văn bản gửi về thôn gọi đây là "đất thuộc khuôn viên khoanh vùng bảo vệ cụm di tích". Như vậy là đánh đồng phần đất lấn chiếm thành đất không lấn chiếm.
Trả lời chúng tôi, PGS. Nguyễn Quốc Hùng (nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa) cho biết, "đất di tích" là phần đất thuộc di tích và không ai được xâm phạm vào. "Đất thuộc khoanh vùng bảo vệ di tích" là các khu đất nằm xung quanh phần đất di tích, có thể không thuộc di tích quản lý nhưng người sử dụng đất phải tuân thủ một số quy định về bảo vệ di tích. Chẳng hạn như một số nhà dân xung quanh vẫn có thể nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích.
Theo một số người già có trách nhiệm tại khu di tích, chính những văn bản như thế này đã vô tình "tiếp tay" cho sai phạm của ông Nguyễn Văn Nhân (gia đình lấn chiếm đất di tích xây biệt thự). Trước đó, chính văn bản của ông Nguyễn Văn Độ (Chủ tịch UBND xã Đức Hòa) công nhận đây là phần đất chung nên đã tạo điều kiện cho gia đình này xây nhà lấn chiếm di tích. Ông Chủ tịch xã đã thừa nhận về văn bản thiếu trách nhiệm này và báo Tài nguyên & Môi trường cũng đã phản ánh nhưng lãnh đạo huyện Sóc Sơn lại nói rằng điều đó là bình thường.
Cách đây nhiều tháng, BQL di tích Đức Hậu cũng đã gửi đơn lên UBND TP. Hà Nội và Bộ VH-TT-DL kêu cứu về việc này. Sau đó UBND TP. Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn sớm xử lý dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên đến nay không thấy sự việc có thay đổi tích cực nào.
Tại cuộc trao đổi mới đây, ông Đỗ Minh Tuấn (Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn) cho biết, huyện cũng đã có các văn bản chỉ đạo đôn đốc cơ quan chuyên môn và xã Đức Hòa về việc này sau khi có văn bản của thành phố. Tuy nhiên, phóng viên đặt câu hỏi vì sao để sự việc kéo dài, đại diện Phòng TN&MT cho rằng, hiện nay phải dùng biện pháp vận động tuyên truyền để ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương.
PV nêu vấn đề, đây là việc xử lý sai phạm đất đai chứ đâu liên quan đến an ninh chính trị, vị đại diện này cho rằng, ở thôn làng thường có nhiều mối quan hệ họ hàng cần được giải quyết hài hòa. Không thể 1 lúc giải quyết ngay được.
Tuy nhiên lãnh đạo huyện Sóc Sơn cũng khẳng định, huyện yêu cầu xã ra thời hạn cho gia đình lấn chiếm tự khắc phục sai phạm. Nếu không tự khắc phục, sẽ phải cưỡng chế tháo dỡ. Phóng viên hỏi về thời hạn giải quyết dứt điểm, đại diện UBND huyện Sóc Sơn không trả lời được.
Đại diện Phòng TN&MT cung cấp cho PV 1 văn bản để chứng minh về việc "chỉ đạo quyết liệt" của UBND huyện Sóc Sơn từ tháng 11/2017. Trong đó yêu cầu UBND xã Đức Hòa thiết lập hồ sơ vi phạm gửi về huyện trước 10/12/2017. Nhưng đến nay đã quá thời hạn gần 4 tháng, UBND xã vẫn chưa gửi mà không thấy UBND huyện có biện pháp nào về sự chậm trễ của lãnh đạo xã. Đến khi chúng tôi liên hệ thì cách đây vài ngày, Phòng TN&MT mới ra văn bản nói trên.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của đại diện tiểu ban quản lý di tích quốc gia Đình Chùa Đức Hậu (ở Sóc Sơn, Hà Nội) về việc khu di tích này bị xâm hại nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết.
Theo phản ánh, quần thể di tích quốc gia ở thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa, Sóc Sơn, Hà Nội) gồm 2 phần: Một phần là khu Đình Đức Hậu và Chùa Linh Sơn, một phần là hồ nước phía trước và có lối đi bao quanh. Tuy nhiên, gia đình ông Nguyễn Văn Nhân trong thôn xây ngôi nhà đồ sộ bịt luôn cả lối đi dọc bờ hồ và lấy đó làm lối đi riêng của nhà mình. Việc làm này khiến khuôn viên khu di tích méo mó, mất mỹ quan đình chùa.
Tháng Tư năm ngoái, sau khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh, chính quyền địa phương đã vào cuộc giải quyết nhưng đến nay chưa có kết quả.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Cách đây nhiều tháng, BQL di tích Đức Hậu cũng đã gửi đơn lên UBND TP. Hà Nội và Bộ VH-TT-DL kêu cứu về việc này. Sau đó UBND TP. Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn sớm xử lý dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên đến nay không thấy sự việc có thay đổi tích cực nào.
Tại cuộc trao đổi mới đây, ông Đỗ Minh Tuấn (Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn) cho biết, huyện cũng đã có các văn bản chỉ đạo đôn đốc cơ quan chuyên môn và xã Đức Hòa về việc này sau khi có văn bản của thành phố. Tuy nhiên, phóng viên đặt câu hỏi vì sao để sự việc kéo dài, đại diện Phòng TN&MT cho rằng, hiện nay phải dùng biện pháp vận động tuyên truyền để ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương.
PV nêu vấn đề, đây là việc xử lý sai phạm đất đai chứ đâu liên quan đến an ninh chính trị, vị đại diện này cho rằng, ở thôn làng thường có nhiều mối quan hệ họ hàng cần được giải quyết hài hòa. Không thể 1 lúc giải quyết ngay được.
Tuy nhiên lãnh đạo huyện Sóc Sơn cũng khẳng định, huyện yêu cầu xã ra thời hạn cho gia đình lấn chiếm tự khắc phục sai phạm. Nếu không tự khắc phục, sẽ phải cưỡng chế tháo dỡ. Phóng viên hỏi về thời hạn giải quyết dứt điểm, đại diện UBND huyện Sóc Sơn không trả lời được.
Đại diện Phòng TN&MT cung cấp cho PV 1 văn bản để chứng minh về việc "chỉ đạo quyết liệt" của UBND huyện Sóc Sơn từ tháng 11/2017. Trong đó yêu cầu UBND xã Đức Hòa thiết lập hồ sơ vi phạm gửi về huyện trước 10/12/2017. Nhưng đến nay đã quá thời hạn gần 4 tháng, UBND xã vẫn chưa gửi mà không thấy UBND huyện có biện pháp nào về sự chậm trễ của lãnh đạo xã. Đến khi chúng tôi liên hệ thì cách đây vài ngày, Phòng TN&MT mới ra văn bản nói trên.
Như đã đưa tin, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được đơn phản ánh của đại diện tiểu ban quản lý di tích quốc gia Đình Chùa Đức Hậu (ở Sóc Sơn, Hà Nội) về việc khu di tích này bị xâm hại nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết.
Theo phản ánh, quần thể di tích quốc gia ở thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa, Sóc Sơn, Hà Nội) gồm 2 phần: Một phần là khu Đình Đức Hậu và Chùa Linh Sơn, một phần là hồ nước phía trước và có lối đi bao quanh. Tuy nhiên, gia đình ông Nguyễn Văn Nhân trong thôn xây ngôi nhà đồ sộ bịt luôn cả lối đi dọc bờ hồ và lấy đó làm lối đi riêng của nhà mình. Việc làm này khiến khuôn viên khu di tích méo mó, mất mỹ quan đình chùa.
Tháng Tư năm ngoái, sau khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh, chính quyền địa phương đã vào cuộc giải quyết nhưng đến nay chưa có kết quả.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...