Vụ lừa đảo 170 tỷ đồng giãn dân phố cổ: Người dân đang đợi một bản án công tâm

Tiếng dân - Ngày đăng : 17:05, 15/03/2018

(TN&MT) - Liên quan tới vụ việc lợi dụng văn bản của UBND quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội chấp thuận cho xây dựng dự án giãn dân phố cổ, các bị cáo là tổ chức, cá...
(TN&MT) - Liên quan tới vụ việc lợi dụng văn bản của UBND quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội chấp thuận cho xây dựng dự án giãn dân phố cổ, các bị cáo là tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để lừa đảo gần 170 tỷ đồng. Sau thời gian dài xét xử, ngày mai, phiên xử Giám đốc thẩm sẽ ra kết luận cuối cùng về trách nhiệm của các bên liên quan.

Tại phiên tòa, ngày 14 -15/3/2018,  Hội đồng xét xử đã triệu tập tổng số 152 bị hại và một số tổ chức, cá nhân có liên quan, nguyên đơn dân sự, người bào chữa… Bị cáo Nguyễn Quốc Xương được Hội đồng xét xử cho phép xét xử vắng mặt do mắc bệnh nặng, bị liệt nửa người. 

Các bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Quốc Xương (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà), Nguyễn Đức Thắng (sinh năm 1950, trú tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội), Nguyễn Đức Lợi (sinh năm 1955, em trai bị cáo Thắng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội) bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm b – Bộ luật Hình sự năm 1999. 

Trước đó, ngày 10/4/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định giám đốc thẩm số 04/2017/HS-GĐT đã hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 31/2015/SHPT ngày 27/1/2015 của Toàn phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội và Bản hình sự sơ thẩm số 232/2014/HSST ngày 12/6/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử sơ thẩm lại đối với Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Quốc Xương và Nguyễn Đức Lợi theo quy định.
Vụ lừa đảo 170 tỷ đồng giãn dân phố cổ: Người dân đang đợi một bản án công tâm

Theo bản cáo trạng, từ năm 2000, TP Hà Nội chấp thuận cho UBND quận Hoàn Kiếm là chủ đầu tư Dự án giãn dân phố cổ tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) với số vốn giai đoạn 1 khoảng 4.000 tỷ đồng. Thấy vậy, Nguyễn Đức Thắng đã môi giới cho Cty CP phát triển kinh tế Hà Nội (Cty Hà Nội) do em trai mình làm Tổng giám đốc với UBND quận Hoàn Kiếm để được xây dựng căn hộ phục vụ giãn dân.

Sau đó, Nguyễn Đức Thắng lại môi giới cho Trần Ứng Thanh – nguyên Cty CP Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Cty Hồng Hà) để thực hiện dự án. Theo thỏa thuận, ông Thanh sẽ “lại quả” khoảng 280 tỷ đồng tiền đầu tư cho Thắng và Cty Hà Nội. Trong đó, Thắng phải dùng 5% để đi quan hệ cho Cty Hồng Hà được thi công toàn bộ dự án và hưởng các ưu đãi khác.

Năm 2010, UBND quận Hoàn Kiếm ra quyết định giao Cty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và đầu tư dự án giãn dân tại khu đô thị Việt Hưng. Trần Ứng Thanh khai nhận, đã dùng tiền vào việc quan hệ, quà biếu để Cty Hồng Hà có được quyết định này và được hưởng các ưu đãi như mua 100 căn hộ tại dự án; có 25% số căn hộ để kinh doanh; được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
a2
Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định giám đốc thẩm số 04/2017/HS-GĐT đã hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 31/2015/SHPT ngày 27/1/2015 của Toàn phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội
a3-Vụ lừa đảo 170 tỷ đồng giãn dân phố cổ: Người dân đang đợi một bản án công tâm

Tuy nhiên, phải đến năm 2012, Thành ủy Hà Nội mới thông qua và giao UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai cơ chế đặc thù, được chỉ định nhà thầu ứng vốn xây dựng và thi công phục vụ giãn dân phố cổ.

Mặc dù vậy, Cty Hồng Hà vẫn sử dụng các văn bản được UBND quận Hoàn Kiếm cấp để giới thiệu mình là chủ đầu tư dự án, lừa đảo khach hàng mua căn hộ. Tổng cộng, từ 2010 – 2012, Cty Hồng Hà đã nhận đặt cọc của 146 người, thu hơn 169 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới trả được 32 tỷ đồng cho người mua nhà.

Việc để xảy ra sai phạm kéo dài phải kể tới sự góp tay gián tiếp của các cán bộ quận Hòan Kiếm do đã soạn thảo, trình ký, ban hành các văn bản, quyết định với dự án giãn dân phố cổ, không kiểm tra năng lực, quá trình thực hiện dự án dẫn đến việc Cty Hồng Hà sử dụng các văn bản này để lừa đảo. Để biện minh cho sai xót của mình, UBND quận Hoàn Kiếm giải thích, các văn bản nói trên chỉ nhằm giao cho Cty Hồng Hà tham gia nghiên cứu xây dựng dự án giãn dân, trong đó có việc xã hội hóa huy động vốn, chỉ định thầu… Do dự án chưa có tiền lệ, UBND quận Hoàn Kiếm còn thiếu kinh nghiệm nên nội dung và thể thức của một số văn bản còn thiếu chính xác về câu chữ, dẫn đến việc các đối tượng lợi dụng để đăng tin rao bán căn hộ.

Đến năm 2014, Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án này được tạm đình chỉ điều tra năm 2015 vì phía công an cho rằng UBND quận Hoàn Kiếm không biết Cty Hồng Hà sử dụng các văn bản của mình để lừa đảo.

Ngày mai 16/3/2018, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án sơ thẩm, hơn 140 hộ dân đang đợi một bản án công tâm, một đơn vị phải chịu trách nhiệm mọi việc trước người bị hại.