Hà Nội: Phó giám đốc Ban QLDA quận Đống Đa không tiếp phóng viên vì chưa có thẻ nhà báo là trái luật!
Tiếng dân - Ngày đăng : 10:28, 09/03/2018
(TN&MT) - Theo ý kiến của Luật sư, việc hạch sách, đòi hỏi phóng viên phải xuất trình thẻ nhà báo mới làm việc của một số đơn vị, tổ chức là không đúng quy định...
(TN&MT) - Theo ý kiến của Luật sư, việc hạch sách, đòi hỏi phóng viên phải xuất trình thẻ nhà báo mới làm việc của một số đơn vị, tổ chức là không đúng quy định của pháp luật, bởi hiện nay, tại nhiều văn bản pháp luật đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo.
Phóng viên có quyền tác nghiệp như nhà báo
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, Luật sư Mai Bích Ngân - Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, từ thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy vẫn có nhiều phóng viên, nhà báo đang bị cản trở, gây khó khăn khi đi làm việc tại một số đơn vị, tổ chức.
Có nhiều trường hợp, khi phóng viên được cơ quan báo chí cử đi đến một số đơn vị, tổ chức làm việc, nhất là về vấn đề tiêu cực, các cơ sở thường đòi hỏi ngoài giấy giới thiệu thì yêu cầu phải có thẻ nhà báo. Tuy nhiên, đó là một số ít những người thiếu am hiểu pháp luật nên không nắm được việc này, vẫn phân biệt nhà báo với phóng viên dẫn đến có thái độ coi thường và không hợp tác để phóng viên tác nghiệp đúng luật.
''Phóng viên là người được ký hợp đồng với tòa soạn với chức danh “phóng viên” nhưng chưa đủ điều kiện để cấp thẻ nhà báo. Họ là người đến cơ sở, sử dụng nghiệp vụ báo chí của mình khai thác, xử lý thông tin viết bài đăng báo, thông thường phóng viên chưa có thẻ nhà báo khi đến cơ quan, tổ chức tác nghiệp thì chỉ cần dùng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi và giấy chứng minh nhân thân là đủ'', Luật sư Ngân nhấn mạnh.
Theo Luật sư Ngân, Luật Báo chí sủa đổi năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Cụ thể, tại Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, quy định: Nghiêm cấm các hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.Bên cạnh đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản cũng đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo. Trong Nghị định 159, danh xưng ''phóng viên'' được đặt bên cạnh danh xưng ''nhà báo'' và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.
Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt từ 05-10 triệu đồng; mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.
"Như vậy, nhà báo và phóng viên đều có trách nhiệm và quyền bình đẳng ngang nhau, đều được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Nếu họ bị cản trở, hành hung khi đang hoạt động nghề nghiệp thì cũng được bảo vệ như nhau và không phân biệt họ là nhà báo hay phóng viên, có thẻ nhà báo hay chưa có thẻ'', Luật sư Ngân nhận định.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 có hiệu lực từ 01/06/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì ngoài đối tượng là nhà báo, văn bản luật này cũng đề cập đến phóng viên. Như vậy, bên cạnh nhà báo thì phóng viên cũng có vị trí và vai trò tương ứng trong quá trình tác nghiệp.
Luật sư Ngân cũng cho biết, có những ý kiến cho rằng phóng viên phải có thẻ nhà báo là để đảm bảo về trình độ của người tác nghiệp, nhưng họ không hiểu hoạt động báo chí có đặc thù riêng, chất lượng bài báo không phụ thuộc vào việc họ đã được cấp thẻ nhà báo hay chưa mà phần lớn được điều chỉnh bởi khả năng phát hiện đề tài, phân tích thông tin.
Hơn nữa, khi cơ quan báo chí có giấy giới thiệu cử phóng viên đi xác minh thông tin viết bài là đã có sự cân nhắc, lựa chọn những người có đủ năng lực, trình độ, bởi phía sau mỗi bài báo của phóng viên được cử đi lấy thông tin viết bài còn có trách nhiệm của cả Ban biên tập tờ báo đó. Nếu các đơn vị tổ chức còn nghi ngờ không đúng người được cử đi tác nghiệp thì đề nghị cung cấp giấy tờ chứng minh nhân thân là đủ.
Hạch sách phóng viên vì chưa có thẻ
Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về việc Thanh tra TP. Hà Nội ban hành Kết luận số 673/KL-TTTP về kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận TP. Hà Nội.
Tại Kết luận thanh tra, Thanh tra TP. Hà Nội đã chỉ rõ những tồn tại, sai phạm tại một số quận trên địa bàn thành phố trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng lát vỉa hè trên các tuyến phố thuộc phạm vi quản lý mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về Chủ tịch UBND và Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các quận.
Trong số các Ban QLDA đầu tư xây dựng được nhắc đến vì liên quan tới sai phạm có Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.Theo đó, Thanh tra TP. Hà Nội kết luận, dự án xây dựng chỉnh trang tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa áp dụng biện pháp thi công phá dỡ bê tông nền hè không hợp lý, tính thừa khối lượng lớp vữa xi măng lót nền và lập dự toán giá trị sai tăng là 345.132.000 đồng.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, để xảy ra tồn tại trên thì trách nhiệm trực tiếp thuộc về Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.
Để tìm hiểu sự việc này, ngày 05/03, nhận được sự phân công của Ban biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.
Sau khi liên hệ, ông Nguyễn Hoàng Hà - Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa hẹn PV vào sáng 06/03 đến làm việc và phải mang cả giấy giới thiệu của cơ quan và thẻ nhà báo.
Theo lịch hẹn, đến sáng 06/03, PV đã đến trụ sở Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa để làm việc. Tuy nhiên, tại đây, ông Nguyễn Hoàng Hà đã kiểm tra "tư cách nhà báo'' và đề nghị PV phải xuất trình thẻ nhà báo mới làm việc vì vị này cho rằng Luật Báo chí đã quy định.
Sau đó, PV có giải thích với ông Hà về việc chưa được cấp thẻ nhà báo và cho biết khi đến làm việc với các đơn vị PV có thể dùng giấy giới thiệu của cơ quan và một số giấy tờ chứng minh nhân thân là đủ điều kiện làm việc bởi Luật Báo chí và các văn bản dưới Luật cũng quy định.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Hà vẫn nêu ra một số nội dung của Luật Báo chí và nói: ''Em không có thẻ nhà báo thì làm sao anh tiếp em được. Em chưa có thẻ nhà báo về nguyên tắc theo Luật Báo chí thì anh sẽ không tiếp em vì nhà báo là phải có thẻ''.
Sau khi PV tiếp tục giải thích thì ông Hà nói: ''Em hiểu luật một kiểu, anh hiểu luật một kiểu. Nhưng hiện anh đang cầm Luật Báo chí ở đây thì phải có thẻ nhà báo anh mới tiếp. Nhưng mà thôi do sự việc ở đây đơn giản anh sẽ tiếp em bình thường còn nếu vụ việc phức tạp thì anh sẽ không tiếp em và anh sẽ có ý kiến lại với báo của em''.''Hiện tại tư cách tác nghiệp thì em đang thiếu thẻ nhà báo nhưng anh sẽ tiếp em bình thường vì sự việc đơn giản. Tất cả câu hỏi của em anh sẽ ghi nhận và có biện pháp trả lời hợp lý'', vị này nói thêm.
Làm việc với PV, ông Hà cho biết vừa nhận được Kết luận thanh tra về các dự án lát đá vỉa hè của Thanh tra TP. Hà Nội nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND TP về sự việc.
"Hiện Thanh tra thành phố mới có văn bản kiến nghị UBND TP xử lý các sai phạm, chúng tôi hiện vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo của thành phố. Tuy nhiên, nếu thành phố có chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể cá nhân thì chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện'', ông Hà nói.
Khi PV đặt vấn đề về việc để xảy ra sai phạm thì trách nhiệm giám sát của Ban QLDA ở đâu, ông Hà cho biết, hiện trên toàn quận Đống Đa chỉ có một dự án đang thực hiện việc lát đá vỉa hè, đó là dự án chỉnh trang đường Tôn Đức Thắng.
"Dự án này được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư từ năm 2016, đến năm 2017 là tiến hành triển khai thi công. Tại thời điểm Thanh tra thành phố có thông báo về việc thanh tra tuyến đường Tôn Đức Thắng thì chúng tôi mới chỉ thực hiện việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công và đơn vị thi công mới tiến hành được khoảng 1.000 m2 lát hè'', ông Hà nói.
"Hiện nay chúng tôi chưa tổng nghiệm thu mà chỉ mới nghiệm thu các công việc theo tường đoạn nhỏ giữa đơn vị thi công giám sát và chủ đầu tư. Chưa nghiệm thu để thanh toán, chưa nghiệm thu để quyết toán'', vị này nói thêm.
Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận những sai sót như việc tính thừa khối lượng lớp vữa xi măng lót nền và lập dự toán giá trị sai tăng là 345.132.000 đồng. ''Chúng tôi tiếp nhận nội dung này và đến lúc nghiệm thu thanh toán sẽ không quyết toán phần khối lượng cũng như số tiền lập dự toán sai trên'', ông Hà cho biết.
Cuối cùng, ông Hà tái khẳng định khi có chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc việc khắc phục sai phạm nếu có mắc phải. ''Hiện nay đối với Kết luận của Thanh tra thành phố thì chúng tôi không có sai phạm, chỉ có mỗi sai sót là tính thừa dự toán'', vị này khẳng định.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Phóng viên có quyền tác nghiệp như nhà báo
Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, Luật sư Mai Bích Ngân - Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, từ thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy vẫn có nhiều phóng viên, nhà báo đang bị cản trở, gây khó khăn khi đi làm việc tại một số đơn vị, tổ chức.
Có nhiều trường hợp, khi phóng viên được cơ quan báo chí cử đi đến một số đơn vị, tổ chức làm việc, nhất là về vấn đề tiêu cực, các cơ sở thường đòi hỏi ngoài giấy giới thiệu thì yêu cầu phải có thẻ nhà báo. Tuy nhiên, đó là một số ít những người thiếu am hiểu pháp luật nên không nắm được việc này, vẫn phân biệt nhà báo với phóng viên dẫn đến có thái độ coi thường và không hợp tác để phóng viên tác nghiệp đúng luật.
''Phóng viên là người được ký hợp đồng với tòa soạn với chức danh “phóng viên” nhưng chưa đủ điều kiện để cấp thẻ nhà báo. Họ là người đến cơ sở, sử dụng nghiệp vụ báo chí của mình khai thác, xử lý thông tin viết bài đăng báo, thông thường phóng viên chưa có thẻ nhà báo khi đến cơ quan, tổ chức tác nghiệp thì chỉ cần dùng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi và giấy chứng minh nhân thân là đủ'', Luật sư Ngân nhấn mạnh.
Theo Luật sư Ngân, Luật Báo chí sủa đổi năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Cụ thể, tại Khoản 12, điều 9 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016, quy định: Nghiêm cấm các hành vi “đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.Bên cạnh đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản cũng đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có thẻ nhà báo. Trong Nghị định 159, danh xưng ''phóng viên'' được đặt bên cạnh danh xưng ''nhà báo'' và được bảo vệ như nhau trước những hành vi cản trở trái pháp luật, uy hiếp tính mạng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu.
Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt từ 05-10 triệu đồng; mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.
"Như vậy, nhà báo và phóng viên đều có trách nhiệm và quyền bình đẳng ngang nhau, đều được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Nếu họ bị cản trở, hành hung khi đang hoạt động nghề nghiệp thì cũng được bảo vệ như nhau và không phân biệt họ là nhà báo hay phóng viên, có thẻ nhà báo hay chưa có thẻ'', Luật sư Ngân nhận định.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 có hiệu lực từ 01/06/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì ngoài đối tượng là nhà báo, văn bản luật này cũng đề cập đến phóng viên. Như vậy, bên cạnh nhà báo thì phóng viên cũng có vị trí và vai trò tương ứng trong quá trình tác nghiệp.
Luật sư Ngân cũng cho biết, có những ý kiến cho rằng phóng viên phải có thẻ nhà báo là để đảm bảo về trình độ của người tác nghiệp, nhưng họ không hiểu hoạt động báo chí có đặc thù riêng, chất lượng bài báo không phụ thuộc vào việc họ đã được cấp thẻ nhà báo hay chưa mà phần lớn được điều chỉnh bởi khả năng phát hiện đề tài, phân tích thông tin.
Hơn nữa, khi cơ quan báo chí có giấy giới thiệu cử phóng viên đi xác minh thông tin viết bài là đã có sự cân nhắc, lựa chọn những người có đủ năng lực, trình độ, bởi phía sau mỗi bài báo của phóng viên được cử đi lấy thông tin viết bài còn có trách nhiệm của cả Ban biên tập tờ báo đó. Nếu các đơn vị tổ chức còn nghi ngờ không đúng người được cử đi tác nghiệp thì đề nghị cung cấp giấy tờ chứng minh nhân thân là đủ.
Hạch sách phóng viên vì chưa có thẻ
Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về việc Thanh tra TP. Hà Nội ban hành Kết luận số 673/KL-TTTP về kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận TP. Hà Nội.
Tại Kết luận thanh tra, Thanh tra TP. Hà Nội đã chỉ rõ những tồn tại, sai phạm tại một số quận trên địa bàn thành phố trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng lát vỉa hè trên các tuyến phố thuộc phạm vi quản lý mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về Chủ tịch UBND và Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các quận.
Trong số các Ban QLDA đầu tư xây dựng được nhắc đến vì liên quan tới sai phạm có Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.Theo đó, Thanh tra TP. Hà Nội kết luận, dự án xây dựng chỉnh trang tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa áp dụng biện pháp thi công phá dỡ bê tông nền hè không hợp lý, tính thừa khối lượng lớp vữa xi măng lót nền và lập dự toán giá trị sai tăng là 345.132.000 đồng.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, để xảy ra tồn tại trên thì trách nhiệm trực tiếp thuộc về Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.
Để tìm hiểu sự việc này, ngày 05/03, nhận được sự phân công của Ban biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa.
Sau khi liên hệ, ông Nguyễn Hoàng Hà - Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa hẹn PV vào sáng 06/03 đến làm việc và phải mang cả giấy giới thiệu của cơ quan và thẻ nhà báo.
Theo lịch hẹn, đến sáng 06/03, PV đã đến trụ sở Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Đống Đa để làm việc. Tuy nhiên, tại đây, ông Nguyễn Hoàng Hà đã kiểm tra "tư cách nhà báo'' và đề nghị PV phải xuất trình thẻ nhà báo mới làm việc vì vị này cho rằng Luật Báo chí đã quy định.
Sau đó, PV có giải thích với ông Hà về việc chưa được cấp thẻ nhà báo và cho biết khi đến làm việc với các đơn vị PV có thể dùng giấy giới thiệu của cơ quan và một số giấy tờ chứng minh nhân thân là đủ điều kiện làm việc bởi Luật Báo chí và các văn bản dưới Luật cũng quy định.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Hà vẫn nêu ra một số nội dung của Luật Báo chí và nói: ''Em không có thẻ nhà báo thì làm sao anh tiếp em được. Em chưa có thẻ nhà báo về nguyên tắc theo Luật Báo chí thì anh sẽ không tiếp em vì nhà báo là phải có thẻ''.
Sau khi PV tiếp tục giải thích thì ông Hà nói: ''Em hiểu luật một kiểu, anh hiểu luật một kiểu. Nhưng hiện anh đang cầm Luật Báo chí ở đây thì phải có thẻ nhà báo anh mới tiếp. Nhưng mà thôi do sự việc ở đây đơn giản anh sẽ tiếp em bình thường còn nếu vụ việc phức tạp thì anh sẽ không tiếp em và anh sẽ có ý kiến lại với báo của em''.''Hiện tại tư cách tác nghiệp thì em đang thiếu thẻ nhà báo nhưng anh sẽ tiếp em bình thường vì sự việc đơn giản. Tất cả câu hỏi của em anh sẽ ghi nhận và có biện pháp trả lời hợp lý'', vị này nói thêm.
Làm việc với PV, ông Hà cho biết vừa nhận được Kết luận thanh tra về các dự án lát đá vỉa hè của Thanh tra TP. Hà Nội nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND TP về sự việc.
"Hiện Thanh tra thành phố mới có văn bản kiến nghị UBND TP xử lý các sai phạm, chúng tôi hiện vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo của thành phố. Tuy nhiên, nếu thành phố có chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể cá nhân thì chúng tôi sẽ nghiêm túc thực hiện'', ông Hà nói.
Khi PV đặt vấn đề về việc để xảy ra sai phạm thì trách nhiệm giám sát của Ban QLDA ở đâu, ông Hà cho biết, hiện trên toàn quận Đống Đa chỉ có một dự án đang thực hiện việc lát đá vỉa hè, đó là dự án chỉnh trang đường Tôn Đức Thắng.
"Dự án này được thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư từ năm 2016, đến năm 2017 là tiến hành triển khai thi công. Tại thời điểm Thanh tra thành phố có thông báo về việc thanh tra tuyến đường Tôn Đức Thắng thì chúng tôi mới chỉ thực hiện việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công và đơn vị thi công mới tiến hành được khoảng 1.000 m2 lát hè'', ông Hà nói.
"Hiện nay chúng tôi chưa tổng nghiệm thu mà chỉ mới nghiệm thu các công việc theo tường đoạn nhỏ giữa đơn vị thi công giám sát và chủ đầu tư. Chưa nghiệm thu để thanh toán, chưa nghiệm thu để quyết toán'', vị này nói thêm.
Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận những sai sót như việc tính thừa khối lượng lớp vữa xi măng lót nền và lập dự toán giá trị sai tăng là 345.132.000 đồng. ''Chúng tôi tiếp nhận nội dung này và đến lúc nghiệm thu thanh toán sẽ không quyết toán phần khối lượng cũng như số tiền lập dự toán sai trên'', ông Hà cho biết.
Cuối cùng, ông Hà tái khẳng định khi có chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc việc khắc phục sai phạm nếu có mắc phải. ''Hiện nay đối với Kết luận của Thanh tra thành phố thì chúng tôi không có sai phạm, chỉ có mỗi sai sót là tính thừa dự toán'', vị này khẳng định.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.