Xây dựng, kinh doanh trái phép trên đất rừng nhận khoán
Tiếng dân - Ngày đăng : 16:57, 27/02/2018
KL 484 đã nêu, đối với các hồ sơ liên quan đến quản lý, sử dụng đất, BQLRPH SĐ không có giấy tờ về đất của Lâm trường Sông Đà và Lâm trường Mai Châu trước đây.
Về việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, công tác quản lý đất đai của BQLRPH SĐ chưa chặt chẽ, để lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích. Cụ thể, tại lô số 591, tờ bản đồ số 2 trên địa bàn xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu 01 hộ lấn chiếm khoảng 2.000m2 để làm nhà sàn, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ (xoan).
Bên cạnh đó, trên cơ sở tài liệu do chính BQL này cung cấp và kiểm tra thực địa cho thấy có 03 trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất rừng sản xuất nhận khoán tại địa bàn xã Thung Nai, gồm: Ông Trần Đức Duy, ông Nguyễn Đức Sỹ và ông Lê Như Quỳnh. Hộ ông Trần Đức Huy đã xây dựng 05 nhà sàn gỗ, nhà xây với tổng diện tích khoảng 400 m2 phục vụ kinh doanh du lịch. Năm 2005, ông Duy làm thủ tục và được UBND huyện Cao Phong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, tham quan hồ Hòa Bình. Trong quá trình sử dụng đất, ông Duy lập dự án đầu đư đảo du lịch Bạn Bè được UBND tỉnh cho phép từ năm 2006 và phải làm các thủ tục triển khai dự án trình cơ quan có thẩm quyền. Ngày 21/07/2010, UBND tỉnh có Công văn số 1056/UBND-ĐĐ trong đó đồng ý chủ trương thu hồi khoảng 2,2 ha đất rừng sản xuất tại xã Thung Nai để UBND huyện Cao Phong thực hiện các thủ tục cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Ngày 15/8/2012, UBND huyện Cao Phong có Công văn số 410/UBND-TN&MT trong đó đề nghị Sở TN&MT tỉnh UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 2,2 ha đất do BQLRPH SĐ sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng và giao lại cho UBND huyện Cao Phong để UBND huyện thực hiện cho thuê đất đối với hộ ông Duy chủ cơ sở Khu du lịch sinh thái Bạn Bè. Tại KL 484, Thanh tra tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh: “Đến nay ông Duy chưa được cho thuê đất thực hiện dự án, chưa làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật đã xây dựng công trình là vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng.”
Còn hộ ông Nguyễn Đức Sỹ đã xây dựng 09 nhà sàn, nhà xây tổng diện tích khoảng 320m2 về các hạng mục phụ trợ phục vụ kinh doanh du lịch. Năm 2015, ông Sỹ làm thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã với tên gọi Hợp tác xã Nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Thung Nai (HTX Du lịch Thung Nai) do ông Sỹ làm Giám đốc. Ngành nghề kinh doanh về lâm nghiệp, dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch... Theo Điểm b, khoản 4, Điều 19 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định 49/2016/QSS-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, hộ ông Sỹ xây dựng công trình trên đất rừng sản xuất phục vụ kinh doanh du lịch nhưng chưa thực hiện quy định của pháp luật về đất đai và về xây dựng.
Cuối cùng, hộ ông Lê Như Quỳnh xây dựng nhà cột bê tông cốt thép kiểu nhà sàn 02 tầng 104m2 , 02 nhà tôn lắp ghép tổng diện tích 50m2 . Trạm Quản lý bảo vệ rừng Bình Thanh đã lập biên bản vi phạm ngày 25/09/2015. Hộ ông Quỳnh đã liên kết với Công ty TNHH Macca Gardern lập dự án trồng cây Mắc-ca và được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 16/4/2015. Trong đó, về quy mô đất tư trồng khoảng 6.500 cây Mắc-ca trên diện tích khoảng 26 ha, xây dựng các công trình phụ trợ, bao gồm nhà điều hành 60m2 , nhà ở cho CBCNV 90m2 , nhà bếp nhà ăn 50m2 , nhà kho 120m2 , sân phơi 150m2 hệ thống cấp điện nước, đường giao thông, hàng rào bảo vệ,... trên diện tích khoảng 03 ha; tổng diện tích dự án sử dụng khoảng 29 ha. Dự án đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 tại Nghị quyết số 127/NQ-HĐND ngày 03/12/2015. Sở TN&MT đã thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện thuê đất tại Văn bản số 883/STNMT-QLĐĐ ngày 29/7/2015. Ban Chỉ đạo công tác bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư tỉnh đã hướng dẫn công tác bồi thường GPMB của dự án trồng cây Mắc-ca tại Văn bản số 23/BCĐ-GPMB ngày 06/5/2016. Trong quá trình UBND huyện Cao Phong triển khai thủ tục thu hồi đất, BQLRPH SĐ có văn bản kiến nghị UBND huyện Cao Phong, Sở TN&MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thu hồi đất của BQLRPH SĐ để thực hiện dự án trồng cây Mắc- ca. Thanh tra tỉnh khẳng định, hộ ông Quỳnh liên kết với Công ty TNHH Macca Gardern triển khai dự án trồng cây Mắc-ca theo theo Giấy chứng nhận đầu tư đã được UBND tỉnh cấp, tuy nhiên công ty chưa làm đầy đủ các thủ tục về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đã xây dựng công trình.
Thanh tra tỉnh đã đưa ra kết luận đối với BQLRPH SĐ: việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ còn để 01 trường hợp lấn chiếm chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm, trách nhiệm thuộc về Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Mai Châu và viên chức được giao nhiệm vụ. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, BQLRPH SĐ chưa kịp thời rà soát để ký lại hợp đồng giao khoán sử dụng đất theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ, trách nhiệm thuộc về Trưởng Phòng Kế hoặc – Kỹ thuật và viên chức được giao nhiệm vụ; chưa có biện pháp xử lý 03 Trường hợp vi phạm giao kết hợp đồng khoán, sử dụng đất không đúng mục đích. Trách nhiện thuộc về trảm trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng Bình Thanh và viên chức được giao nhiệm vụ.
Thanh tra tỉnh chỉ rõ, các tồn tại, khuyết điểm nêu trên có trách nhiệm của trưởng BQLRPH SĐ trong việc quản lý, sử dụng đất được giao, của phó trưởng ban quản lý về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công tại thời điểm xẩy ra vi phạm.
Thanh tra tỉnh yêu cầu BQLRPH SĐ có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý dứt điểm trường hợp lấn chiếm đất rừng tại địa bàn xã Phúc Sạn, huyện Mai Chau; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có khuyết điểm trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, BQLRPH SĐ cần thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của bên giao khoán, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hợp đồng; chỉ đaqọ Trạm Quản lý bảo vệ rừng Bình Thanh kiểm t4ra chặt chẽ việc thực hiện giao kết trong hợp đồng khoán rừng và đất rừng.
Đối với 03 trường hợp xây dựng công trình, kinh doanh dịch vụ du lịch, dự án trên đất rừng nhận khoán, cần đôn đốc làm việc với các cơ quan chức năng để hoàn thiện các thủ tục về dự án đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng.