Khoái Châu - Hưng Yên: Nhà dân nứt toác, nguy cơ đổ sập vì thi công dự án trạm bơm Nghi Xuyên
Tiếng dân - Ngày đăng : 12:58, 26/02/2018
(TN&MT) - Nhiều hộ dân thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên phản ánh quá trình thi công kênh dẫn trạm bơm Nghi Xuyên làm công trình nhà cửa...
(TN&MT) - Nhiều hộ dân thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu phản ánh quá trình thi công kênh dẫn trạm bơm Nghi Xuyên làm công trình nhà cửa nứt toác, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Theo đó, một số hộ gia đình tại thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên phản ánh tới Báo Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại khu vực công trình trạm bơm Nghi Xuyên nhiều công trình nhà bị nứt, lún sạt mái nhà… ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân.
Điều người dân bức xúc là dù nguy cơ sập nhà đã hiện hữu nhưng các đơn vị chức năng, chủ đầu tư vẫn không giải quyết dứt điểm, để tồn tại trong thời gian dài gây hoang mang cho người dân. Thậm chí, khi có đền bù cũng không được minh bạch.Theo ghi nhận thực tế của PV, tại một số nhà dân, ngoài những công trình bị hư hỏng như sân, tường rào, chuồng trại mà một số hộ dân đã tự khắc phục, sửa chữa thì hiện nay, nhà cửa của nhiều hộ dân đã bị sụt lún, nứt toác gây khó khăn trong sinh hoạt và đe dọa đến tính mạng người dân.
Một số người dân cho biết, vào tháng 06/2017, mặc dù đã có đơn vị kiểm đếm thiệt hại, tuy nhiên, địa phương thông báo chỉ có 03 gia đình bị thiệt hại nặng nhất có đền bù, còn hơn chục hộ dân khác được hỗ trợ một phần kinh phí. Các hộ dân bức xúc và không đồng tình với phương án xử lý của chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án.
Chia sẻ với PV, gia đình ông Đào Đức Hiếu (trú tại thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu) cho biết, gia đình ông và gia đình nhà bà Thoa (hàng xóm) thiệt hại như nhau, nhưng không hiểu đơn vị kiểm đếm và chính quyền địa phương thẩm định thiệt hại ra sao mà gia đình ông chỉ ước thiệt hại giá trị là hơn 11 triệu đồng, trong khi gia đình nhà bà Thoa lại được tới gần 90 triệu đồng.Được biết, tiểu dự án trạm bơm Nghi Xuyên là dự án do Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (gọi tắt là CPO) làm chủ đầu tư. Dự án thực hiện nhằm chủ động tiêu úng cho 8,27 ha diện tích trong khu vực ra ngoài sông Hồng. Đây là dự án giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á – ADB tài trợ.
Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tường Nguyên - Chủ tịch UBND xã Thuần Hưng.
Theo đó, ông Nguyên cho biết, xã Thuần Hưng là thành viên của Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện, nắm thông tin và chủ trương của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên để tuyên truyền, vận động người dân.
''Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện Khoái Châu là đơn vị lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nằm trong vùng quy hoạch. Các bước đền bù, lập quy hoạch đảm bảo đúng với quy định của pháp luật. Khi lập phương án, đến trả tiền đền bù đều công khai, minh bạch theo đúng trình tự'', ông Nguyên cho biết.''Về phương án đền bù thì người dân không có ý kiến gì. Sau khi đền bù, giải phóng mặt bằng xong và địa phương giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án thì nảy sinh vấn đề. Khi thực hiện dự án, thi công thì ảnh hưởng tới nhà dân, lún nứt nhà cửa của nhiều người dân'', ông Nguyên nói thêm.
Cũng theo ông Nguyên, UBND xã Thuần Hưng đã nhận được đơn đề nghị của 22 đơn của các hộ dân đề nghị về việc trong quá trình làm đường dẫn trạm bơm Nghi Xuyên bị ảnh hưởng, sụt lún ảnh hưởng tới nhà cửa và một số tài sản khác.
Ông Nguyên cũng cho biết, vào tháng 01/2018, UBND xã Thuần Hưng đã có báo cáo về vấn đề này lên UBND huyện Khoái Châu. Sau đó, huyện đã thuê đơn vị thẩm định về để kiểm định độc lập tài sản của 22 hộ dân.
''UBND xã nhận thông báo kết quả của 22 hộ dân, trong đó có 03 hộ bị thiệt hại. Cụ thể, hộ ông Đào Đức Hiếu bị thiệt hại 11.156.000 đồng, ông Đào Đức Hùng bị thiệt hại 25.412.000 đồng và ông Vũ Thị Thoa bị thiệt hại 88.866.000 đồng. Còn các hộ dân khác không xác định được khối lượng thiệt hại'', ông Nguyên cho biết thêm.
Ông Nguyên cũng khẳng định toàn bộ thiệt hại và định giá thiệt hại là do đơn vị kiểm định, chính quyền địa phương không đủ thẩm quyền thực hiện việc này.Liên quan đến việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Đích – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khoái Châu.
Trao đổi với PV, ông Đích cho biết, huyện đã thuê Viện khoa học công nghệ về đầu tư và xây dựng để thẩm định độc lập với tổng kinh phí thuê là 250 triệu đồng để kiểm tra thiệt hại của người dân. Trong quá trình đánh giá, đơn vị cũng khẳng định đây là phương án chính xác, không lăn tăn về kết quả.
''Sau khi có kết quả, chủ đầu tư đã lên phương án sẽ đền bù và hỗ trợ tổng thiệt hại là 250 triệu đồng. Hiện đã có 18 hộ gia đình đồng ý với phương án đền bù, còn lại 04 hộ không đồng ý, trong đó có gia đình ông Đào Đức Hiếu'', ông Đích cho biết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Theo đó, một số hộ gia đình tại thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên phản ánh tới Báo Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại khu vực công trình trạm bơm Nghi Xuyên nhiều công trình nhà bị nứt, lún sạt mái nhà… ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân.
Điều người dân bức xúc là dù nguy cơ sập nhà đã hiện hữu nhưng các đơn vị chức năng, chủ đầu tư vẫn không giải quyết dứt điểm, để tồn tại trong thời gian dài gây hoang mang cho người dân. Thậm chí, khi có đền bù cũng không được minh bạch.Theo ghi nhận thực tế của PV, tại một số nhà dân, ngoài những công trình bị hư hỏng như sân, tường rào, chuồng trại mà một số hộ dân đã tự khắc phục, sửa chữa thì hiện nay, nhà cửa của nhiều hộ dân đã bị sụt lún, nứt toác gây khó khăn trong sinh hoạt và đe dọa đến tính mạng người dân.
Một số người dân cho biết, vào tháng 06/2017, mặc dù đã có đơn vị kiểm đếm thiệt hại, tuy nhiên, địa phương thông báo chỉ có 03 gia đình bị thiệt hại nặng nhất có đền bù, còn hơn chục hộ dân khác được hỗ trợ một phần kinh phí. Các hộ dân bức xúc và không đồng tình với phương án xử lý của chính quyền địa phương và chủ đầu tư dự án.
Chia sẻ với PV, gia đình ông Đào Đức Hiếu (trú tại thôn 5, xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu) cho biết, gia đình ông và gia đình nhà bà Thoa (hàng xóm) thiệt hại như nhau, nhưng không hiểu đơn vị kiểm đếm và chính quyền địa phương thẩm định thiệt hại ra sao mà gia đình ông chỉ ước thiệt hại giá trị là hơn 11 triệu đồng, trong khi gia đình nhà bà Thoa lại được tới gần 90 triệu đồng.Được biết, tiểu dự án trạm bơm Nghi Xuyên là dự án do Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (gọi tắt là CPO) làm chủ đầu tư. Dự án thực hiện nhằm chủ động tiêu úng cho 8,27 ha diện tích trong khu vực ra ngoài sông Hồng. Đây là dự án giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á – ADB tài trợ.
Để làm rõ sự việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tường Nguyên - Chủ tịch UBND xã Thuần Hưng.
Theo đó, ông Nguyên cho biết, xã Thuần Hưng là thành viên của Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện, nắm thông tin và chủ trương của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên để tuyên truyền, vận động người dân.
''Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện Khoái Châu là đơn vị lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nằm trong vùng quy hoạch. Các bước đền bù, lập quy hoạch đảm bảo đúng với quy định của pháp luật. Khi lập phương án, đến trả tiền đền bù đều công khai, minh bạch theo đúng trình tự'', ông Nguyên cho biết.''Về phương án đền bù thì người dân không có ý kiến gì. Sau khi đền bù, giải phóng mặt bằng xong và địa phương giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án thì nảy sinh vấn đề. Khi thực hiện dự án, thi công thì ảnh hưởng tới nhà dân, lún nứt nhà cửa của nhiều người dân'', ông Nguyên nói thêm.
Cũng theo ông Nguyên, UBND xã Thuần Hưng đã nhận được đơn đề nghị của 22 đơn của các hộ dân đề nghị về việc trong quá trình làm đường dẫn trạm bơm Nghi Xuyên bị ảnh hưởng, sụt lún ảnh hưởng tới nhà cửa và một số tài sản khác.
Ông Nguyên cũng cho biết, vào tháng 01/2018, UBND xã Thuần Hưng đã có báo cáo về vấn đề này lên UBND huyện Khoái Châu. Sau đó, huyện đã thuê đơn vị thẩm định về để kiểm định độc lập tài sản của 22 hộ dân.
''UBND xã nhận thông báo kết quả của 22 hộ dân, trong đó có 03 hộ bị thiệt hại. Cụ thể, hộ ông Đào Đức Hiếu bị thiệt hại 11.156.000 đồng, ông Đào Đức Hùng bị thiệt hại 25.412.000 đồng và ông Vũ Thị Thoa bị thiệt hại 88.866.000 đồng. Còn các hộ dân khác không xác định được khối lượng thiệt hại'', ông Nguyên cho biết thêm.
Ông Nguyên cũng khẳng định toàn bộ thiệt hại và định giá thiệt hại là do đơn vị kiểm định, chính quyền địa phương không đủ thẩm quyền thực hiện việc này.Liên quan đến việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Đích – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khoái Châu.
Trao đổi với PV, ông Đích cho biết, huyện đã thuê Viện khoa học công nghệ về đầu tư và xây dựng để thẩm định độc lập với tổng kinh phí thuê là 250 triệu đồng để kiểm tra thiệt hại của người dân. Trong quá trình đánh giá, đơn vị cũng khẳng định đây là phương án chính xác, không lăn tăn về kết quả.
''Sau khi có kết quả, chủ đầu tư đã lên phương án sẽ đền bù và hỗ trợ tổng thiệt hại là 250 triệu đồng. Hiện đã có 18 hộ gia đình đồng ý với phương án đền bù, còn lại 04 hộ không đồng ý, trong đó có gia đình ông Đào Đức Hiếu'', ông Đích cho biết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.