Vụ phá hộ lan QL 1A tại Bắc Giang: Bắt tay nhau nhìn tài sản Quốc gia bị phá hoại?
Tiếng dân - Ngày đăng : 19:35, 30/01/2018
(TN&MT) - Sở GTVT Bắc Giang đã có Văn bản đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi...
(TN&MT) - Sở GTVT Bắc Giang đã có Văn bản đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật nhưng thực tế cho thấy vụ việc có dấu hiệu "chìm xuồng".
Như chúng tôi đã đưa tin về tình trạng dải hộ lan, tôn lượn sóng trên tuyến QL 1A đoạn qua huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang bị các cá nhân, doanh nghiệp phá dỡ trái phép để mở lối đi, làm bãi tập kết ôtô, vật liệu xây dựng, nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ... gây mất an toàn cho người tham gia giao thông nhưng không có bất cứ cơ quan nào đứng ra xử lý dứt điểm.
Điều đáng nói, sự việc đã diễn ra trong một thời gian dài và cũng được các cơ quan báo chí vào cuộc thông tin nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước lại “đá bóng” trách nhiệm, thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã rất nhiều lần liên hệ với lãnh đạo huyện Lạng Giang đề nghị cung cấp thông tin cụ thể có bao nhiêu trường hợp phá dỡ dải hộ lan, tôn lượn sóng và các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép trên đất nông nghiệp dọc tuyến QL 1A, đoạn chạy qua huyện Lạng Giang để kịp thời thông tin cho bạn đọc.
Tuy nhiên, đáp lại sự tích cực của PV trong việc tiếp cận thông tin không phải "bí mật quốc gia" là thái độ thờ ơ, không hợp tác với báo chí của chính quyền huyện Lạng Giang. Điều này trái ngược hẳn với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khi được đánh giá là khá chủ động hợp tác với báo chí. Vậy vì sao chính quyền cấp huyện lại không ''noi gương?".Trước sự việc trên, dư luận đặt ra vấn đề phải chăng có điều gì mập mờ, hay là có lợi ích nhóm trong vụ việc này khiến chính quyền huyện Lạng Giang phải che giấu thông tin?.
Trong một diễn biến liên quan, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 10/01/2018, ông Hoàng Văn Thanh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đã ký Văn bản số 240/SGTVT-QLKC gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Báo Tài nguyên và Môi trường về việc xác minh làm rõ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng bảo vệ an toàn đường bộ bị phá dỡ, mở lối đi gây mất an toàn giao thông.Tại văn bản, Sở GTVT cho biết, tuyến QL 1 đoạn qua tỉnh Bắc Giang do Chi cục I.5 trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hộ lan, dải lượn tôn bị phá dỡ là do từ tháng 5/2015 tuyến QL 1A đoạn Ngã tư giao QL 31 (lý trình cũ km114+090) đến Lạng Sơn được bàn giao cho Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn để thực hiện dự án làm cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Ngoài ra, phần tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+ 800 – Km106 + 500 chưa được nghiệm thu bàn giao, đang trong quá trình cao điểm đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã chủ động tháo dỡ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng tại một số vị trí để thực hiện thi công. Lợi dụng việc trên, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tháo dỡ hộ lan tại các vị trí Km 103 + 109 và Km104 + 110 gây mất an toàn giao thông.''Việc này các đơn vị quản lý Nhà nước đã phối hợp kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu phải khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục'', văn bản nêu.
Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp tốt với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn phải lắp đặt toàn bộ hệ thống an toàn giao thông nói chung và hộ lan lượn sóng nói riêng tại các vị trí cần thiết theo quy định, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình quản lý, khai thác và thu phí hoàn vốn.
Như chúng tôi đã đưa tin về tình trạng dải hộ lan, tôn lượn sóng trên tuyến QL 1A đoạn qua huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang bị các cá nhân, doanh nghiệp phá dỡ trái phép để mở lối đi, làm bãi tập kết ôtô, vật liệu xây dựng, nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ... gây mất an toàn cho người tham gia giao thông nhưng không có bất cứ cơ quan nào đứng ra xử lý dứt điểm.
Điều đáng nói, sự việc đã diễn ra trong một thời gian dài và cũng được các cơ quan báo chí vào cuộc thông tin nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước lại “đá bóng” trách nhiệm, thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật.Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã rất nhiều lần liên hệ với lãnh đạo huyện Lạng Giang đề nghị cung cấp thông tin cụ thể có bao nhiêu trường hợp phá dỡ dải hộ lan, tôn lượn sóng và các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép trên đất nông nghiệp dọc tuyến QL 1A, đoạn chạy qua huyện Lạng Giang để kịp thời thông tin cho bạn đọc.
Tuy nhiên, đáp lại sự tích cực của PV trong việc tiếp cận thông tin không phải "bí mật quốc gia" là thái độ thờ ơ, không hợp tác với báo chí của chính quyền huyện Lạng Giang. Điều này trái ngược hẳn với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khi được đánh giá là khá chủ động hợp tác với báo chí. Vậy vì sao chính quyền cấp huyện lại không ''noi gương?".Trước sự việc trên, dư luận đặt ra vấn đề phải chăng có điều gì mập mờ, hay là có lợi ích nhóm trong vụ việc này khiến chính quyền huyện Lạng Giang phải che giấu thông tin?.
Trong một diễn biến liên quan, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 10/01/2018, ông Hoàng Văn Thanh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đã ký Văn bản số 240/SGTVT-QLKC gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Báo Tài nguyên và Môi trường về việc xác minh làm rõ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng bảo vệ an toàn đường bộ bị phá dỡ, mở lối đi gây mất an toàn giao thông.Tại văn bản, Sở GTVT cho biết, tuyến QL 1 đoạn qua tỉnh Bắc Giang do Chi cục I.5 trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hộ lan, dải lượn tôn bị phá dỡ là do từ tháng 5/2015 tuyến QL 1A đoạn Ngã tư giao QL 31 (lý trình cũ km114+090) đến Lạng Sơn được bàn giao cho Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn để thực hiện dự án làm cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Ngoài ra, phần tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+ 800 – Km106 + 500 chưa được nghiệm thu bàn giao, đang trong quá trình cao điểm đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã chủ động tháo dỡ hàng rào hộ lan, dải tôn lượn sóng tại một số vị trí để thực hiện thi công. Lợi dụng việc trên, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tháo dỡ hộ lan tại các vị trí Km 103 + 109 và Km104 + 110 gây mất an toàn giao thông.''Việc này các đơn vị quản lý Nhà nước đã phối hợp kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu phải khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được khắc phục'', văn bản nêu.
Do đó, để đảm bảo an toàn giao thông, Sở GTVT đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.5 phối hợp tốt với UBND huyện Lạng Giang xử lý kiên quyết ngay các tập thể, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn phải lắp đặt toàn bộ hệ thống an toàn giao thông nói chung và hộ lan lượn sóng nói riêng tại các vị trí cần thiết theo quy định, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình quản lý, khai thác và thu phí hoàn vốn.
Nhận định về vấn đề pháp lý của vụ việc này, Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng dải hộ lan, tôn lượn sóng là tài sản của Quốc gia. Việc phá hoại này diễn ra trong một thời gian dài thì cơ quan công an cần phải vào cuộc điều tra và khởi tố vụ án để làm rõ sự việc. Ngoài ra, theo Luật sư Diện, cơ quan chức năng cũng cần phải làm rõ trách nhiệm của huyện Lạng Giang, Chi cục quản lý Đường bộ I.5 và các cơ quan liên quan khi để xảy ra vi phạm. Bên cạnh đó, cơ quan CSĐT cần làm rõ động cơ của các cá nhân, tổ chức trong việc phá dỡ hộ lan, dải tôn lượn sóng nhằm mục đích gì?.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.