Hà Nội: Cơ cực được phân nhà đất nhiều năm nhưng xin làm sổ không được
Tiếng dân - Ngày đăng : 09:26, 04/01/2018
(TN&MT) - Nhiều hộ dân tại đường Tô Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội) đã về đây công tác, được phân nhà sinh sống từ những năm 1960 đang kêu cứu xin cấp quyền sử dụng...
(TN&MT) - Nhiều hộ dân tại đường Tô Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội) đã về đây công tác, được phân nhà sinh sống từ những năm 1960 đang kêu cứu xin cấp quyền sử dụng đất.
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn của các hộ dân (ở ngõ 96 đường Tô Ngọc Vân - Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội) kêu cứu về việc họ bị một số cơ quan xâm phạm quyền lợi. Những ngôi nhà mà họ sinh sống đã hơn nửa đời người đến nay bị các cơ quan nhà nước từ chối cấp quyền sử dụng mà theo họ, điều này là rất vô lý.
Theo đơn, Nhà nghỉ Quảng Bá và hai khu tập thể Nhà nghỉ Công Đoàn và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu Tập thể Nhà nghỉ Công Đoàn Quảng Bá có 12 căn và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 12 căn. Sau đó 6 hộ dân của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô chuyển đi và bàn giao lại cho cán bộ Nhà nghỉ Công Đoàn. Khi được phân nhà, các hộ dân đều có Quyết định phân nhà, xếp nhà của Nhà nghỉ Công Đoàn Quảng Bá và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.
Khu đất được bố trí làm 2 khu tập thể có khuôn viên ,có tường ngăn cách, tách biệt khỏi khuôn viên Công ty, có lối đi riêng, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh, không che chắn mặt tiền Công ty TNHH NN MTV Du lịch Công Đoàn Hà Nội. Hai khu tập thể không thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sỏ sản xuất, kinh doanh Công ty.
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn của các hộ dân (ở ngõ 96 đường Tô Ngọc Vân - Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội) kêu cứu về việc họ bị một số cơ quan xâm phạm quyền lợi. Những ngôi nhà mà họ sinh sống đã hơn nửa đời người đến nay bị các cơ quan nhà nước từ chối cấp quyền sử dụng mà theo họ, điều này là rất vô lý.
Theo đơn, Nhà nghỉ Quảng Bá và hai khu tập thể Nhà nghỉ Công Đoàn và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu Tập thể Nhà nghỉ Công Đoàn Quảng Bá có 12 căn và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 12 căn. Sau đó 6 hộ dân của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô chuyển đi và bàn giao lại cho cán bộ Nhà nghỉ Công Đoàn. Khi được phân nhà, các hộ dân đều có Quyết định phân nhà, xếp nhà của Nhà nghỉ Công Đoàn Quảng Bá và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.
Khu đất được bố trí làm 2 khu tập thể có khuôn viên ,có tường ngăn cách, tách biệt khỏi khuôn viên Công ty, có lối đi riêng, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh, không che chắn mặt tiền Công ty TNHH NN MTV Du lịch Công Đoàn Hà Nội. Hai khu tập thể không thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sỏ sản xuất, kinh doanh Công ty.
Con ngõ mà các hộ dân đang sinh sống. |
Qua 40 năm sử dụng, một số ngôi nhà đã quá dột nát, xuống cấp, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Một số hộ dân đã xin phép UBND phường Quảng An, UBND quận Tây Hồ đập nhà cũ để xây lại nhà mới. Sau khi được cấp phép tu sửa cho đến nay, các hộ dân đã liên tục đề nghị Bộ Tài chính, UBND TP.Hà Nội để các hộ dân làm thủ tục mua nhà và xin cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Tuy nhiên, họ cho biết, Bộ Tài chính và UBND TP.Hà Nội lại từ chối việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân.
Bà Trần Thị Tính (đại diện cho nhóm dân cư) uất nghẹn: "Hầu hết cư dân các khu tập thể trên địa bàn Hà Nội và trong cả nước đã được GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng tại sao chúng tôi vẫn chưa được GCNQSDĐ. Đến nay đã có hơn 5 người vì tuổi cao, sức yếu vẫn mòn mỏi chờ đợi GCNQSDĐ".
Trong đơn nêu: Năm 1997, Sở nhà đất TP Hà Nội đã ban hành văn bản về việc chuyển giao quỹ nhà ở tự quản của các cơ quan đơn vị sang ngành nhà đất quản lý và bán theo Nghị định 61/CP năm 1994 gửi các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố HN.
Nhưng theo người dân, thay vì phải bàn giao đất cho Sở Nhà đất thì Công ty Khách sạn và du lịch Công Đoàn đã kê khai trái pháp luật biến đất của 2 Khu Tập thể vào đất của Công ty. Người dân đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại tố cáo đến Bộ Tài chính phản ánh việc Cty Du lịch Công đoàn Hà Nội kê khai hiện trạng, quản lý sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất trái pháp luật và thực tế. Tuy nhiên, họ cho rằng Bộ Tài chính không thanh kiểm tra để trả lời người dân mà chỉ đề cập đến việc triển khai dự án đầu tư của Công ty.
Tuy nhiên, họ cho biết, Bộ Tài chính và UBND TP.Hà Nội lại từ chối việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân.
Bà Trần Thị Tính (đại diện cho nhóm dân cư) uất nghẹn: "Hầu hết cư dân các khu tập thể trên địa bàn Hà Nội và trong cả nước đã được GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng tại sao chúng tôi vẫn chưa được GCNQSDĐ. Đến nay đã có hơn 5 người vì tuổi cao, sức yếu vẫn mòn mỏi chờ đợi GCNQSDĐ".
Trong đơn nêu: Năm 1997, Sở nhà đất TP Hà Nội đã ban hành văn bản về việc chuyển giao quỹ nhà ở tự quản của các cơ quan đơn vị sang ngành nhà đất quản lý và bán theo Nghị định 61/CP năm 1994 gửi các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố HN.
Nhưng theo người dân, thay vì phải bàn giao đất cho Sở Nhà đất thì Công ty Khách sạn và du lịch Công Đoàn đã kê khai trái pháp luật biến đất của 2 Khu Tập thể vào đất của Công ty. Người dân đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại tố cáo đến Bộ Tài chính phản ánh việc Cty Du lịch Công đoàn Hà Nội kê khai hiện trạng, quản lý sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất trái pháp luật và thực tế. Tuy nhiên, họ cho rằng Bộ Tài chính không thanh kiểm tra để trả lời người dân mà chỉ đề cập đến việc triển khai dự án đầu tư của Công ty.
Những ngôi nhà vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Lan Anh (Trưởng Phòng hành chính Công ty Du lịch Công Đoàn Hà Nội) không trả lời trực tiếp vào vụ việc mà chỉ nói rằng, người dân đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ đã có quy định của pháp luật và có kết luận của thanh tra.
Bà này cho cũng nói rằng, vào những năm 1960, lãnh đạo công ty thấy một số cán bộ nhân viên xa quê, không có điều kiện đi lại nên đã cho ở tạm khu đất đó. Cũng theo bà Lan Anh, toàn bộ khu đất này đã nằm trong quy hoạch của quận Tây Hồ, không thể bàn giao thành đất ở như đòi hỏi của các hộ dân. Nhưng thông tin chi tiết như thế nào, bà Lan Anh nói rằng phóng viên tự liên hệ lên các cấp thành phố mà hỏi.
Bà Lan Anh cũng cung cấp cho PV văn bản báo cáo của Thanh tra TP Hà Nội. Trong đó, Thanh tra Hà Nội đánh giá, theo Quyết định 118 của Thủ tướng năm 1992, kiến nghị của các hộ dân về việc được chuyển giao nhà sang cơ quan quản lý nhà thành phố là có cơ sở. Nhưng báo cáo lại cho rằng, yêu cầu của người dân không phù hợp với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã được UBND TP. Hà Nội và Bộ Tài chính thống nhất, không phù hợp với quy hoạch chi tiết của quận Tây Hồ đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt.
Nhưng theo những người dân nơi đây, nhà đất họ đang ở là khuôn viên độc lập, theo quy định, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất chỉ áp dụng phần ở địa chỉ 98 của Cty Du lịch Công đoàn chứ không áp dụng cho khu tập thể (theo Quyết định năm 2007 của Thủ tướng). Hơn nữa, họ cho rằng, nhà nước thu hồi đất do tổ chức cá nhân sử dụng trong trường hợp vì an ninh, quốc phòng. Còn vì phát triển kinh tế phải công khai minh bạch và bồi thường theo quy định.
Các hộ dân đặt câu hỏi: Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất có thật sự cần thiết áp dụng cho khu tập thể ở ngõ 96 hay không khi mà đối tượng đáng phải sắp xếp phải là phần nằm trong khuôn viên mà Công ty đã và đang cho một số tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh như: Nhà trẻ Sao Mai, Cà phê Trung Nguyên, Massage Vật lý trị liệu, Nhà hàng Oishi, Nhà hàng Sen Việt, Văn phòng dự án cầu Nhật Tân, Văn phòng dự án HURC1, Trưởng tiểu học và mầm non song ngữ Quốc tế Horizon,...
"Hầu hết chúng tôi về đây công tác từ lúc tóc còn xanh, đến nay đầu đã bạc hết. Hồi đó được phân nhà ở đây thì chỉ biết ở đây, làm gì còn nơi nào. Sinh sống ở đây ổn định, sinh con đẻ cái. Hộ khẩu giấy tờ đều ở đây. Bây giờ các vị ấy lại bảo nhà này không phải của chúng tôi thì chúng tôi biết đi đâu, về đâu?" - Ông Nguyễn Đức Chính (một người dân) giãi bày với PV.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...