Kiến Thụy - Hải Phòng: Ngư dân nuôi ngao ‘kêu cứu’ vì nạn khai thác cát
Tiếng dân - Ngày đăng : 11:55, 21/12/2017
(TN&MT) – Nạn khai thác cát nơi cửa sông Văn Úc (giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy - TP. Hải Phòng) đang là nỗi ám ảnh của hàng trăm ngư dân nuôi ngao...
(TN&MT) – Nạn khai thác cát nơi cửa sông Văn Úc (giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy - TP. Hải Phòng) đang là nỗi ám ảnh của hàng trăm ngư dân nuôi ngao và hàng nghìn người dân “bám biển” kiếm sống. Nhiều năm qua, người dân đã gửi đơn kêu cứu các cơ quan chức năng nhưng tất cả như trôi vào... hư không.
Bắt nguồn từ lá đơn kêu cứu của hàng trăm người dân gửi tới cho chúng tôi phản ánh về nạn khai thác cát trái phép tại cửa sông Văn Úc (giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy - TP. Hải Phòng). Nhóm PV quyết định tìm đến nơi này để tận mắt chứng kiến các con "bạch tuộc sắt' đua nhau khai thác cát trên sông.
Mượn được một chiếc thuyền nhỏ của người dân’, dưới cái lạnh 15 độ C trên mặt nước mênh mông, đi cùng chúng tôi, một số người dân háo hức kể về cuộc chiến đấu gay go và khốc liệt giữa ngư dân nuôi ngao và doanh nghiệp hút cát.Lúc đầu, thấy chúng tôi lăm lăm máy quay định ghi hình, anh Vũ Văn H - một ngư dân đã nhiều năm kinh nghiệm sông nước dặn: “Để tránh việc đánh động đội hút cát trên sông, trên biển, chú nên bỏ máy quay và máy ảnh vào trong áo. Đặc biệt đi qua khu vực đồn biên phòng”. Sau đó, trên chiếc xuồng máy, chúng tôi và 3 người dân được tận mắt trông thấy ven đê bị sóng nước đánh sập, vỡ thành từng mảng và trôi theo dòng nước.Vừa ngồi trên tàu, vừa chỉ chúng tôi hướng ra phía bên sông, anh H như trút được những bức xúc kìm nén bấy lâu: Chú thấy không, tàu kia là tàu tặc đấy, nó ngày nào cũng hút cát, tàu to tới 800 m3, tàu nhỏ cũng 600 m3. Có lúc họ mang cả tàu cuốc 1.200 m3 ra nổ ngày đêm làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi ngao và khu vực đánh cá của nhiều hộ dân ở đây. Không phải chỉ làm 1-2 giờ là thôi, mà nó hút 24/24 giờ chạy quanh cửa sông Văn Úc và ngoài biển. Mấy lần chúng tôi và nhiều ngư dân đã bắt và báo cho đồn biên phòng ở gần đây, nhưng rồi không hiểu sao lại được thả ra luôn(?!).
Và để minh chứng thêm, anh H vừa nói vừa giơ lá đơn kêu cứu của hàng trăm ngư dân nuôi ngao ở ven cửa sông Văn Úc cho chúng tôi xem. “Đấy anh xem, nhiều hộ dân đã gửi đơn đi các nơi, gửi cả Chính phủ, gửi cả Tổng Bí thư, tại các cuộc tiếp xúc cử tri cũng đã phản ánh tới chính quyền TP. Hải Phòng nhưng nỗi lo về việc cát xâm hại tới môi trường và ngư trường nuôi ngao của hàng trăm người dân ở đây vẫn còn canh cánh”, anh H vừa nói vừa lén nhìn xung quanh vì sợ có người để ý.Cùng chung nỗi lo về nạn khai thác cát, một số người dân kể tường tận cho chúng tôi: “Vào chiều ngày 21/11/2017, tại khu vực cửa sông Văn Úc, giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy, nhiều bà con đã phát hiện 2 chiếc tàu hút cát của Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Đông Kinh với trọng tải khoảng 1.000 m3 – 1.500 m3 cùng hàng chục vòi rồng cỡ lớn thẳng tiến đến 2 bên bờ sông để hút cát gây sạt bờ và sụt bãi bồi nuôi ngao của nhiều hộ dân. Mặc dù người dân đã báo chính quyền địa phương, nhưng chỉ nhận được câu trả lời không thuộc thẩm quyền”.
"Nuôi ngao thì dễ nhưng nếu các tàu hút cát kia hoạt động gần khu vực nuôi ngao sẽ làm cho mặt nước bẩn, tảo chết và bùn thải nhiều sẽ xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt, sẽ gây thiệt hại không hề nhỏ tới kinh tế của không chỉ 1 hộ dân mà hàng loạt hộ dân nuôi ngao ở đây có nguy cơ bị mất trắng'', một người dân với khuôn mặt đen xạm vì cháy nắng chen vào câu chuyện của chúng tôi.“Các hộ dân ở đây phải bỏ hàng tỷ đồng, có những hộ bỏ hàng chục tỷ ra để mua ngao để thả (đa số các hộ gia đình vay vốn ngân hàng để mua con giống), nếu bị nạn cát tặc gây ảnh hưởng môi trường, nguồn nước thì người dân không biết kêu ai để trả sổ tiền lớn kia”, người này nói thêm.
Cũng trong cuộc trò chuyện với nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, nhiều người dân nuôi ngao cũng chia sẻ, ở cửa sông là 2 gồ cát (gồ Đông và gồ Nam), đây là hai tuyến bảo vệ đê điều dọc hai bờ ven biển. Nếu gồ cát này bị mất sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân một cách nghiêm trọng.Để minh chứng, một người đàn ông nói và lắc đầu tỏ vẻ chán chường với chúng tôi: "Khi hút cát, gồ cát bị mất, độ dốc dáy sông và mặt nước sẽ tăng lên, vận tốc dòng chảy sẽ tăng cao, tạo chênh lệnh mực nước, giảm khả năng thoát lũ gây úng ngập, xói mòn lòng sông, làm thay đổi hướng dòng chảy chủ lưu của dòng sông, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân. Ngoài ra, cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh, hút cát sẽ cho thải ra dầu mỡ từ các tàu hút gây ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm môi trường sẽ làm thay đổi cảnh quan''.
"Khoảng giữa tháng 3, lúc đỉnh điểm có khi tới 8 tàu hút cát rầm rập trên cửa sông, khiến cho sạt lở, xói mòn bãi ngao của người dân, cùng với đó là dầu mỡ thải ra, làm sặc ngao và thức ăn của ngao bị mất khiến cho vùng nuôi ngao của ngư dân chết hàng loạt, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng'', người đàn ông tỏ vẻ bất lực khi nói chuyện với chúng tôi.Bức xúc hơn, một người phụ nữ tên T nói với chúng tôi: “Gia đình tôi và một số hộ phải vay vốn ngân hàng, cầm cố nhà, đất để nuôi ngao, đùng cái ngao chết hàng loạt vì khai thác cát khiến cho gia đình chúng tôi lao đao, không có khả năng trả nợ”.
''Quanh đây có trên 3.000 hộ gia đình, chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Nếu cát được TP cấp giấy phép hoạt động thì bãi ngao sẽ ảnh hưởng rất lớn, có lẽ nhiều ngư dân phải rời bỏ ngư trường nuôi ngao để tìm kiếm công việc khác'', bà T than phiền.
Sau khi có cuộc trò chuyện với một số người dân và ghi nhận thực tế, nhóm phóng viên chúng tôi cũng đã liên hệ với UBND xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) để làm rõ những trăn trở của ngư dân. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Ban - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hợp cho biết: ''Thực ra địa phương cũng chỉ quản lý trên đất liền, còn phía ngoài đất liền thì khó quản lý. Địa phương cũng có đề xuất lên thành phố về việc này, tuy nhiên vẫn chưa được phê duyệt".Theo ông Ban, ranh giới giữa Kiến Thụy và Đồ Sơn cũng chưa được xác định rõ, mới gần đây mới tạm giao địa giới hành chính, chưa cụ thể đi cắm mốc. Trong thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp khai thác cát được cấp phép nên có xảy ra mâu thuẫn với người dân nuôi ngao, người dân cũng có đề xuất quy hoạch riêng về khu vực nuôi trồng thủy sản.
Khi khai thác khoáng sản thì ít nhiều cũng ảnh hưởng tới môi trường và việc nuôi trồng ngao của người dân. ''Bà con cũng mong muốn được thành phố giao mặt đất, mặt nước để nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước cho ổn định, tuy nhiên chưa có quy hoạch nên chưa giao được'', ông Ban chia sẻ.
Nói về quan điểm giữa nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản, ông Ban cho rằng, một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ 2015 đến 2030 là khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, việc khai thác vật liệu xây dựng cũng rất cần thiết đối với phát triển chung của thành phố. ''Địa phương cũng đề xuất lên thành phố làm sao để có quy hoạch không bị chồng lấn, để không ảnh hưởng giữa việc nuôi trồng và khai thác tài nguyên'', ông Ban cho biết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Bắt nguồn từ lá đơn kêu cứu của hàng trăm người dân gửi tới cho chúng tôi phản ánh về nạn khai thác cát trái phép tại cửa sông Văn Úc (giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy - TP. Hải Phòng). Nhóm PV quyết định tìm đến nơi này để tận mắt chứng kiến các con "bạch tuộc sắt' đua nhau khai thác cát trên sông.
Mượn được một chiếc thuyền nhỏ của người dân’, dưới cái lạnh 15 độ C trên mặt nước mênh mông, đi cùng chúng tôi, một số người dân háo hức kể về cuộc chiến đấu gay go và khốc liệt giữa ngư dân nuôi ngao và doanh nghiệp hút cát.Lúc đầu, thấy chúng tôi lăm lăm máy quay định ghi hình, anh Vũ Văn H - một ngư dân đã nhiều năm kinh nghiệm sông nước dặn: “Để tránh việc đánh động đội hút cát trên sông, trên biển, chú nên bỏ máy quay và máy ảnh vào trong áo. Đặc biệt đi qua khu vực đồn biên phòng”. Sau đó, trên chiếc xuồng máy, chúng tôi và 3 người dân được tận mắt trông thấy ven đê bị sóng nước đánh sập, vỡ thành từng mảng và trôi theo dòng nước.Vừa ngồi trên tàu, vừa chỉ chúng tôi hướng ra phía bên sông, anh H như trút được những bức xúc kìm nén bấy lâu: Chú thấy không, tàu kia là tàu tặc đấy, nó ngày nào cũng hút cát, tàu to tới 800 m3, tàu nhỏ cũng 600 m3. Có lúc họ mang cả tàu cuốc 1.200 m3 ra nổ ngày đêm làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi ngao và khu vực đánh cá của nhiều hộ dân ở đây. Không phải chỉ làm 1-2 giờ là thôi, mà nó hút 24/24 giờ chạy quanh cửa sông Văn Úc và ngoài biển. Mấy lần chúng tôi và nhiều ngư dân đã bắt và báo cho đồn biên phòng ở gần đây, nhưng rồi không hiểu sao lại được thả ra luôn(?!).
Và để minh chứng thêm, anh H vừa nói vừa giơ lá đơn kêu cứu của hàng trăm ngư dân nuôi ngao ở ven cửa sông Văn Úc cho chúng tôi xem. “Đấy anh xem, nhiều hộ dân đã gửi đơn đi các nơi, gửi cả Chính phủ, gửi cả Tổng Bí thư, tại các cuộc tiếp xúc cử tri cũng đã phản ánh tới chính quyền TP. Hải Phòng nhưng nỗi lo về việc cát xâm hại tới môi trường và ngư trường nuôi ngao của hàng trăm người dân ở đây vẫn còn canh cánh”, anh H vừa nói vừa lén nhìn xung quanh vì sợ có người để ý.Cùng chung nỗi lo về nạn khai thác cát, một số người dân kể tường tận cho chúng tôi: “Vào chiều ngày 21/11/2017, tại khu vực cửa sông Văn Úc, giáp ranh giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy, nhiều bà con đã phát hiện 2 chiếc tàu hút cát của Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Đông Kinh với trọng tải khoảng 1.000 m3 – 1.500 m3 cùng hàng chục vòi rồng cỡ lớn thẳng tiến đến 2 bên bờ sông để hút cát gây sạt bờ và sụt bãi bồi nuôi ngao của nhiều hộ dân. Mặc dù người dân đã báo chính quyền địa phương, nhưng chỉ nhận được câu trả lời không thuộc thẩm quyền”.
"Nuôi ngao thì dễ nhưng nếu các tàu hút cát kia hoạt động gần khu vực nuôi ngao sẽ làm cho mặt nước bẩn, tảo chết và bùn thải nhiều sẽ xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt, sẽ gây thiệt hại không hề nhỏ tới kinh tế của không chỉ 1 hộ dân mà hàng loạt hộ dân nuôi ngao ở đây có nguy cơ bị mất trắng'', một người dân với khuôn mặt đen xạm vì cháy nắng chen vào câu chuyện của chúng tôi.“Các hộ dân ở đây phải bỏ hàng tỷ đồng, có những hộ bỏ hàng chục tỷ ra để mua ngao để thả (đa số các hộ gia đình vay vốn ngân hàng để mua con giống), nếu bị nạn cát tặc gây ảnh hưởng môi trường, nguồn nước thì người dân không biết kêu ai để trả sổ tiền lớn kia”, người này nói thêm.
Cũng trong cuộc trò chuyện với nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, nhiều người dân nuôi ngao cũng chia sẻ, ở cửa sông là 2 gồ cát (gồ Đông và gồ Nam), đây là hai tuyến bảo vệ đê điều dọc hai bờ ven biển. Nếu gồ cát này bị mất sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân một cách nghiêm trọng.Để minh chứng, một người đàn ông nói và lắc đầu tỏ vẻ chán chường với chúng tôi: "Khi hút cát, gồ cát bị mất, độ dốc dáy sông và mặt nước sẽ tăng lên, vận tốc dòng chảy sẽ tăng cao, tạo chênh lệnh mực nước, giảm khả năng thoát lũ gây úng ngập, xói mòn lòng sông, làm thay đổi hướng dòng chảy chủ lưu của dòng sông, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân. Ngoài ra, cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh, hút cát sẽ cho thải ra dầu mỡ từ các tàu hút gây ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm môi trường sẽ làm thay đổi cảnh quan''.
"Khoảng giữa tháng 3, lúc đỉnh điểm có khi tới 8 tàu hút cát rầm rập trên cửa sông, khiến cho sạt lở, xói mòn bãi ngao của người dân, cùng với đó là dầu mỡ thải ra, làm sặc ngao và thức ăn của ngao bị mất khiến cho vùng nuôi ngao của ngư dân chết hàng loạt, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng'', người đàn ông tỏ vẻ bất lực khi nói chuyện với chúng tôi.Bức xúc hơn, một người phụ nữ tên T nói với chúng tôi: “Gia đình tôi và một số hộ phải vay vốn ngân hàng, cầm cố nhà, đất để nuôi ngao, đùng cái ngao chết hàng loạt vì khai thác cát khiến cho gia đình chúng tôi lao đao, không có khả năng trả nợ”.
''Quanh đây có trên 3.000 hộ gia đình, chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Nếu cát được TP cấp giấy phép hoạt động thì bãi ngao sẽ ảnh hưởng rất lớn, có lẽ nhiều ngư dân phải rời bỏ ngư trường nuôi ngao để tìm kiếm công việc khác'', bà T than phiền.
Sau khi có cuộc trò chuyện với một số người dân và ghi nhận thực tế, nhóm phóng viên chúng tôi cũng đã liên hệ với UBND xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) để làm rõ những trăn trở của ngư dân. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Ban - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hợp cho biết: ''Thực ra địa phương cũng chỉ quản lý trên đất liền, còn phía ngoài đất liền thì khó quản lý. Địa phương cũng có đề xuất lên thành phố về việc này, tuy nhiên vẫn chưa được phê duyệt".Theo ông Ban, ranh giới giữa Kiến Thụy và Đồ Sơn cũng chưa được xác định rõ, mới gần đây mới tạm giao địa giới hành chính, chưa cụ thể đi cắm mốc. Trong thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp khai thác cát được cấp phép nên có xảy ra mâu thuẫn với người dân nuôi ngao, người dân cũng có đề xuất quy hoạch riêng về khu vực nuôi trồng thủy sản.
Khi khai thác khoáng sản thì ít nhiều cũng ảnh hưởng tới môi trường và việc nuôi trồng ngao của người dân. ''Bà con cũng mong muốn được thành phố giao mặt đất, mặt nước để nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước cho ổn định, tuy nhiên chưa có quy hoạch nên chưa giao được'', ông Ban chia sẻ.
Nói về quan điểm giữa nuôi trồng thủy sản và khai thác khoáng sản, ông Ban cho rằng, một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ 2015 đến 2030 là khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, việc khai thác vật liệu xây dựng cũng rất cần thiết đối với phát triển chung của thành phố. ''Địa phương cũng đề xuất lên thành phố làm sao để có quy hoạch không bị chồng lấn, để không ảnh hưởng giữa việc nuôi trồng và khai thác tài nguyên'', ông Ban cho biết.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.