ĐBQH Phạm Đình Cúc: mở rộng việc niêm yết, công bố quyết định về đặc xá

Tư vấn pháp luật - Ngày đăng : 20:47, 07/11/2018

(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 7/11, đại biểu Phạm Đình Cúc - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cơ quan soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có thể mở rộng việc niêm yết, công bố quyết định về đặc xá

Bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao với giải trình, tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và đóng góp của cử tri và các đoàn đại biểu Quốc hội trong cả nước đối với dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi)… đại biểu Phạm Đình Cúc cho rằng đây là dự án luật cần thiết để sửa đổi bởi Luật Đặc xá năm 2007 đến nay đã có nhiều quy định không còn phù cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hóa thẩm quyền của Chủ tịch nước về đặc xá.

ĐB PĐ Cúc
đại biểu Phạm Đình Cúc - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại Hội trường Quốc hội sáng 7/11. Ảnh: Quốc Khánh

Quy định của Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định tiến bộ đề cao quyền con người, quyền công dân, việc sửa đổi, bổ sung dự luật đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật trong bối cảnh các luật liên quan như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự đã sửa đổi.

Góp ý với dự thảo, đại biểu Phạm Đình Cúc đồng tình với đại biểu trước đó về việc trong quy định của Luật Đặc xá có quy định trách nhiệm của Tòa án, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc đặc xá thì trực tiếp kiểm soát hồ sơ đề nghị đặc xá và thực hiện quyết định đặc xá Chủ tịch nước tại các trại giam của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trại tạm giam của công an tỉnh. Qua ý kiến đó tôi đồng tình và thống nhất với ý kiến của đại biểu Thân cần bổ sung vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân, trong đó có việc kiểm sát không những kiến nghị mà nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải có quyền kháng nghị. Từ việc đề nghị như vậy, tại Điều 38 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại thì phải đưa vai trò của Viện Kiểm sát vào trong Điều 38.

Về thời hạn đặc xá theo Điều 5 dự thảo luât, ông Phạm Đình Cúc cũng bày tỏ sự đồng tình với dự thảo luật về giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì thực tiễn thi hành việc đặc xá đã khẳng định qua các lần đặc xá ở 3 thời điểm đặc xá nhân sự kiện trọng đại, nhân ngày lễ lớn của đất nước yêu cầu đối nội, đối ngoại của nhà nước trong thời gian vừa qua không phát sinh vướng mắc gì.

Đối với công bố thông báo niêm yết quyết định đặc xá theo khoản 2 Điều 9 của dự thảo luật, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có thể mở rộng việc niêm yết, công bố quyết định về đặc xá. Ở trại giam, tôi đề nghị bổ sung thêm tại phường, xã nơi đối tượng đặc xá để chính quyền địa phương và nhân dân có đối tượng được đặc xá theo dõi, giám sát…

“Do đó, tôi đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 9 của dự thảo luật như sau: Sau khi được công bố, quyết định về đặc xá, được.. tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ phường, xã nơi có đối tượng được đặc xá” - đại biểu Phạm Đình Cúc nói.

Về điều kiện đặc xá theo Điều 1 dự thảo luật, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét nên bổ sung vào điểm c khoản 2 Điều 11 cụm từ "kết luận giám định y khoa". Theo tôi, cần quy định y khoa của cấp nào hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền thì sở y tế hay Bộ Y tế.

Do đó, theo ông Phạm Đình Cúc, điểm c khoản 2 Điều 11 được cụ thể như sau: Người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân được, không còn nguy hiểm cho xã hội có kết luận giám định y khoa của cấp tỉnh hoặc cấp trung ương hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế, Sở Y tế, Bộ Y tế…