Xử phúc thẩm 'kỳ án khởi tố 14 năm mới tuyên án': Luật sư chỉ ra nhiều vấn đề vô lý trước tòa
Pháp đình - Ngày đăng : 13:26, 20/12/2017
(TN&MT) - Trong phiên xử sáng 20/12, các luật sư bào chữa cho 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy đã nêu ra nhiều vấn đề khó hiểu của vụ án đó là vì sao sau...
(TN&MT) - Trong phiên xử sáng 20/12, các luật sư bào chữa cho 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy đã nêu ra nhiều vấn đề khó hiểu của vụ án đó là vì sao sau một năm xảy ra vụ án cơ quan điều tra mới khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định thương tích lại có một số điểm nêu chưa đúng, bản thân bị hại cũng nhiều lời khai mâu thuẫn...
Sáng 20/12, TAND TP. Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 2 phiên tòa phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Vân Côn - Hoài Đức (Hà Nội) theo đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo là hai anh em ruột Quản Đắc Quý (SN 1981) và Quản Đắc Thúy (SN 1971).
Ngay khi bắt đầu phiên tòa, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiên Phong (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), người bào chữa cho các bị cáo đã đề nghị cung cấp cho HĐXX một đoạn video clip thông tin về việc nhân chứng Đỗ Đăng Chắt cố tình vắng mặt tại buổi xét xử, đây là nhân chứng quan trọng có nhiều lời khai trong hồ sơ vụ án là căn cứ buộc tội 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy.
Theo luật sư Liên, đoạn video clip được quay lại vào cuối giờ chiều ngày 19/12, do người dân trao đổi trực tiếp với nhân chứng Đỗ Đăng Chắt. Tại phiên tòa, luật sư Liên đề nghị cung cấp đoạn video, trong đó, nhân chứng Chắt nói rằng công an nói không cần đi dự tòa, nhân chứng Chắt cho biết ở nhà cả buổi sáng để chờ mà không được gọi.Nói về đề nghị của luật sư Liên, thẩm phán Hoàng Nhật Tân, chủ tọa phiên tòa cho biết HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của nhân chứng Chắt vì lý do sức khỏe gửi trước phiên tòa mấy ngày trước nên đề nghị luật sư cung cấp cho HĐXX đoạn video để xem xét.
Tiếp tục tranh luận, luật sư Hoàng Thị Thuyên - Công ty Luật An Viên (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), người bào chữa cho các bị cáo cho rằng nhiều lời khai của các nhân chứng, bản thân bị hại đều mâu thuẫn, trong khi đó các bị cáo Thúy và Quý một mực khẳng định là không có mặt tại hiện trường vụ án, hồ sơ bệnh án của bị hại cũng có nhiều mâu thuẫn khi ngày ra viện lại trước ngày nhập viện... Với những lý do trên, luật sư Thuyên đề nghị HĐXX hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Bên cạnh đó, các luật sư bào chữa khác của 2 bị cáo cũng đưa ra nhiều căn cứ khẳng định đây là một vụ án oan sai. Thậm chí đây có thể coi là vụ án có thời gian điều tra dài nhất trong lịch sử với 14 năm. Các luật sư cho rằng TAND huyện Hoài Đức đã vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật tố tụng gây nên oan sai, suốt 14 năm mang thân phận bị can không được học tập, làm việc, xuất cảnh...
Các luật sư cũng cho rằng nhiều nhân chứng tại tòa đã đồng loạt khẳng định bị hại Của tự ngã. Và cơ quan điều tra đã không thực nghiệm điều tra trong vụ án này, không làm hết trách nhiệm của mình khiến vụ án trở nên phức tạp, rất khó giải quyết. Các luật sư cũng cho rằng cơ quan điều tra không thực hiện việc đối chất vì các nhân chứng trong vụ án này khai mâu thuẫn nhau rất nghiêm trọng.
Lấy dẫn chứng, các luật sư cho biết, nhân chứng Đỗ Đăng Chắt khai bất lợi, buộc tội các bị cáo nhưng không được đối chất với 2 bị cáo. Và tại 2 phiến tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nhân chứng này cũng vắng mặt và không được đối chất. Luật sư cho rằng việc không đối chất này vi phạm nghiêm trọng Điều 138 Bộ Luật tố tụng hình sự.
Một vấn đề khó hiểu nữa được các luật sư chỉ ra là về giám định pháp y, các luật sư cho rằng HĐXX cần xem xét kết luận giám định thương tích phải chính xác tuyệt đối, không thể có sai số. Vì vậy, các luật sư cho rằng có quyền nghi ngờ kết luận giám định này.Trên cơ sở các vấn đề đã nêu trên, các luật sư bào chữa cho bị cáo Thúy và Quý đồng loạt đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức để giao lại cho cơ quan điều tra giải quyết lại hoặc hủy án sơ thẩm để đình chỉ vụ án.
Sau phần tranh luận của các luật sư, HĐXX đã hỏi các bị cáo Thúy và Quý nêu ý kiến. Trả lời HĐXX, bị cáo Quản Đắc Quý trình bày: ''Chúng tôi có phạm tội hay không thì không cả dân làng, quê hương tôi biết, lương tâm các nhân chứng của chính bị hại Của biết và chính những người trực tiếp điều tra biết''.
Bị cáo Quý cũng bác bỏ toàn bộ quan điểm vị đại diện VKSND TP. Hà Nội tại tòa cho rằng mọi thứ hợp với lời khai và hành vi gây án. Bị cáo Quý yêu cầu thực nghiệm hiện trường vì tất cả mâu thuẫn không phù hợp, không khách quan. ''Anh Của khai chỉ có một mình tôi đuổi anh Của còn các nhân chứng của anh Của là Sự, Long, Chắt lại khai cả 3 bố con tôi đuổi anh của. Sự thật có một. Vậy tại sao lại mâu thuẫn như vậy. Họ cố tình muốn hãm hại chúng tôi'', bị cáo Quý nói.
Tại tòa, bị cáo Thúy đề nghị được xem lại bút lục ghi lời khai tại cơ quan điều tra. Sau khi được HĐXX đồng ý và thư ký tòa cho xem thì bị cáo Thúy khẳng định đúng là chữ ký của bị cáo nhưng một số nội dung không phải bị cáo viết mà là chữ của người khác.
Bác bỏ các quan điểm của luật sư, vị đại diện VKSND TP. Hà Nội tiếp tục nhận định qua phần thẩm tra công khai tại tòa, cộng với tài liệu vụ án, cũng như lời khai của bị hại, bị cáo và nhân chứng, một số nhân chứng vắng mặt nhưng đã có lời khai gửi HĐXX, đủ cơ sở kết luận các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho bị hại Của. Việc cấp sơ thẩm truy tố, xét xử và tuyên án hai bị cáo về tội cố ý gây thương tích là phù hợp với quy định pháp luật và việc các bị cáo kháng cáo là chưa đủ căn cứ.
Tranh luận lại, các luật sư bào chữa cho bị cáo đặt vấn đề: Một vụ án không thu được hung khí, sau 1 năm xảy ra mới khám nghiệm hiện trường có phù hợp với quy định pháp luật? Bản thân bị hại nhiều lời khai, mâu thuẫn, các nhân chứng hai bên đều mâu thuẫn lời khai, nhân chứng quan trọng nhất vụ án lại cố tình vắng mặt không thể đối chứng, kết luận giám định thương tích lại có một số điểm nêu chưa đúng... thì phù hợp với quy định pháp luật để kết tội các bị cáo?
Sau đó, bị cáo Quản Đắc Quý cầu khẩn: "Gia đình anh Của có ý muốn hãm hại gia đình tôi, trong suốt 14 năm qua, bản thân tôi, gia đình đã phải đi cầu cứu khắp nơi. Mong HĐXX xem xét thấu đáo minh oan cho tôi".
Còn bị cáo Quản Đắc Thúy cũng quả quyết: "Tôi không có mặt tại hiện trường mà các cơ quan tố tụng quyết quy kết tôi phạm tội. Hãy đặt mình vào bản thân tôi. Đang là một sinh viên mà phải bỏ học rồi 14 năm nay chỉ quanh quẩn ở nhà. Tôi chỉ mong sớm có quyết định đình chỉ bị can, đình chỉ vụ án để tôi đi làm thuê cuốc mướn nuôi vợ con tôi".
Trước lời cầu khẩn được minh oan, HĐXX đã hứa sẽ xem xét đề nghị của 2 bị cáo và tuyên bố kết thúc phiên xét xử buổi sáng để bước vào phần nghị án. HĐXX cũng tuyên bố sẽ tuyên án vào sáng 21/12.
Trước đó, tại phiên xét xử ngày 19/12, cả 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quảng Đắc Thúy đều khẳng định không tham gia vào vụ xô xát, không gây thương tích cho bị hại của, các bị cáo không phạm tội, bị oan và bị hại Của vu khống bị cáo. Thậm chí, bị cáo Quý cũng đã chuẩn bị cả sơ đồ để phân tích với HĐXX về sự mâu thuẫn tại các vị trí liên quan vụ án, qua đó khẳng định không thể có mặt tại thời điểm xảy ra vụ án, không thể nhìn hoặc nghe thấy vụ án.
Khai trước tòa, ông Quản Đắc Họp (bố bị cáo Thúy và Quý) cũng khẳng định hai con ông không có ở hiện trường vụ án. ''Hôm đó, tôi chờ UBND xã xuống giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi ra thấy ông Chuyên đứng cầm dao. Tôi giằng co con dao với ông Chuyên. Sau đó tôi giành được và đuổi anh Chắt, còn anh Của đuổi đằng sau. Trong lúc anh Của ngã xuống mương, tôi vẫn đuổi anh Chắt''.
''Hai con tôi đã bảo 2 cháu ra lò gạch làm trước đó. Xô xát xảy ra chốc lát không hề có 2 bị cáo Quý, Thúy tại hiện trường'', ông Họp khai và kiên quyết đề nghị HĐXX minh oan cho gia đình. Sau đó, HĐXX đã đọc nhiều lời khai trong các bút lục của Cơ quan điều tra được cho là của ông Họp khai nhưng ông Họp lại khẳng định chưa bao giờ khai như vậy.
Nhiều nhân chứng khác có mặt tại tòa cũng khẳng định bị cáo Quý và Thúy vô can trong vụ án. Cụ thể, nhân chứng Quản Đắc Tiến khai: ''Tại hôm đó, tôi cùng người dân ra rất đông. Tôi vừa đến trạm bơm, tôi thấy anh Của ngã ngay xuống lòng mương, bị hại Của ngã gây thương tích, không hề do ai đánh. Anh Của cầm dao đuổi theo ông Họp rồi anh Của ngã ngay xuống lòng mương. Tôi không hề thấy hai bị cáo có mặt tại hiện trường. Tôi đã trình bày sự việc một lần với cơ quan công an''.
Trong khi đó, có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Công nói: ''Ông Của đuổi đằng sau ông Họp. Mắt tôi nhìn thấy anh Của ngã ngay xuống mương. TAND cấp sơ thẩm đọc tên tôi làm nhân chứng mà không cho tôi nói''. Tương tự, nhân chứng Thế cũng nói: "Tôi chứng kiến sự việc. Khoảng 4 - 5h chiều, tôi về qua nhà ông Họp thấy đông người. Tôi thấy ông Họp đuổi theo anh Chắt, anh Của vác dao đuổi ông Họp. Khi ông Họp nhảy được qua bờ rào, anh Của ngã gọn dưới lòng mương. Khi đó có cả trăm con mắt của nhân dân nhìn thấy chứ không phải mình tôi''.
Còn nhân chứng Hảo, nhân viên y tế xã Vân Côn, là người sơ cứu cho bị hại Của nói: ''Tôi là bác sĩ làm việc trong cơ quan Nhà nước. Chiều hôm đó, tôi có xử lý 1 bệnh nhân là anh Của. Anh Của đến tỉnh táo bình thường, gọi vẫn biết. Vài ngày sau, khi Cơ quan điều tra có hỏi, tôi đã cung cấp hồ sơ chứng từ cho họ. Giờ có hỏi tôi thương tích anh Của thế nào thì tôi cũng không biết bởi mười mấy năm làm y tế tôi cũng có hàng nghìn bệnh nhân".
Tại phiên tòa, một nhân chứng khác tên Thích cho biết không hề có quan hệ anh em họ hàng với gia đình bị cáo và bị hại và cũng không hề có mâu thuẫn gì với gia đình bị hại, bị cáo nói: "Tôi chứng kiến trực tiếp. Khi đó, ở quê thì thường hay gọi là vào nhá nhem tối, tôi thấy ông Của ngã xuống mương, bao nhiêu người dân biết. Giữa ông Họp với ông Của không giáp mặt nhau. Sau khi xảy ra sự việc, anh trai của ông Của cầm rất nhiều giấy tờ ra gặp tôi nói tôi giúp làm chứng cho anh Của thắng kiện. Nhưng tôi từ chối và nói rằng đừng làm những việc thiếu lương tâm như vậy, hai đứa bé vô tội''.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến mới nhất về phiên tòa.
Sáng 20/12, TAND TP. Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 2 phiên tòa phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Vân Côn - Hoài Đức (Hà Nội) theo đơn kháng cáo kêu oan của hai bị cáo là hai anh em ruột Quản Đắc Quý (SN 1981) và Quản Đắc Thúy (SN 1971).
Ngay khi bắt đầu phiên tòa, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiên Phong (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), người bào chữa cho các bị cáo đã đề nghị cung cấp cho HĐXX một đoạn video clip thông tin về việc nhân chứng Đỗ Đăng Chắt cố tình vắng mặt tại buổi xét xử, đây là nhân chứng quan trọng có nhiều lời khai trong hồ sơ vụ án là căn cứ buộc tội 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quản Đắc Thúy.
Theo luật sư Liên, đoạn video clip được quay lại vào cuối giờ chiều ngày 19/12, do người dân trao đổi trực tiếp với nhân chứng Đỗ Đăng Chắt. Tại phiên tòa, luật sư Liên đề nghị cung cấp đoạn video, trong đó, nhân chứng Chắt nói rằng công an nói không cần đi dự tòa, nhân chứng Chắt cho biết ở nhà cả buổi sáng để chờ mà không được gọi.Nói về đề nghị của luật sư Liên, thẩm phán Hoàng Nhật Tân, chủ tọa phiên tòa cho biết HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của nhân chứng Chắt vì lý do sức khỏe gửi trước phiên tòa mấy ngày trước nên đề nghị luật sư cung cấp cho HĐXX đoạn video để xem xét.
Tiếp tục tranh luận, luật sư Hoàng Thị Thuyên - Công ty Luật An Viên (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), người bào chữa cho các bị cáo cho rằng nhiều lời khai của các nhân chứng, bản thân bị hại đều mâu thuẫn, trong khi đó các bị cáo Thúy và Quý một mực khẳng định là không có mặt tại hiện trường vụ án, hồ sơ bệnh án của bị hại cũng có nhiều mâu thuẫn khi ngày ra viện lại trước ngày nhập viện... Với những lý do trên, luật sư Thuyên đề nghị HĐXX hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Bên cạnh đó, các luật sư bào chữa khác của 2 bị cáo cũng đưa ra nhiều căn cứ khẳng định đây là một vụ án oan sai. Thậm chí đây có thể coi là vụ án có thời gian điều tra dài nhất trong lịch sử với 14 năm. Các luật sư cho rằng TAND huyện Hoài Đức đã vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật tố tụng gây nên oan sai, suốt 14 năm mang thân phận bị can không được học tập, làm việc, xuất cảnh...
Các luật sư cũng cho rằng nhiều nhân chứng tại tòa đã đồng loạt khẳng định bị hại Của tự ngã. Và cơ quan điều tra đã không thực nghiệm điều tra trong vụ án này, không làm hết trách nhiệm của mình khiến vụ án trở nên phức tạp, rất khó giải quyết. Các luật sư cũng cho rằng cơ quan điều tra không thực hiện việc đối chất vì các nhân chứng trong vụ án này khai mâu thuẫn nhau rất nghiêm trọng.
Lấy dẫn chứng, các luật sư cho biết, nhân chứng Đỗ Đăng Chắt khai bất lợi, buộc tội các bị cáo nhưng không được đối chất với 2 bị cáo. Và tại 2 phiến tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nhân chứng này cũng vắng mặt và không được đối chất. Luật sư cho rằng việc không đối chất này vi phạm nghiêm trọng Điều 138 Bộ Luật tố tụng hình sự.
Một vấn đề khó hiểu nữa được các luật sư chỉ ra là về giám định pháp y, các luật sư cho rằng HĐXX cần xem xét kết luận giám định thương tích phải chính xác tuyệt đối, không thể có sai số. Vì vậy, các luật sư cho rằng có quyền nghi ngờ kết luận giám định này.Trên cơ sở các vấn đề đã nêu trên, các luật sư bào chữa cho bị cáo Thúy và Quý đồng loạt đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức để giao lại cho cơ quan điều tra giải quyết lại hoặc hủy án sơ thẩm để đình chỉ vụ án.
Sau phần tranh luận của các luật sư, HĐXX đã hỏi các bị cáo Thúy và Quý nêu ý kiến. Trả lời HĐXX, bị cáo Quản Đắc Quý trình bày: ''Chúng tôi có phạm tội hay không thì không cả dân làng, quê hương tôi biết, lương tâm các nhân chứng của chính bị hại Của biết và chính những người trực tiếp điều tra biết''.
Bị cáo Quý cũng bác bỏ toàn bộ quan điểm vị đại diện VKSND TP. Hà Nội tại tòa cho rằng mọi thứ hợp với lời khai và hành vi gây án. Bị cáo Quý yêu cầu thực nghiệm hiện trường vì tất cả mâu thuẫn không phù hợp, không khách quan. ''Anh Của khai chỉ có một mình tôi đuổi anh Của còn các nhân chứng của anh Của là Sự, Long, Chắt lại khai cả 3 bố con tôi đuổi anh của. Sự thật có một. Vậy tại sao lại mâu thuẫn như vậy. Họ cố tình muốn hãm hại chúng tôi'', bị cáo Quý nói.
Tại tòa, bị cáo Thúy đề nghị được xem lại bút lục ghi lời khai tại cơ quan điều tra. Sau khi được HĐXX đồng ý và thư ký tòa cho xem thì bị cáo Thúy khẳng định đúng là chữ ký của bị cáo nhưng một số nội dung không phải bị cáo viết mà là chữ của người khác.
Bác bỏ các quan điểm của luật sư, vị đại diện VKSND TP. Hà Nội tiếp tục nhận định qua phần thẩm tra công khai tại tòa, cộng với tài liệu vụ án, cũng như lời khai của bị hại, bị cáo và nhân chứng, một số nhân chứng vắng mặt nhưng đã có lời khai gửi HĐXX, đủ cơ sở kết luận các bị cáo dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho bị hại Của. Việc cấp sơ thẩm truy tố, xét xử và tuyên án hai bị cáo về tội cố ý gây thương tích là phù hợp với quy định pháp luật và việc các bị cáo kháng cáo là chưa đủ căn cứ.
Tranh luận lại, các luật sư bào chữa cho bị cáo đặt vấn đề: Một vụ án không thu được hung khí, sau 1 năm xảy ra mới khám nghiệm hiện trường có phù hợp với quy định pháp luật? Bản thân bị hại nhiều lời khai, mâu thuẫn, các nhân chứng hai bên đều mâu thuẫn lời khai, nhân chứng quan trọng nhất vụ án lại cố tình vắng mặt không thể đối chứng, kết luận giám định thương tích lại có một số điểm nêu chưa đúng... thì phù hợp với quy định pháp luật để kết tội các bị cáo?
Sau đó, bị cáo Quản Đắc Quý cầu khẩn: "Gia đình anh Của có ý muốn hãm hại gia đình tôi, trong suốt 14 năm qua, bản thân tôi, gia đình đã phải đi cầu cứu khắp nơi. Mong HĐXX xem xét thấu đáo minh oan cho tôi".
Còn bị cáo Quản Đắc Thúy cũng quả quyết: "Tôi không có mặt tại hiện trường mà các cơ quan tố tụng quyết quy kết tôi phạm tội. Hãy đặt mình vào bản thân tôi. Đang là một sinh viên mà phải bỏ học rồi 14 năm nay chỉ quanh quẩn ở nhà. Tôi chỉ mong sớm có quyết định đình chỉ bị can, đình chỉ vụ án để tôi đi làm thuê cuốc mướn nuôi vợ con tôi".
Trước lời cầu khẩn được minh oan, HĐXX đã hứa sẽ xem xét đề nghị của 2 bị cáo và tuyên bố kết thúc phiên xét xử buổi sáng để bước vào phần nghị án. HĐXX cũng tuyên bố sẽ tuyên án vào sáng 21/12.
Trước đó, tại phiên xét xử ngày 19/12, cả 2 bị cáo Quản Đắc Quý và Quảng Đắc Thúy đều khẳng định không tham gia vào vụ xô xát, không gây thương tích cho bị hại của, các bị cáo không phạm tội, bị oan và bị hại Của vu khống bị cáo. Thậm chí, bị cáo Quý cũng đã chuẩn bị cả sơ đồ để phân tích với HĐXX về sự mâu thuẫn tại các vị trí liên quan vụ án, qua đó khẳng định không thể có mặt tại thời điểm xảy ra vụ án, không thể nhìn hoặc nghe thấy vụ án.
Khai trước tòa, ông Quản Đắc Họp (bố bị cáo Thúy và Quý) cũng khẳng định hai con ông không có ở hiện trường vụ án. ''Hôm đó, tôi chờ UBND xã xuống giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi ra thấy ông Chuyên đứng cầm dao. Tôi giằng co con dao với ông Chuyên. Sau đó tôi giành được và đuổi anh Chắt, còn anh Của đuổi đằng sau. Trong lúc anh Của ngã xuống mương, tôi vẫn đuổi anh Chắt''.
''Hai con tôi đã bảo 2 cháu ra lò gạch làm trước đó. Xô xát xảy ra chốc lát không hề có 2 bị cáo Quý, Thúy tại hiện trường'', ông Họp khai và kiên quyết đề nghị HĐXX minh oan cho gia đình. Sau đó, HĐXX đã đọc nhiều lời khai trong các bút lục của Cơ quan điều tra được cho là của ông Họp khai nhưng ông Họp lại khẳng định chưa bao giờ khai như vậy.
Nhiều nhân chứng khác có mặt tại tòa cũng khẳng định bị cáo Quý và Thúy vô can trong vụ án. Cụ thể, nhân chứng Quản Đắc Tiến khai: ''Tại hôm đó, tôi cùng người dân ra rất đông. Tôi vừa đến trạm bơm, tôi thấy anh Của ngã ngay xuống lòng mương, bị hại Của ngã gây thương tích, không hề do ai đánh. Anh Của cầm dao đuổi theo ông Họp rồi anh Của ngã ngay xuống lòng mương. Tôi không hề thấy hai bị cáo có mặt tại hiện trường. Tôi đã trình bày sự việc một lần với cơ quan công an''.
Trong khi đó, có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Công nói: ''Ông Của đuổi đằng sau ông Họp. Mắt tôi nhìn thấy anh Của ngã ngay xuống mương. TAND cấp sơ thẩm đọc tên tôi làm nhân chứng mà không cho tôi nói''. Tương tự, nhân chứng Thế cũng nói: "Tôi chứng kiến sự việc. Khoảng 4 - 5h chiều, tôi về qua nhà ông Họp thấy đông người. Tôi thấy ông Họp đuổi theo anh Chắt, anh Của vác dao đuổi ông Họp. Khi ông Họp nhảy được qua bờ rào, anh Của ngã gọn dưới lòng mương. Khi đó có cả trăm con mắt của nhân dân nhìn thấy chứ không phải mình tôi''.
Còn nhân chứng Hảo, nhân viên y tế xã Vân Côn, là người sơ cứu cho bị hại Của nói: ''Tôi là bác sĩ làm việc trong cơ quan Nhà nước. Chiều hôm đó, tôi có xử lý 1 bệnh nhân là anh Của. Anh Của đến tỉnh táo bình thường, gọi vẫn biết. Vài ngày sau, khi Cơ quan điều tra có hỏi, tôi đã cung cấp hồ sơ chứng từ cho họ. Giờ có hỏi tôi thương tích anh Của thế nào thì tôi cũng không biết bởi mười mấy năm làm y tế tôi cũng có hàng nghìn bệnh nhân".
Tại phiên tòa, một nhân chứng khác tên Thích cho biết không hề có quan hệ anh em họ hàng với gia đình bị cáo và bị hại và cũng không hề có mâu thuẫn gì với gia đình bị hại, bị cáo nói: "Tôi chứng kiến trực tiếp. Khi đó, ở quê thì thường hay gọi là vào nhá nhem tối, tôi thấy ông Của ngã xuống mương, bao nhiêu người dân biết. Giữa ông Họp với ông Của không giáp mặt nhau. Sau khi xảy ra sự việc, anh trai của ông Của cầm rất nhiều giấy tờ ra gặp tôi nói tôi giúp làm chứng cho anh Của thắng kiện. Nhưng tôi từ chối và nói rằng đừng làm những việc thiếu lương tâm như vậy, hai đứa bé vô tội''.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến mới nhất về phiên tòa.