Kiên Giang: Xử lý 45 tấn chất thải cực độc có khả năng gây ung thư cho con người

Cảnh sát môi trường - Ngày đăng : 11:16, 23/07/2018

Ngày 19/7, hơn 45 tấn chất thải cực độc - dầu nhiễm PCB - đã được xử lý thành công bằng công nghệ Đồng xử lý trong lò nung xi măng. Được biết, Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) đã xếp PCB vào nhóm 2A - nhóm hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư.
csmt
Quy trình thu gom, xử lý được thực hiện nghiêm ngặt đúng theo quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế.

Giái pháp thu gom xử lý dầu nhiễm PCB bằng công nghệ Đồng xử lý trong lò nung xi măng là phương pháp hiệu quả để tiêu hủy chất thải nhiễm PCB. Ở nhiệt độ cao 1.800 - 2.000 độ C, thời gian lưu cháy dài (khoảng 8 giây), trên 99,9999 % PCB sẽ được phân hủy hoàn toàn.

PCB từng được tôn vinh trong quá khứ như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách điện, cách nhiệt trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho các các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện cho đến khi được phát hiện là nguyên nhân gây ra nhiều thảm họa môi trường tại Nhật, Mỹ, và nhiều nước khác.

Độ độc của một số đồng phẳng của PCB chỉ kém 10 lần loại dioxin có tính độc cao nhất. Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) đã xếp PCB vào nhóm 2A, là nhóm hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư.

Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” thuộc khuôn khổ các hoạt động thực hiện công ước Stockholm tại Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cùng Ngân hàng Thế giới triển khai, sử dụng nguồn tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF).

Dự án giúp xây dựng năng lực quốc gia của Việt Nam nhằm quản lý PCB và lưu trữ an toàn một lượng lớn PCB tại các tỉnh nhằm tiêu hủy trong tương lai.