Hoà Bình: Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong
An ninh trật tự - Ngày đăng : 23:05, 15/05/2018
(TN&MT) - Trong ngày 15/05, TAND TP Hoà Bình mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự “Vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại...
(TN&MT) - Trong ngày 15/05, TAND TP Hoà Bình mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự “Vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến 8 người tử vong.Có 3 bị cáo bị đưa ra xét xử. Bác sĩ Hoàng Công Lương (khoa hồi sức tích cực - đơn nguyên thận nhân tạo) và ông Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế của bệnh viện) bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty Trâm Anh) bị đưa ra xét xử về tội vô ý làm chết người.
Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên sơ thẩm có 5 người. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Nghiêm Hoài Anh - Phó chánh án TAND TP Hòa Bình.
Người nhà nạn nhân có mặt tại toà từ sớm, một số mang theo di ảnh người thân.
Sau khi tòa tạm hoãn hôm 7/5, ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình tiếp tục vắng mặt tại phiên toà; ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc công ty Thiên Sơn cũng vắng mặt.
Luật sư đề nghị ông Trương Quý Dương cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình có mặt tại toà
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, các luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho rằng sự vắng mặt của ông Trương Quý Dương, cựu giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, sẽ gây khó khăn cho quá trình xét xử.Cụ thể, luật sư (LS) Lê Văn Thiệp, tham gia bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương, đề nghị HĐXX xem xét triệu tập ông Trương Quý Dương đến tòa để làm rõ trách nhiệm của ông Dương, trong đó có việc ký kết hợp đồng mua sắm trang thiết bị y tế. "Việc vắng mặt của ông Trương Quý Dương gây khó khăn cho quá trình xét xử, bởi ông Dương liên quan đến nhiều tình tiết quan trọng của vụ án này"- LS Thiệp nhấn mạnh
Căn cứ theo Bộ Luật Tố tụng hình sự, ông Dương có thể bị áp giải tới toà với tư cách là nhân chứng phải có mặt. LS Thiệp cho rằng, nếu không triệu tập ông Dương đến tòa sẽ bỏ lọt tội phạm.
LS bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cũng đề nghị HĐXX triệu tập đại diện Bộ Y tế để làm rõ một số quy trình, quy định đang có hiệu lực liên quan đến vụ án. Đồng thời, triệu tập Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hòa Bình, đại diện Sở Y tế Hòa Bình để làm rõ việc ký hợp đồng lắp đặt vật tư, làm rõ việc có hay không sự "lách luật" gây hậu quả nghiêm trọng.
Các LS còn lại tham gia phiên tòa đều đồng tình với quan điểm của LS Thiệp và cho rằng việc triệu tập ông Trương Quý Dương đến tòa là bắt buộc. Theo phân tích của các LS, ông Trương Quý Dương liên quan từ quá trình ký hợp đồng lắp đặt vật tư cho đến các khâu giám sát, nghiệm thu và cuối cùng là sự cố tai biến y khoa.
Bên cạnh đó LS Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) nhấn mạnh, phải mời 2 nhân chứng nói trên để làm rõ việc có hay không hợp đồng giữa công ty Thiên Sơn và công ty Trâm Anh (đơn vị được Thiên Sơn bán lại hợp đồng) và xác định việc báo giá 50 triệu đồng nhưng trong hợp đồng ghi 70 triệu đồng.Để làm rõ nhiều vấn đề chuyên môn trong vụ án, LS Nguyễn Chiến (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đề nghị HĐXX mời thêm BS Bùi Nghĩa Thịnh đến toà, hiện đang làm việc tại BV quận Thủ Đức, TP.HCM là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chạy thận để giúp HĐXX nắm rõ quy trình thiết kế, vận hành hệ thống chạy thận.
LS Nguyễn Danh Huế (bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho BV đa khoa tỉnh Hoà Bình) đề nghị triệu tập thêm ông Nguyễn Bá Thọ, Giám đốc công ty TM Cổng Vàng. LS Huế cho biết, trong quá trình điều tra cho thấy BV được 5 công ty báo giá, trong đó ông Thọ vừa có tên trong công ty Thiên Sơn, vừa có tên ở Cổng vàng, do đó có dấu hiệu liên thông, không minh bạch.
Do vậy, nhiều luật sư đề nghị hoãn phiên toà cho đến khi triệu tập đủ các nhân chứng quan trọng.
Sau khi hội ý, HĐXX thông báo không đồng ý hoãn phiên xử. Đối với yêu cầu triệu tập Bộ Y tế và Sở Y tế Hòa Bình, HĐXX thể hiện quan điểm không cần thiết. Còn với yêu cầu triệu tập ông Trương Quý Dương, HĐXX cho biết đã hai lần triệu tập nhưng ông Dương vẫn không có mặt.
Đủ căn cứ để kết luận các bị can Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Theo cáo trạng, số 05/CT-VKS-P2 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình, Bùi Mạnh Quốc là người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axit Clohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc (đây là những loại hóa chất không có trong Danh mục hóa chất được dùng trong y tế). Quá trình thao tác do bất cẩn đã để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn AAMI như hợp đồng đã ký kết nhưng do quá chủ quan nên sáng ngày 29/05/2017 đã bỏ mặc cho việc đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 08 người thương vong.Trần Văn Sơn là người được giao kiểm tra, giám sát việc thay thế, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sơn đã không trực tiếp có mặt, không theo dõi, giám sát theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao; khi giao nhận với Bùi Mạnh Quốc qua điện thoại vào chiều 28/05/2017 (1 ngày trước khi xảy ra sự cố y khoa), Sơn biết rõ Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng đã giao lại qua điện thoại cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo; không báo cáo cụ thể với lãnh đạo phòng và sáng ngày hôm sau, 29/05/2017, có mặt tại đơn nguyên nhưng để mặc cho đơn nguyên thận nhân tạo – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng, làm 08 người tử vong, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hoàng Công Lương là người được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản, được Trưởng khoa giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo. Ngày 20/4/2017, bác sỹ Hoàng Công Lương thừa lệnh trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28/5/2017.
Viện Kiểm sát nhận định, với trình độ, nhận thức và vai trò, trách nhiệm được giao, Hoàng Công Lương buộc phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của trưởng khoa. Nhưng sáng 29/5/2017, khi mới chỉ nghe điều dưỡng viên nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường, Hoàng Công Lương đã chủ quan, không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo chức trách, nhiệm vụ được giao, mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu tại đơn nguyên thận – Bệnh viện đa khoa Hòa Bình diễn ra, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 08 người tử vong.
Viện Kiểm sát cho rằng có đủ căn cứ để kết luận các bị can Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, nay là khoản 3, Điều 360 BLHS năm 2015; Bùi Mạnh quốc đã phạm tội “Vô ý làm chết người” theo khoản 2 Điều 98 BLHS năm 1999, nay là khoản 2 Điều 128 BLHS năm 2015.
Trước khi phiên xử diễn ra, Hoàng Công Lương đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng. Anh này khẳng định 100% mình vô tội, mong muốn vụ án được xét xử công khai, công bằng.
Ngày 11/5, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu TAND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị của bác sĩ Lương; đảm bảo việc xét xử công bằng, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Phía các gia đình bị hại cũng cho rằng bản cáo trạng của VKS chưa đánh giá khách quan hành vi của người liên quan. Bác sĩ Lương chỉ được đào tạo về khám chữa bệnh, không phải nguyên nhân gây ra sự cố. Gia đình nạn nhân muốn cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm những người liên quan khác.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty Trâm Anh) bị đưa ra xét xử về tội vô ý làm chết người.
Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên sơ thẩm có 5 người. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Nghiêm Hoài Anh - Phó chánh án TAND TP Hòa Bình.
Người nhà nạn nhân có mặt tại toà từ sớm, một số mang theo di ảnh người thân.
Sau khi tòa tạm hoãn hôm 7/5, ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình tiếp tục vắng mặt tại phiên toà; ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc công ty Thiên Sơn cũng vắng mặt.
Luật sư đề nghị ông Trương Quý Dương cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình có mặt tại toà
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, các luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho rằng sự vắng mặt của ông Trương Quý Dương, cựu giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, sẽ gây khó khăn cho quá trình xét xử.Cụ thể, luật sư (LS) Lê Văn Thiệp, tham gia bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương, đề nghị HĐXX xem xét triệu tập ông Trương Quý Dương đến tòa để làm rõ trách nhiệm của ông Dương, trong đó có việc ký kết hợp đồng mua sắm trang thiết bị y tế. "Việc vắng mặt của ông Trương Quý Dương gây khó khăn cho quá trình xét xử, bởi ông Dương liên quan đến nhiều tình tiết quan trọng của vụ án này"- LS Thiệp nhấn mạnh
Căn cứ theo Bộ Luật Tố tụng hình sự, ông Dương có thể bị áp giải tới toà với tư cách là nhân chứng phải có mặt. LS Thiệp cho rằng, nếu không triệu tập ông Dương đến tòa sẽ bỏ lọt tội phạm.
LS bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cũng đề nghị HĐXX triệu tập đại diện Bộ Y tế để làm rõ một số quy trình, quy định đang có hiệu lực liên quan đến vụ án. Đồng thời, triệu tập Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hòa Bình, đại diện Sở Y tế Hòa Bình để làm rõ việc ký hợp đồng lắp đặt vật tư, làm rõ việc có hay không sự "lách luật" gây hậu quả nghiêm trọng.
Các LS còn lại tham gia phiên tòa đều đồng tình với quan điểm của LS Thiệp và cho rằng việc triệu tập ông Trương Quý Dương đến tòa là bắt buộc. Theo phân tích của các LS, ông Trương Quý Dương liên quan từ quá trình ký hợp đồng lắp đặt vật tư cho đến các khâu giám sát, nghiệm thu và cuối cùng là sự cố tai biến y khoa.
Bên cạnh đó LS Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) nhấn mạnh, phải mời 2 nhân chứng nói trên để làm rõ việc có hay không hợp đồng giữa công ty Thiên Sơn và công ty Trâm Anh (đơn vị được Thiên Sơn bán lại hợp đồng) và xác định việc báo giá 50 triệu đồng nhưng trong hợp đồng ghi 70 triệu đồng.Để làm rõ nhiều vấn đề chuyên môn trong vụ án, LS Nguyễn Chiến (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đề nghị HĐXX mời thêm BS Bùi Nghĩa Thịnh đến toà, hiện đang làm việc tại BV quận Thủ Đức, TP.HCM là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chạy thận để giúp HĐXX nắm rõ quy trình thiết kế, vận hành hệ thống chạy thận.
LS Nguyễn Danh Huế (bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho BV đa khoa tỉnh Hoà Bình) đề nghị triệu tập thêm ông Nguyễn Bá Thọ, Giám đốc công ty TM Cổng Vàng. LS Huế cho biết, trong quá trình điều tra cho thấy BV được 5 công ty báo giá, trong đó ông Thọ vừa có tên trong công ty Thiên Sơn, vừa có tên ở Cổng vàng, do đó có dấu hiệu liên thông, không minh bạch.
Do vậy, nhiều luật sư đề nghị hoãn phiên toà cho đến khi triệu tập đủ các nhân chứng quan trọng.
Sau khi hội ý, HĐXX thông báo không đồng ý hoãn phiên xử. Đối với yêu cầu triệu tập Bộ Y tế và Sở Y tế Hòa Bình, HĐXX thể hiện quan điểm không cần thiết. Còn với yêu cầu triệu tập ông Trương Quý Dương, HĐXX cho biết đã hai lần triệu tập nhưng ông Dương vẫn không có mặt.
Đủ căn cứ để kết luận các bị can Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
Theo cáo trạng, số 05/CT-VKS-P2 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình, Bùi Mạnh Quốc là người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axit Clohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc (đây là những loại hóa chất không có trong Danh mục hóa chất được dùng trong y tế). Quá trình thao tác do bất cẩn đã để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn AAMI như hợp đồng đã ký kết nhưng do quá chủ quan nên sáng ngày 29/05/2017 đã bỏ mặc cho việc đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 08 người thương vong.Trần Văn Sơn là người được giao kiểm tra, giám sát việc thay thế, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sơn đã không trực tiếp có mặt, không theo dõi, giám sát theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao; khi giao nhận với Bùi Mạnh Quốc qua điện thoại vào chiều 28/05/2017 (1 ngày trước khi xảy ra sự cố y khoa), Sơn biết rõ Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng đã giao lại qua điện thoại cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo; không báo cáo cụ thể với lãnh đạo phòng và sáng ngày hôm sau, 29/05/2017, có mặt tại đơn nguyên nhưng để mặc cho đơn nguyên thận nhân tạo – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng, làm 08 người tử vong, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hoàng Công Lương là người được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản, được Trưởng khoa giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo. Ngày 20/4/2017, bác sỹ Hoàng Công Lương thừa lệnh trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28/5/2017.
Viện Kiểm sát nhận định, với trình độ, nhận thức và vai trò, trách nhiệm được giao, Hoàng Công Lương buộc phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của trưởng khoa. Nhưng sáng 29/5/2017, khi mới chỉ nghe điều dưỡng viên nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường, Hoàng Công Lương đã chủ quan, không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo chức trách, nhiệm vụ được giao, mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu tại đơn nguyên thận – Bệnh viện đa khoa Hòa Bình diễn ra, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 08 người tử vong.
Viện Kiểm sát cho rằng có đủ căn cứ để kết luận các bị can Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, nay là khoản 3, Điều 360 BLHS năm 2015; Bùi Mạnh quốc đã phạm tội “Vô ý làm chết người” theo khoản 2 Điều 98 BLHS năm 1999, nay là khoản 2 Điều 128 BLHS năm 2015.
Trước khi phiên xử diễn ra, Hoàng Công Lương đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng. Anh này khẳng định 100% mình vô tội, mong muốn vụ án được xét xử công khai, công bằng.
Ngày 11/5, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu TAND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị của bác sĩ Lương; đảm bảo việc xét xử công bằng, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Phía các gia đình bị hại cũng cho rằng bản cáo trạng của VKS chưa đánh giá khách quan hành vi của người liên quan. Bác sĩ Lương chỉ được đào tạo về khám chữa bệnh, không phải nguyên nhân gây ra sự cố. Gia đình nạn nhân muốn cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm những người liên quan khác.