Gia Lai: Rừng tự nhiên vẫn liên tục bị xâm hại

An ninh trật tự - Ngày đăng : 16:09, 25/04/2018

(TN&MT) – Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, nhiều diện tích rừng tại tỉnh Gia Lai vẫn bị lâm tặc xẻ thịt, hoặc bị người dân địa phương lấn chiếm để làm rẫy,...

 

(TN&MT) – Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, nhiều diện tích rừng tại tỉnh Gia Lai vẫn bị lâm tặc xẻ thịt, hoặc bị người dân địa phương lấn chiếm để làm rẫy, trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thường không nắm bắt, xử lý kịp thời mà chỉ vào cuộc khi được các cơ quan báo chí thông tin.

Rừng tự nhiên tại xã Đăk Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai) những ngày này vẫn liên tục bị người dân địa phương xâm lấn, chặt, đốt bỏ để nhường đất cho bạch đàn, keo, bời lời. Có những khoảng rừng bị chặt hạ, đốt cháy nham nhở, nhiều cây vẫn đang cháy âm ỉ, bốc khói nghi ngút. Gốc và thân cây gỗ lớn, có giá trị thì bị lấy đi, còn cây nhỏ thì bị đốt cháy ngay tại hiện trường. Nhiều phần cây bị đốt vẫn còn nằm ngổn ngang, xen lẫn là những hàng bạch đàn, keo mới trồng đang phát triển.

Càng đi vào sâu, nhiều khoảng rừng khác cũng bị xâm lấn trong tình trạng tương tự, tạo thành những khoảng trống, đồi trọc. Bên cạnh rừng tự nhiên, rừng thông trồng gần đó cũng bị người dân cạo vỏ quanh thân, đốt gốc theo kiểu ken cây, nhiều cây khác có dấu hiệu khô héo do nằm gần chỗ rừng bị đốt cháy.

ảnh 1 (2) (1)
Nhiều thân cây gỗ sau khi chặt hạ bị đốt cháy nham nhở

Một người dân địa phương cho biết, khu vực rừng này bắt đầu bị xâm lấn thường xuyên từ giữa năm 2016 đến nay, nhưng chính quyền địa phương và cơ quan quản lý không có biện pháp để ngăn chặn. “Rừng trước kia nằm sát suối Đăk Jơ Ta, bây giờ cách suối cả 2km. Cứ đà này, rừng sẽ bị phá đến gần vườn Quốc gia Kon Ka Kinh”, anh H., một người dân địa phương nói.

Trước thực trạng rừng Đăk Jơ Ta liên tục bị người dân chặt, đốt, xâm lấn, thì ông Võ Anh Văn - Phó Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang cho rằng, diện tích rừng này do người dân lấn chiếm, canh tác từ năm 1977-1978. Giải thích cho những khoảng rừng mới bị đốt cháy nham nhở và đang còn bốc khói, ông Văn nói: “Do người dân địa phương cứ mỗi ngày lại phá một tí, đơn vị cũng đã phát hiện một số trường hợp nhưng do là người đồng bào dân tộc thiểu số nên khó xử lý”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang thừa nhận khu vực nói trên do đơn vị quản lý. Người dân lấn chiếm chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, xử phạt cũng không có tiền để nộp. Cho nên, Ban quản lý chỉ tuyên truyền, vận động người dân không được phá rừng.

ảnh 3 (4)
Vườn bạch đàn đang phát triển ngay cạnh những cây gỗ bị chặt hạ  nằm ngổn ngang

Khoảng cuối năm 2017, một vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn xảy ra tại xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh) cũng bị các cơ quan báo chí phát hiện, phản ánh. Sau khi ngành chức năng tỉnh Gia Lai vào cuộc kiểm tra thì hàng trăm cây gỗ quí đã bị lâm tặc đốn hạ và vận chuyển đi nơi khác. Hiện trường chỉ còn vài cây chưa kịp vận chuyển, với khối lượng gần 30m3.

Thế nhưng sau vụ việc, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh chỉ bị kiểm điểm phê bình, chính quyền địa phương để mất rừng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm và khiển trách một số cá nhân liên quan (báo điện tử TN&MT đã thông tin).

Việc rừng bị tàn phá, xâm hại, lấn chiếm luôn là vấn đề “nóng” vẫn liên tục diễn ra tại địa bàn tỉnh Gia Lai, mà cơ quan chức năng chưa thể có biện pháp ngăn chặn kịp thời và rừng vẫn luôn “chảy máu”. Trách nhiệm của cơ quan quản lý bảo vệ rừng phải được