Mất cân bằng
Kinh tế - Ngày đăng : 11:45, 06/06/2019
Từ bài học của Thủ đô, soi thực tiễn phát triển tại các đô thị lớn trên cả nước thời gian quan cho thấy, nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh đã bị “bỏ qua”, bị phớt lờ. Có thể thấy rõ điều này khi thị sát một số đô thị mới hay vùng lõi các đô thị. Tình trạng thiếu không gian công cộng, các điều kiện hạ tầng thiết yếu bị cắt xén (hoặc chậm triển khai) hiển hiện.
Đặc biệt, tình trạng kẹt xe, nghiêm trọng ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM ngoài nguyên nhân do số xe ô tô, xe máy tăng nhanh còn do việc cấp phép ồ ạt các khu văn phòng, khách sạn, nhà ở, siêu thị… vào trung tâm đô thị cũ vốn đã quá tải; do quy hoạch khu trung tâm không hạn chế số nhà cao tầng, do giải tỏa hàng loạt nhà máy, kho tàng lẽ ra thành vườn hoa cây xanh nay lại cắm vào đó các siêu thị, trung tâm buôn bán, nhà văn phòng, khách sạn nhà ở; do một thời gian đầu không mở rộng đô thị để dãn dân.
Bên cạnh đó, tình trạng úng ngập cũng không phải chỉ do đường ống cũ, mưa lớn, triều cường ngày càng cao mà còn do chính các nhà quy hoạch, đã cấp phép hàng loại dự án cho lấp hoàng loạt ao hồ, ruộng, nước sông ngòi, xung quanh các đô thị lớn lẽ ra phải tăng thêm diện tích hồ tiêu thủy, rừng cây nhưng các dự án lại cho tôn nền, lấp ao hồ, ruộng nước cao các khu đô thị mới làm cho khu đô thị cũ trũng hơn, ngập hơn việc quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng lấn chiếm ao, hồ, kênh rạch đã thế các công trình tiêu thủy lại luôn đi sau một bước...
Không những thế, tình trạng các phường làng ngõ ngách phát triển không theo quy hoạch, hình thành các khu ổ chuột kiểu mới ở đây người dân không hề có được những công trình công cộng vui chơi giải trí (công viên, hồ nước, nơi dạo chơi của người già, nơi vui chơi của trẻ em…). Bên cạnh việc tạo lập các đô thị mới hoành tráng, đã có những câu hỏi đau đáu đặt ra: Bao năm nay, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - hai đô thị đặc biệt đã quy hoạch cải tạo được bao nhiêu ngõ ngách? Thậm chí, các ngõ ngách ngày càng hẹp thêm do lấn chiếm, xây dựng tự phát không phép.
Xây mới, sửa sang là điều cần thiết để tạo lập bộ mặt đô thị khang trang hơn. Nhưng những hoạt động xây dựng, nếu vẫn theo lối thủ công, chụp giật thì người dân sẽ là nạn nhân đầu tiên gánh chịu hậu quả ô nhiễm môi trường cục bộ. Nguy hiểm hơn, khi những điều kiện tối thiểu để bảo đảm an toàn cho người dân không được quan tâm, bị phớt lờ, khi đó, không chỉ sức khỏe, mà tính mạng của người dân cũng có thể bị đe dọa.