Đầu tư NM sản xuất vật liệu không nung từ xỉ than Nhiệt điện Vĩnh Tân
Kinh tế - Ngày đăng : 00:00, 07/12/2016
Công trường Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 |
Theo đề xuất của nhà đầu tư, sản phẩm của nhà máy gồm vật liệu xây không nung, xi măng, các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Quy mô diện tích của Nhà máy là 25,5 ha, thuộc địa giới hành chính thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, công suất 1.200 MW có tổng vốn đầu tư 1,75 tỉ USD khởi công tháng 7/2015. Theo kế hoạch, tổ máy 1 sẽ vận hành cuối năm 2018, tổ máy thứ 2 sẽ hòa lưới điện quốc gia vào giữa năm 2019.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 |
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có tổng công suất lắp đặt 1.244MW, được khởi công xây dựng tháng 8/2010, vận hành thử tháng 10/2014, vận hành thương mại tháng 3/2015, gồm hai tổ máy do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công. Quá trình vận hành mỗi ngày nhà máy thải ra khoảng 3.000 – 4.000 tấn tro và xỉ than.
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn đến năm 2018, tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận, các nhà đầu tư sẽ xây dựng tổng cộng 4 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất lên đến 5.600MW, mỗi năm lượng tro bay và xỉ than thải ra khoảng trên 7 triệu tấn.
Bãi tro, xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 |
Liên quan đến hướng xử lý hơn 1,5 triệu m3 khối lượng nạo vét tại biển Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, ngày 5/12, UBND tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo gửi HĐND tỉnh, trong đó cho biết, sẽ kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho đánh giá lại tác động, ảnh hưởng tổng thể của việc nạo vét và đổ khối lượng nạo vét của các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, trong đó có dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và mời các nhà khoa học, chuyên gia phản biện trước khi Bộ TN&MT xem xét việc cấp phép nhận chìm cho chủ dự án Bến chuyên dùng phục vụ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Trên cơ sở xác định chính xác thành phần, khối lượng vật liệu nạo vét, xác định rõ diện tích và vị trí bãi đổ vật liệu nạo vét; đồng thời đánh giá cụ thể quy mô, phạm vi, mức độ tác động đến môi trường, hệ sinh thái, hoạt động kinh tế - xã hội, đến đời sống, sản xuất của nhân dân tại khu vực, đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường, hệ sinh thái Khu bảo tồn biển Hòn Cau, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động sản xuất kinh tế của địa phương. Nếu gây tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái biển, đặc biệt là khu bảo tồn biển Hòn Cau, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khu vực và đời sống, sản xuất của nhân dân thì đề nghị Bộ TN&MT có phương án khác cho phù hợp, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa của khu vực này trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nói chung và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nói riêng.
Nguyễn Văn