Hơn 500 DN tham dự Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2016

Kinh tế - Ngày đăng : 00:00, 03/06/2016

(TN&MT) – Nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đã được các đại biểu tích cực trao đổi,...
(TN&MT) – Nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đã được các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam diễn ra chiều 3/6 tại Hà Nội.
 
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu trong và ngoài nước.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu trong và ngoài nước.
 
Diễn đàn do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Úc hỗ trợ, sẽ được tổ chức thường niên với tất cả các phiên thảo luận diễn ra trong năm và dự kiến phiên toàn thể sẽ tổ chức vào mùa xuân hàng năm.      
 
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, Diễn đàn lần này là một cơ hội quan trọng để Chính phủ lắng nghe các ý kiến đóng góp của các đối tác phát triển, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Từ những kiến nghị đó, Chính phủ sẽ tiếp thu, báo cáo Quốc hội xem xét, ban hành các chính sách phù hợp nhằm phát triển các doanh nghiệp cả về chất và lượng. 
 
“Chính phủ luôn cố gắng, tập chung chăm lo các doanh nghiệp hiện nay có, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh. 
 
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn.
 
Theo đại diện Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Diễn đàn được khởi xướng bởi thế hệ doanh nhân mới ở Việt Nam, đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việt Nam đang là nước có thu nhập trung bình thấp và hướng đến nước có thu nhập trung bình cao. Những nỗ lực về cải cách thể chế, chính sách của Chính phủ Việt Nam đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới là người hiểu rõ nhất những thách thức, vấn đề của mình. Bởi vậy quá trình xây dựng chính sách có sự góp ý, tham vấn của các doanh nghiệp sẽ giúp cho các chính sách của Chính phủ đi vào thực tiễn và hiệu quả hơn. 
 
Diễn đàn chọn 10 chủ đề kinh tế - kinh doanh, tổ chức thảo luận và tổng hợp ý kiến theo nhóm công tác của 10 chuyên đề theo ngành và lĩnh vực. Trong phiên kinh tế số, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đưa ra khuyến nghị về tạo môi trường thuận lợi để phát triển Start-up phục vụ cho các thủ tục doanh nghiệp và số hóa qui trình quản lý điện tử; tạo văn hóa Start-up và vườn ươm công nghệ tiến tới đổi mới giáo dục; xúc tiến kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm có sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế; xây dựng mạng lưới doanh nghiệp và Hiệp hội tiên phong hệ sinh thái khởi nghiệp.     
 
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT trình bày về chủ đề Kinh tế số.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT trình bày về chủ đề Kinh tế số.
 
Phiên toàn thể lần thứ nhất của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam kiến lập một nghị trường, hội tụ những mối quan tâm, tổng hợp yêu cầu vì sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, là một thiết chế thường trực hướng tới tham vấn chuyên môn và đối thoại chính sách một cách xây dựng, công khai, trách nhiệm và tích cực với cơ quan thuộc Chính phủ cùng chính quyền các cấp và là đầu mối thúc đẩy liên kết và hợp tác quốc tế nhằm học hỏi và tranh thủ nguồn lực hướng vào phục vụ doanh nghiệp Việt.
 
Tại Phiên toàn thể lần thứ nhất của Diễn đàn kinh tế tư nhân, Ban thư ký thường trực sẽ được thành lập và được giao nhiệm vụ cùng các doanh nhân, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các chức năng chính là diễn đàn, tham vấn, đối thoại chính sách và đồi mối hợp tác quốc tế. 
 
Nhiều đại biểu là các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục.
Nhiều đại biểu là các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục.
 
Các hoạt động trong kỳ sẽ được diễn ra thường xuyên, liên tục cập nhật và định kỳ có các báo cáo thực trạng, các đề xuất kiến nghị giải pháp để quá trình đối thoại thường xuyên hơn hơn, thiết thực và hiệu quả hơn. Các hoạt động sẽ được kiểm điểm giữa kỳ và tổng kết tại phiên toàn thể tổ chức vào năm tiếp theo.  
Quyết Thắng