Thị trường bán lẻ Việt Nam "hút" các thương hiệu quốc tế mới
Kinh tế - Ngày đăng : 00:00, 19/08/2015
Bên cạnh đó, ngoài Tokyo thì các thị trường như Manila, Auckland và Syney, hoạt động bán lẻ vẫn có nhiều tín hiệu khả quan khi các thương hiệu nước ngoài tiếp tục mở rộng đầu tư. Đặc biệt trong các thị trường khu vực Thái Bình Dương, nhu cầu thuê tập trung tại các vị trí đắc địa thuộc các quận trung tâm, tuy nhiên, không gian trống ở các khu vực này lại rất hạn chế.
Trong khi đó, nhu cầu thuê đang giảm tại khu vực Trung Quốc đại lục. Tại Hồng Kông, giá thuê tiếp tục giảm trong khi các khu vực ven biển Thượng Hải giá thuê đang đạt mức cao nhất.
Các nhà bán lẻ nhà hàng tiếp tục dẫn đầu nhu cầu thuê, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc đại lục. Các thương hiệu thời trang mang phong cách thể thao (Athleisure) và chăm sóc da/ mỹ phẩm vẫn hoạt động ổn định. Các thương hiệu sang trọng mới có mức giá phải chăng có xu hướng mở rộng hơn so với các thương hiệu đẳng cấp truyền thống đang ngày càng im ắng.
Các nhà bán lẻ vẫn còn lo ngại rủi ro nên chỉ tập trung vào việc mở rộng quy mô nhỏ, trong khi các nhà đầu tư mới đang tìm kiếm cơ hội xâm nhập thị trường thông qua các hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Tiến sĩ Henry Chin, Trưởng phòng Nghiên cứu, CBRE Châu Á Thái Bình Dương nhận định: “Trong quý 2/2015, phân khúc bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng chậm do các nhà phân phối bán lẻ đang trở nên thận trọng trong việc mở rộng thị trường ở khu vực này. Mặc dù thị trường ở Nhật và Úc đang có biểu hiện rất tốt, nhưng mức tăng trưởng chung lại bị hạn chế bởi nhu cầu ở các nước trong khu vực cận Trung Quốc đang yếu dần cùng với nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là ở Hồng Kông và Thượng Hải. Gần đây, sự thay đổi trong ngành du lịch cũng đang có ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ ở Hồng Kông, tại Hàn Quốc, ngành du lịch bị tổn thất khá nặng do dịch MERS, nhất là ở Seoul. Ngành du lịch, cùng với tâm lý kinh doanh chung giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm, ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực kinh doanh bán lẻ ở các nước này. Mặt khác, ở Nhật Bản, các trung tâm thương mại chính lại đang được hưởng lợi từ dòng khách du lịch đến từ Trung quốc đại lục”.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư cùng với nhu cầu mở rộng không gian, cũng như các chủ đầu tư tìm kiếm cơ hội giới thiệu các thương hiệu mới đến với khách hàng. Khu vực này thu hút các thương hiệu bán lẻ quốc tế dựa vào các yếu tố như sự gia tăng tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân số, và mức độ đô thị hóa.
Theo HNMO