Triển vọng xuất siêu lâm sản 5 tháng đầu năm của Việt Nam
Thông tin cần biết - Ngày đăng : 08:36, 25/05/2018
(TN&MT) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT tính đến hết ngày 24/5/2018, giá trị xuất khẩu Lâm sản của ngành Lâm nghiệp đã vượt lên trên...
(TN&MT) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT tính đến hết ngày 24/5/2018, giá trị xuất khẩu Lâm sản của ngành Lâm nghiệp đã vượt lên trên thủy sản, tiếp tục trở thành mặt hàng dẫn đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Theo đó, ước tính giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tháng 5 năm 2018 đạt 663 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu lâm sản chính 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,43 tỷ USD, tăng 8,7% so với 5 tháng đầu năm 2017. Giá trị xuất khẩu lâm sản chiếm 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Do giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, giá trị nhập siêu thấp nên giá trị xuất siêu mang về của mặt hàng lâm sản tiếp tục đứng đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Trong đó, các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018.
Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng cũng được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, trong tháng 5/2018, cả nước đã phát hiện hơn 1.200 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 31% so với tháng 5/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 82 ha giảm 70% so với tháng 5/2017.
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cũng cho biết là số vụ vi phạm trong tháng 5 giảm so với cùng kỳ năm trước là do các địa phương đã triển khai tốt hơn Chỉ thị số 13-CT/TW, quy định trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra mất rừng; một số địa phương tổ chức cắm chốt bảo vệ rừng liên ngành tại các điểm nóng về phá rừng, điểm nóng về chế biến, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật: Trong tháng 5, cả nước đã xảy ra 186 vụ phá rừng giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng phá rừng xảy ra trong tháng chủ yếu tại tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và khu vực Tây nguyên.
Trong lĩnh vực phát triển rừng 5 tháng đầu năm cả nước đã tập trung trồng rừng được khoảng 72.173 ha (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, miền Trung và các tỉnh có thời vụ trồng rừng vào vụ Xuân), đạt 33,6% kế hoạch năm (tính cả chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng thay thế), bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó...
Ngoài ra, đối với việc khai thác rừng trồng tập trung theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến ngày 22/5/2018, đã có tổng cộng là 26 đơn vị báo cáo số liệu về khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (trong đó có 9 đơn vị báo không khai thác), khối lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt 1.700 ha, sản lượng khai thác đạt 135.000 m3.
Ước tính (theo diện tích) khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 5 khoảng 21.500 ha, tương ứng sản lượng 1,52 triệu m3. Lũy kế từ đầu năm ước đạt 7,475 triệu m3, tương đương 41,5 % kế hoạch năm 2018; tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017...
Theo đó, ước tính giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tháng 5 năm 2018 đạt 663 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu lâm sản chính 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,43 tỷ USD, tăng 8,7% so với 5 tháng đầu năm 2017. Giá trị xuất khẩu lâm sản chiếm 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Do giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, giá trị nhập siêu thấp nên giá trị xuất siêu mang về của mặt hàng lâm sản tiếp tục đứng đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Trong đó, các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018.
Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng cũng được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, trong tháng 5/2018, cả nước đã phát hiện hơn 1.200 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 31% so với tháng 5/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 82 ha giảm 70% so với tháng 5/2017.
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cũng cho biết là số vụ vi phạm trong tháng 5 giảm so với cùng kỳ năm trước là do các địa phương đã triển khai tốt hơn Chỉ thị số 13-CT/TW, quy định trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra mất rừng; một số địa phương tổ chức cắm chốt bảo vệ rừng liên ngành tại các điểm nóng về phá rừng, điểm nóng về chế biến, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật: Trong tháng 5, cả nước đã xảy ra 186 vụ phá rừng giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng phá rừng xảy ra trong tháng chủ yếu tại tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và khu vực Tây nguyên.
Trong lĩnh vực phát triển rừng 5 tháng đầu năm cả nước đã tập trung trồng rừng được khoảng 72.173 ha (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, miền Trung và các tỉnh có thời vụ trồng rừng vào vụ Xuân), đạt 33,6% kế hoạch năm (tính cả chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng thay thế), bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó...
Ngoài ra, đối với việc khai thác rừng trồng tập trung theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến ngày 22/5/2018, đã có tổng cộng là 26 đơn vị báo cáo số liệu về khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ (trong đó có 9 đơn vị báo không khai thác), khối lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt 1.700 ha, sản lượng khai thác đạt 135.000 m3.
Ước tính (theo diện tích) khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 5 khoảng 21.500 ha, tương ứng sản lượng 1,52 triệu m3. Lũy kế từ đầu năm ước đạt 7,475 triệu m3, tương đương 41,5 % kế hoạch năm 2018; tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017...