Có nhà trên 700 triệu, ôtô trên 1,5 tỷ có thể bị đánh thuế tài sản!
Thông tin cần biết - Ngày đăng : 09:27, 14/04/2018
(TN&MT) - Các đối tượng dự kiến sẽ bị đánh thuế tài sản là đất, nhà ở, ô tô và cả du thuyền...
(TN&MT) - Các đối tượng dự kiến sẽ bị đánh thuế tài sản là đất, nhà ở, ô tô và cả du thuyền...
Dự thảo Dự án Luật thuế tài sản đã được Bộ Tài chính công bố tại buổi Họp báo chuyên đề ngày 13/04.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã trình bày một số nội dung về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất, ô tô và cả du thuyền.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất đối tượng chịu thuế tài sản ở Việt Nam gồm đất ở (đất ở nông thôn và đô thị), đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm gốm), đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở. Lý giải cho đề xuất trên, Bộ Tài chính dẫn kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước đánh thuế tài sản đối với đất gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất đánh thuế tài sản đó là nhà và công trình trên đất. Ở đối tượng này, Bộ Tài chính chia làm hai phương án. Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tài sản gồm nhà ở, nhà và công trình thương mại, dịch vụ. Thứ hai là đối tượng chịu thuế tài sản chỉ bao gồm nhà ở.
Về đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều quốc gia đánh thuế nhà, trong đó có nhà sử dụng cho mục đích kinh doanh vì cho rằng người được hưởng lợi từ việc sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông, phúc lợi xã hội sẽ phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Một số quốc gia có quy định cụ thể đánh thuế đối với nhà sử dụng cho mục đích kinh doanh như Hàn Quốc quy định các loại nhà chịu thuế tài sản gồm nhà ở, nhà cho sân golf và các dịch vụ xa xỉ, tòa nhà dùng để làm nhà máy ở khu dân cư và các tòa nhà với mục đích khác; Đài Loan quy định các loại nhà chịu thuế là nhà ở và nhà, công trình xây dựng cho mục đích thương mại.
"Ở Việt Nam việc đánh thuế đối với nhà và công trình thương mại, dịch vụ sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", Bộ Tài chính đánh giá.Ngoài ra, còn một đối tượng nữa dự kiến sẽ phải chịu thuế tài sản là các tàu bay, du thuyền. Bộ Tài chính đề nghị đánh thuế đối với tàu bay, du thuyền, ôtô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên. Trên thế giới hiện chỉ có 3 nước đánh thuế tài sản với các đối tượng này.
Theo Bộ Tài chính, giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế. Diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc trên quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng giao đất, hợp đồng cho thuê đất. Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, hợp đồng giao đất, hợp đồng cho thuê đất thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.
Đối với đất xây dựng nhà chung cư (gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh) thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhân với hệ số xác định diện tích đất tính thuế theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế suất thuế tài sản đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế theo 2 phương án là lấy ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng hoặc lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế ở Việt Nam, cơ quan soạn thảo đề nghị 02 phương án thuế suất thuế tài sản gồm áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3%; hoặc áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,4%.
Theo tính toán của cơ quan soạn thảo, các phương án đưa ra có những ưu điểm nhất định đó là với ngưỡng không chịu thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế là 1 tỷ đồng (tính theo suất vốn đầu tư xây dựng) thì không điều tiết đối với những người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình, không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III.
Với ngưỡng không chịu thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế là 700 triệu đồng (tính theo suất vốn đầu tư xây dựng), phương án này không điều tiết đối với những người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp, không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III (phạm vi điều tiết đối với nhà tại nông thôn và nhà cấp III sẽ nhiều hơn phương án lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng).
Việc quy định mức thuế suất cao đối với đất sử dụng không đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế không đưa vào sử dụng; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công và tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc quy định mức thuế suất thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Theo tính toán trên cơ sở diện tích đất theo số liệu thống kê năm 2015 và giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố cho giai đoạn 2015-2020; số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng, số liệu về nhà ở tính đến năm 2014 do Bộ Xây dựng cung cấp; và số liệu thu thuế SDĐPNN qua các năm thì dự kiến số thu thuế tài sản đối với phương án 1 là khoảng 22.700 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 23.300 (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng); đối với phương án 2 là khoảng 30.300 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).
Cũng tại buổi họp báo, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.
Theo ông Thi, hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) với nhiều tên gọi khác nhau. Các nước sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất; góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế tài sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỷ lệ này lên đến 8% như Nhật Bản. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ này thấp hơn. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á là khoảng 2%/GDP.
"Ở Việt Nam, qua đánh giá cho thấy, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất", ông Thi cho biết.
Dự thảo Dự án Luật thuế tài sản đã được Bộ Tài chính công bố tại buổi Họp báo chuyên đề ngày 13/04.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã trình bày một số nội dung về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất, ô tô và cả du thuyền.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất đối tượng chịu thuế tài sản ở Việt Nam gồm đất ở (đất ở nông thôn và đô thị), đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm gốm), đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở. Lý giải cho đề xuất trên, Bộ Tài chính dẫn kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước đánh thuế tài sản đối với đất gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất đánh thuế tài sản đó là nhà và công trình trên đất. Ở đối tượng này, Bộ Tài chính chia làm hai phương án. Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tài sản gồm nhà ở, nhà và công trình thương mại, dịch vụ. Thứ hai là đối tượng chịu thuế tài sản chỉ bao gồm nhà ở.
Về đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều quốc gia đánh thuế nhà, trong đó có nhà sử dụng cho mục đích kinh doanh vì cho rằng người được hưởng lợi từ việc sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông, phúc lợi xã hội sẽ phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Một số quốc gia có quy định cụ thể đánh thuế đối với nhà sử dụng cho mục đích kinh doanh như Hàn Quốc quy định các loại nhà chịu thuế tài sản gồm nhà ở, nhà cho sân golf và các dịch vụ xa xỉ, tòa nhà dùng để làm nhà máy ở khu dân cư và các tòa nhà với mục đích khác; Đài Loan quy định các loại nhà chịu thuế là nhà ở và nhà, công trình xây dựng cho mục đích thương mại.
"Ở Việt Nam việc đánh thuế đối với nhà và công trình thương mại, dịch vụ sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", Bộ Tài chính đánh giá.Ngoài ra, còn một đối tượng nữa dự kiến sẽ phải chịu thuế tài sản là các tàu bay, du thuyền. Bộ Tài chính đề nghị đánh thuế đối với tàu bay, du thuyền, ôtô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên. Trên thế giới hiện chỉ có 3 nước đánh thuế tài sản với các đối tượng này.
Theo Bộ Tài chính, giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá 1m2 đất tính thuế. Diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc trên quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng giao đất, hợp đồng cho thuê đất. Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, hợp đồng giao đất, hợp đồng cho thuê đất thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.
Đối với đất xây dựng nhà chung cư (gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh) thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhân với hệ số xác định diện tích đất tính thuế theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế suất thuế tài sản đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế theo 2 phương án là lấy ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng hoặc lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế ở Việt Nam, cơ quan soạn thảo đề nghị 02 phương án thuế suất thuế tài sản gồm áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3%; hoặc áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,4%.
Theo tính toán của cơ quan soạn thảo, các phương án đưa ra có những ưu điểm nhất định đó là với ngưỡng không chịu thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế là 1 tỷ đồng (tính theo suất vốn đầu tư xây dựng) thì không điều tiết đối với những người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình, không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III.
Với ngưỡng không chịu thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế là 700 triệu đồng (tính theo suất vốn đầu tư xây dựng), phương án này không điều tiết đối với những người sở hữu nhà có giá trị không lớn, có thu nhập thấp, không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV, không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III (phạm vi điều tiết đối với nhà tại nông thôn và nhà cấp III sẽ nhiều hơn phương án lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng).
Việc quy định mức thuế suất cao đối với đất sử dụng không đúng mục đích; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế không đưa vào sử dụng; đất và nhà thuộc đối tượng chịu thuế lấn, chiếm sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công và tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc quy định mức thuế suất thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Theo tính toán trên cơ sở diện tích đất theo số liệu thống kê năm 2015 và giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố cho giai đoạn 2015-2020; số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng, số liệu về nhà ở tính đến năm 2014 do Bộ Xây dựng cung cấp; và số liệu thu thuế SDĐPNN qua các năm thì dự kiến số thu thuế tài sản đối với phương án 1 là khoảng 22.700 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 23.300 (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng); đối với phương án 2 là khoảng 30.300 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).
Cũng tại buổi họp báo, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.
Theo ông Thi, hiện có 174/193 nước thực hiện thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) với nhiều tên gọi khác nhau. Các nước sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất; góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế tài sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỷ lệ này lên đến 8% như Nhật Bản. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ này thấp hơn. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á là khoảng 2%/GDP.
"Ở Việt Nam, qua đánh giá cho thấy, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất", ông Thi cho biết.