Thực trạng mạng lưới điện tại tỉnh Điện Biên - Bài 5: TCT Điện lực miền Bắc làm khó chính quyền và doanh nghiệp?
Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 00:04, 18/03/2018
(TN&MT) - Sau khi đăng tải loạt bài phản ánh về thực trạng mạng lưới điện tại tỉnh Điện Biên, trong đó nhấn mạnh đến việc TCT Điện lực miền Bắc chậm trễ thực...
(TN&MT) - Sau khi đăng tải loạt bài phản ánh về thực trạng mạng lưới điện tại tỉnh Điện Biên, trong đó nhấn mạnh đến việc TCT Điện lực miền Bắc chậm trễ thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về xây dựng công trình lưới điện 110 KV, ngày 14/03/2018, đơn vị này đã có văn bản phản hồi Báo Tài nguyên và Môi trường.
Giải thích lòng vòng
Tại Văn bản số 780/EVNNPC-KH ngày 14/03/2018 do Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn ký, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (Tập đoàn điện lực Việt Nam) cho biết, theo Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 20 25 có xét đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 15/08/2017, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu tập trung tại hai khu vực, một là khu vực huyện Điện Biên Đông với tổng công suất các nhà máy thủy điện là 115,5 MW và khu vực các huyện Mường Chà Nậm Pồ và Mường Nhé với tổng công suất 250 MW.
Theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư giải tỏa công suất toàn bộ các nhà máy thủy điện này cần vốn đầu tư rất lớn trong khi tiến độ thực hiện đầu tư của các chủ đầu tư thủy điện không đồng bộ gây nhiều khó khăn cho ngành điện trong việc thu xếp vốn và thực hiện đầu tư.
Bên cạnh đó, giống như ở các khu vực miền núi phía Bắc các phụ tải tiêu thụ điện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé rất thấp. Do phụ tải khu vực thấp Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các TBA 110 KV Điện Biên 2, TBA 110 KV Điện Biên Đông... và để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty thì trước mắt sẽ tiếp tục cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện nêu trên thông qua hệ thống đường dây trung hạ thế.Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết, ngày 23/11/2017, đơn vị đã có Văn bản số 5136/EVNNCP-KH phúc đáp Công văn số 2919/ UBND-KT của UBND tỉnh Điện Biên, trong đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên giúp đỡ Tổng Công ty tiếp tục thực hiện công tác đầu tư cấp điện trên địa bàn một cách ổn định.
Theo đó, đơn vị đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biện và Điện Biên Đông (theo Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh Điện Biên hiện tại, TBA 220 KV Điện Biên xuất hiện năm 2022).
Đồng thời, đơn vị cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV về Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Ngoài ra, đối với các nhà máy thủy điện có tiến độ hoàn thành trước khi xuất hiện TBA 220 KV Điện Biên, đường dây 110 KV Điện Biện – Mường Lay và TBA 110 KV Mường Chà, đề nghị chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tổ chức thực hiện theo các phương án đấu nối đã thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Trường hợp các nhà máy thủy điện chưa có thỏa thuận đấu nối vào lưới điện Quốc gia, đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ và làm việc với ngành điện.
Đáng chú ý, tại văn bản, giải thích về việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV đấu nối với nhà máy thủy điện Sông Mã 3, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cho biết, trước đó, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Mã 3 đã có Văn bản số 39/CV-ĐA ngày 13/01/2009 về việc thỏa thuận đấu nối vào lưới điện quốc gia cùng phương án đấu nối kèm theo gửi Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
Sau đó, ngày 05/03/2009, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 835/PC1-P4 thống nhất theo phương án đấu nối, nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên.Tại thỏa thuận cũng đã lưu rõ chủ đầu tư nhà máy thủy điện sông Mã 3 chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường dây 110 KV từ nhà máy thủy điện sông Mã 3 đến vị trí cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên, TBA 110 KV tăng áp tại nhà máy thủy điện sông Mã 3... phục vụ đấu nối và thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về thiết kế kỹ thuật các hạng mục lưu trên theo quy định trước khi triển khai thực hiện đầu tư. Hiện tại, ĐZ 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên đang sử dụng dây dẫn AC240, có đủ khả năng truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Sông Mã 3 lên lưới điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016- 2025 có xét đến 2035 tỉnh Điện Biên được Bộ Công thương phê duyệt, trong tương lai sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện mới (Sông Mã 1, Sông Mã 2…) đấu nối sau nhà máy thủy điện Sông Mã 3.
''Ngày 23/11/2017, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 5136/EVNNPC-KH theo đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực này góp vốn thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối'', văn bản nêu.
Cũng theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo quy hoạch được duyệt cần một lượng vốn rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng, cần sự kết hợp công tư một cách hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư, đồng bộ về hành lang tuyến đường dây, tuyến năng lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, rừng phòng hộ,đất nông nghiệp tuân thủ chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 71/CP-NQ ngày 08/08/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cũng cho biết đơn vị đang phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên rà soát, kiểm tra và đánh giá các công trình điện theo những nội dung và những tiêu chí nêu trên, qua đó sẽ thống nhất tiến độ, trách nhiệm đầu tư đối với từng công trình địa thuộc giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch đến năm 2025 trong tháng 03/2018.
Lý do chưa hợp lý
Như vậy, theo giải thích của Tổng Công ty điện lực miền Bắc thì hiện nay việc không xây dựng công trình lưới điện 110 KV khu vực Điện Biên Đông đấu nối với nhà máy thủy điện sông Mã 3 là do Tổng Công ty và chủ đầu tư đã có văn bản thỏa thuận từ năm 2009 là nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện cũng cần một lượng vốn rất lớn nên khó thực hiện.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, tại Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đề nghị đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên đã nêu rất rõ, trường hợp các đơn vị ngành điện chưa thu xếp được nguồn vốn, hoặc nguồn lực bị hạn chế thì có thể kiến nghị phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư trên địa bàn.
Hơn nữa, việc Tổng Công ty điện lực miền Bắc căn cứ vào văn bản thỏa thuận, thống nhất phương án đấu nối nhà máy thủy điện sông Mã 3 vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên vào năm 2009 là không còn phù hợp, bởi thời điểm Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3131/QĐ-BTC về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 là năm 2017 nên bối cảnh kinh tế, xã hội sẽ khác nhau.Đặc biệt, tại Quyết định số 3131/QĐ-BTC về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 thuộc hợp phần phát triển hệ thống lưới điện 110 KV, Bộ Công Thương đã chỉ đạo rất rõ là chủ yếu xây dựng mới các trạm 110 KV nhằm phục vụ đấu nối các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo phê duyệt của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016-2020, về lưới điện 110 KV, đề án quy hoạch đã xác định xây dựng mới 11 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 307 MVA, trong đó 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 66 MVA cấp điện cho phụ tải tỉnh Điện Biên, 08 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 241 MVA phục vụ đấu nối thủy điện vừa và nhỏ; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất tăng thêm 72 MVA, đồng thời xây dựng mới 12 đường dây 110 kV với tổng chiều dài 128,4 km.
Trong giai đoạn 2021-2025, đề án xác định xây dựng mới 07 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 167 MVA trong đó 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 81 MVA cấp điện cho phụ tải tỉnh Điện Biên, 04 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 86 MVA phục vụ đấu nối thủy điện vừa và nhỏ; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 01 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 25 MVA; đồng thời xây dựng mới 11 đường dây 110 KV với tổng chiều dài 86,2 km; cải tạo, nâng khả năng tải 02 đường dây 110 KV với tổng chiều dài 67,5 km.Chiếu theo danh mục các công trình lưới điện dự kiến xây dựng giai đoạn 2016-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3131/QĐ-BCT ngày 15/08/2017 của Bộ Công Thương cho thấy, một số công trình xây dựng mới đường dây 110 KV như: Điện Biên 2 - Điện Biên Đông, có chiều dài khoảng 28 km, vận hành năm 2018, treo dây mạch 1; đường dây 110 KV thủy điện Sông Mã 3 - Điện Biên Đông đấu nối cụm thủy điện Sông Mã, có chiều dài 5,2 km và cũng vận hành vào năm 2018.
Bên cạnh đó, về công trình trạm biến áp 110 KV xây dựng mới, cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 được Bộ Công Thương phê duyệt cũng có tên một số dự án thủy điện như: Trạm biến áp 110 KV phục vụ thủy điện Sông Mã 3 vận hành vào năm 2018, trạm biến áp 110 KV phục vụ thủy điện Huổi Vang cũng được vận hành trong năm 2018.
Đó là còn chưa kể đến việc nếu các đơn vị ngành điện không thực hiện triển khai các hạng mục đầu tư các công trình lưới điện 110 KV như Bộ Công Thương đã phê duyệt thì chủ đầu tư của các dự án thủy điện sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên.
Giám đốc một doanh nghiệp có nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động cho biết, chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng thì nếu chậm phát điện 01 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 01 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 01 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 01 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Chính vì vậy, đến thời điểm này, yêu cầu về việc đầu tư xây dựng các hạng mục đường dây 110 KV là rất bức thiết để đáp ứng việc truyền tải công suất các dự án thủy điện khu vực Điện Biên Đông, góp phần tạo nguồn thu và nâng cao khả năng cung cấp nguồn điện để phát triển kinh tế xã hội cũng như ổn định tình hình an ninh quốc phòng của tỉnh Điện Biên.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin!
Giải thích lòng vòng
Tại Văn bản số 780/EVNNPC-KH ngày 14/03/2018 do Phó Tổng giám đốc Hồ Mạnh Tuấn ký, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (Tập đoàn điện lực Việt Nam) cho biết, theo Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 20 25 có xét đến 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 15/08/2017, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu tập trung tại hai khu vực, một là khu vực huyện Điện Biên Đông với tổng công suất các nhà máy thủy điện là 115,5 MW và khu vực các huyện Mường Chà Nậm Pồ và Mường Nhé với tổng công suất 250 MW.
Theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư giải tỏa công suất toàn bộ các nhà máy thủy điện này cần vốn đầu tư rất lớn trong khi tiến độ thực hiện đầu tư của các chủ đầu tư thủy điện không đồng bộ gây nhiều khó khăn cho ngành điện trong việc thu xếp vốn và thực hiện đầu tư.
Bên cạnh đó, giống như ở các khu vực miền núi phía Bắc các phụ tải tiêu thụ điện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé rất thấp. Do phụ tải khu vực thấp Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các TBA 110 KV Điện Biên 2, TBA 110 KV Điện Biên Đông... và để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng của Tổng Công ty thì trước mắt sẽ tiếp tục cấp điện ổn định cho nhân dân khu vực các huyện nêu trên thông qua hệ thống đường dây trung hạ thế.Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng cho biết, ngày 23/11/2017, đơn vị đã có Văn bản số 5136/EVNNCP-KH phúc đáp Công văn số 2919/ UBND-KT của UBND tỉnh Điện Biên, trong đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên giúp đỡ Tổng Công ty tiếp tục thực hiện công tác đầu tư cấp điện trên địa bàn một cách ổn định.
Theo đó, đơn vị đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biện và Điện Biên Đông (theo Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh Điện Biên hiện tại, TBA 220 KV Điện Biên xuất hiện năm 2022).
Đồng thời, đơn vị cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV về Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Ngoài ra, đối với các nhà máy thủy điện có tiến độ hoàn thành trước khi xuất hiện TBA 220 KV Điện Biên, đường dây 110 KV Điện Biện – Mường Lay và TBA 110 KV Mường Chà, đề nghị chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tổ chức thực hiện theo các phương án đấu nối đã thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Trường hợp các nhà máy thủy điện chưa có thỏa thuận đấu nối vào lưới điện Quốc gia, đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ và làm việc với ngành điện.
Đáng chú ý, tại văn bản, giải thích về việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV đấu nối với nhà máy thủy điện Sông Mã 3, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cho biết, trước đó, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Mã 3 đã có Văn bản số 39/CV-ĐA ngày 13/01/2009 về việc thỏa thuận đấu nối vào lưới điện quốc gia cùng phương án đấu nối kèm theo gửi Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
Sau đó, ngày 05/03/2009, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 835/PC1-P4 thống nhất theo phương án đấu nối, nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên.Tại thỏa thuận cũng đã lưu rõ chủ đầu tư nhà máy thủy điện sông Mã 3 chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường dây 110 KV từ nhà máy thủy điện sông Mã 3 đến vị trí cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên, TBA 110 KV tăng áp tại nhà máy thủy điện sông Mã 3... phục vụ đấu nối và thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về thiết kế kỹ thuật các hạng mục lưu trên theo quy định trước khi triển khai thực hiện đầu tư. Hiện tại, ĐZ 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên đang sử dụng dây dẫn AC240, có đủ khả năng truyền tải công suất của nhà máy thủy điện Sông Mã 3 lên lưới điện quốc gia.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016- 2025 có xét đến 2035 tỉnh Điện Biên được Bộ Công thương phê duyệt, trong tương lai sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện mới (Sông Mã 1, Sông Mã 2…) đấu nối sau nhà máy thủy điện Sông Mã 3.
''Ngày 23/11/2017, Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã có Văn bản số 5136/EVNNPC-KH theo đó đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực này góp vốn thực hiện đầu tư các đường dây 110 KV đấu nối'', văn bản nêu.
Cũng theo Tổng Công ty điện lực miền Bắc, việc đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo quy hoạch được duyệt cần một lượng vốn rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng, cần sự kết hợp công tư một cách hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư, đồng bộ về hành lang tuyến đường dây, tuyến năng lượng, không ảnh hưởng đến môi trường, rừng phòng hộ,đất nông nghiệp tuân thủ chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 71/CP-NQ ngày 08/08/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cũng cho biết đơn vị đang phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên rà soát, kiểm tra và đánh giá các công trình điện theo những nội dung và những tiêu chí nêu trên, qua đó sẽ thống nhất tiến độ, trách nhiệm đầu tư đối với từng công trình địa thuộc giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch đến năm 2025 trong tháng 03/2018.
Lý do chưa hợp lý
Như vậy, theo giải thích của Tổng Công ty điện lực miền Bắc thì hiện nay việc không xây dựng công trình lưới điện 110 KV khu vực Điện Biên Đông đấu nối với nhà máy thủy điện sông Mã 3 là do Tổng Công ty và chủ đầu tư đã có văn bản thỏa thuận từ năm 2009 là nhà máy thủy điện sông Mã 3 sẽ được đấu nối vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng công trình lưới điện cũng cần một lượng vốn rất lớn nên khó thực hiện.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, tại Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đề nghị đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110 KV trên địa bàn, UBND tỉnh Điện Biên đã nêu rất rõ, trường hợp các đơn vị ngành điện chưa thu xếp được nguồn vốn, hoặc nguồn lực bị hạn chế thì có thể kiến nghị phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư trên địa bàn.
Hơn nữa, việc Tổng Công ty điện lực miền Bắc căn cứ vào văn bản thỏa thuận, thống nhất phương án đấu nối nhà máy thủy điện sông Mã 3 vào cột số 24 đường dây 110 KV Điện Biên - Xi măng Điện Biên vào năm 2009 là không còn phù hợp, bởi thời điểm Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3131/QĐ-BTC về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 là năm 2017 nên bối cảnh kinh tế, xã hội sẽ khác nhau.Đặc biệt, tại Quyết định số 3131/QĐ-BTC về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 thuộc hợp phần phát triển hệ thống lưới điện 110 KV, Bộ Công Thương đã chỉ đạo rất rõ là chủ yếu xây dựng mới các trạm 110 KV nhằm phục vụ đấu nối các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo phê duyệt của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016-2020, về lưới điện 110 KV, đề án quy hoạch đã xác định xây dựng mới 11 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 307 MVA, trong đó 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 66 MVA cấp điện cho phụ tải tỉnh Điện Biên, 08 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 241 MVA phục vụ đấu nối thủy điện vừa và nhỏ; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất tăng thêm 72 MVA, đồng thời xây dựng mới 12 đường dây 110 kV với tổng chiều dài 128,4 km.
Trong giai đoạn 2021-2025, đề án xác định xây dựng mới 07 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 167 MVA trong đó 03 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 81 MVA cấp điện cho phụ tải tỉnh Điện Biên, 04 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 86 MVA phục vụ đấu nối thủy điện vừa và nhỏ; cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 01 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 25 MVA; đồng thời xây dựng mới 11 đường dây 110 KV với tổng chiều dài 86,2 km; cải tạo, nâng khả năng tải 02 đường dây 110 KV với tổng chiều dài 67,5 km.Chiếu theo danh mục các công trình lưới điện dự kiến xây dựng giai đoạn 2016-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3131/QĐ-BCT ngày 15/08/2017 của Bộ Công Thương cho thấy, một số công trình xây dựng mới đường dây 110 KV như: Điện Biên 2 - Điện Biên Đông, có chiều dài khoảng 28 km, vận hành năm 2018, treo dây mạch 1; đường dây 110 KV thủy điện Sông Mã 3 - Điện Biên Đông đấu nối cụm thủy điện Sông Mã, có chiều dài 5,2 km và cũng vận hành vào năm 2018.
Bên cạnh đó, về công trình trạm biến áp 110 KV xây dựng mới, cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 được Bộ Công Thương phê duyệt cũng có tên một số dự án thủy điện như: Trạm biến áp 110 KV phục vụ thủy điện Sông Mã 3 vận hành vào năm 2018, trạm biến áp 110 KV phục vụ thủy điện Huổi Vang cũng được vận hành trong năm 2018.
Đó là còn chưa kể đến việc nếu các đơn vị ngành điện không thực hiện triển khai các hạng mục đầu tư các công trình lưới điện 110 KV như Bộ Công Thương đã phê duyệt thì chủ đầu tư của các dự án thủy điện sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên.
Giám đốc một doanh nghiệp có nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động cho biết, chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng thì nếu chậm phát điện 01 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 01 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 01 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 01 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Chính vì vậy, đến thời điểm này, yêu cầu về việc đầu tư xây dựng các hạng mục đường dây 110 KV là rất bức thiết để đáp ứng việc truyền tải công suất các dự án thủy điện khu vực Điện Biên Đông, góp phần tạo nguồn thu và nâng cao khả năng cung cấp nguồn điện để phát triển kinh tế xã hội cũng như ổn định tình hình an ninh quốc phòng của tỉnh Điện Biên.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin!