Ngày 9/1 - Hạn cuối đăng ký mua cổ phiếu BSR
Doanh nghiệp - doanh nhân - Ngày đăng : 16:48, 02/01/2018
(TN&MT) - Sau 3 tuần phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg, cổ phiếu BSR đang “nóng” dần - là tiền đề cho Công...
(TN&MT) - Sau 3 tuần phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg, cổ phiếu BSR đang “nóng” dần - là tiền đề cho Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) IPO thành công.Ngày 9/1/2018 được chốt là thời hạn cuối cùng của việc đăng ký mua cổ phiếu BSR.
Trước đó, BSR đã tổ chức Họp báo chuyên đề cung cấp thông tin chính thống cho các cơ quan thông tin, báo chí: BSR là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa (3,2 tỷ USD). Ngày 17/1/2018 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), BSR sẽ bán đấu giá công khai lần đầu ra công chúng (IPO) 7,79% vốn điều lệ, tương đương 242 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu. Lần IPO này sẽ thu về cho Nhà nước khoảng 4 nghìn tỷ đồng. BSR kỳ vọng năm 2018 sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 49%, thu về cho Nhà nước gần 1 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có vốn điều lệ hơn 31 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ tại BSR là 1.333.214.835 cổ phần, chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 6.483.000 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ; 241.556.969 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; 1.519.244.812 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ theo quy định. Theo các chuyên gia, tỷ lệ sở hữu được Chính phủ quyết định như trên là phù hợp. Nhà nước và nhà đầu tư chiến lược chiếm đa số cổ phiếu, nắm quyền điều hành và quản lý. Các cổ đông nhỏ, lẻ; đặc biệt là CBNCV BSR - những người tạo ra giá trị kinh tế BSR được mua ưu đãi với số lượng vừa phải, vừa khuyến khích vừa tạo sự gắn bó người lao động với doanh nghiệp.
Tại hội thảo tổ chức ở Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ngày 20/12/2017, giới thiệu cơ hội đầu tư vào BSR với sự tham gia của gần 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính cao cấp Ngân hàng Vietbank - đánh giá “với tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 14% năm 2014 lên hơn 21% năm 2017, cùng chỉ số thanh toán ngắn hạn tức thời với tỷ lệ 0,7/1 (2014) xuống 0,9/1 (2016) - tức là BSR đủ tiền mặt để trang trải các chi phí, cùng đó là các tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đều ở mức thanh khoản cao. Điều này cho thấy sự hấp dẫn rất lớn của cổ phiếu BSR đối với các nhà đầu tư”.
Cũng theo ông Nguyễn Trí Hiếu, “từ phân tích các chỉ số về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển của BSR trong tương lai cùng các chỉ số phân tích tài chính khác thì giá 14.600 đồng/cổ phần là tương đối thấp.Theo đánh giá của tôi thì giá phải ở mức 23.000 đồng - 25.000 đồng/cổ phần.Mức giá mà BSR đưa ra nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội sở hữu cổ phần của BSR”.
Được biết, ngày 5/1 tới đây, BSR tiếp tục tổ chức Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần BSR tại Hà Nội, dự kiến thu hút hơn 300 nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham dự.
Tính tới nay, đã có hàng nghìn lượt cổ đông lẻ và tập thể đăng ký mua cổ phần BSR tại các điểm đăng ký đấu giá tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,…Theo lịch, ngày 9/1/2018 là thời điểm kết thúc đăng ký và đặt cọc mua cổ phần BSR. Kiểm kê ban đầu cho thấy, số lượng lớn cổ phần đã được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký và đặt mua. BSR kỳ vọng 8% cổ phần bán ra đợt này sẽ được đấu giá hết.
Trước đó, 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược, trong đó có hai công ty nước ngoài kinh doanh lĩnh vực hóa dầu định mua tối đa cổ phần cho phép (ở mức 49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi).Bên cạnh đó, Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha), Tập đoàn PetroleumBrunei, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina), SRC (Singapore),… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại BSR. Đặc biệt, Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô,… của NMLD Dung Quất. Các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Tập đoàn SK (Hàn Quốc), PTT - công ty dầu khí lớn nhất của Thái,và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của NMLD Dung Quất. Bên cạnh các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Petrolimex cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược thông qua việc mua cổ phần của BSR, và ưu tiên tiêu thụ tối đa sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất.
Mới nhất, chiều ngày 28/12/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vitol (Thụy Sĩ) đã có buổi làm việc để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư với Công ty BSR. Ông Wataru Ishiguro, Giám đốc Kinh doanh Dầu thô, giới thiệu các thế mạnh Vitol có thể hợp tác với BSR, đặc biệt là việc cung ứng các loại dầu thô cho NMLD Dung Quất và Tập đoàn Vitol cũng mong muốn hợp tác với BSR trong các lĩnh vực chế biến dầu khí.
Trước đó, BSR đã tổ chức Họp báo chuyên đề cung cấp thông tin chính thống cho các cơ quan thông tin, báo chí: BSR là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa (3,2 tỷ USD). Ngày 17/1/2018 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), BSR sẽ bán đấu giá công khai lần đầu ra công chúng (IPO) 7,79% vốn điều lệ, tương đương 242 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu. Lần IPO này sẽ thu về cho Nhà nước khoảng 4 nghìn tỷ đồng. BSR kỳ vọng năm 2018 sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 49%, thu về cho Nhà nước gần 1 tỷ USD.
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có vốn điều lệ hơn 31 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ tại BSR là 1.333.214.835 cổ phần, chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 6.483.000 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ; 241.556.969 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; 1.519.244.812 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ theo quy định. Theo các chuyên gia, tỷ lệ sở hữu được Chính phủ quyết định như trên là phù hợp. Nhà nước và nhà đầu tư chiến lược chiếm đa số cổ phiếu, nắm quyền điều hành và quản lý. Các cổ đông nhỏ, lẻ; đặc biệt là CBNCV BSR - những người tạo ra giá trị kinh tế BSR được mua ưu đãi với số lượng vừa phải, vừa khuyến khích vừa tạo sự gắn bó người lao động với doanh nghiệp.
Tại hội thảo tổ chức ở Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ngày 20/12/2017, giới thiệu cơ hội đầu tư vào BSR với sự tham gia của gần 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính cao cấp Ngân hàng Vietbank - đánh giá “với tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 14% năm 2014 lên hơn 21% năm 2017, cùng chỉ số thanh toán ngắn hạn tức thời với tỷ lệ 0,7/1 (2014) xuống 0,9/1 (2016) - tức là BSR đủ tiền mặt để trang trải các chi phí, cùng đó là các tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đều ở mức thanh khoản cao. Điều này cho thấy sự hấp dẫn rất lớn của cổ phiếu BSR đối với các nhà đầu tư”.
Cũng theo ông Nguyễn Trí Hiếu, “từ phân tích các chỉ số về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển của BSR trong tương lai cùng các chỉ số phân tích tài chính khác thì giá 14.600 đồng/cổ phần là tương đối thấp.Theo đánh giá của tôi thì giá phải ở mức 23.000 đồng - 25.000 đồng/cổ phần.Mức giá mà BSR đưa ra nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội sở hữu cổ phần của BSR”.
Được biết, ngày 5/1 tới đây, BSR tiếp tục tổ chức Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần BSR tại Hà Nội, dự kiến thu hút hơn 300 nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham dự.
Tính tới nay, đã có hàng nghìn lượt cổ đông lẻ và tập thể đăng ký mua cổ phần BSR tại các điểm đăng ký đấu giá tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,…Theo lịch, ngày 9/1/2018 là thời điểm kết thúc đăng ký và đặt cọc mua cổ phần BSR. Kiểm kê ban đầu cho thấy, số lượng lớn cổ phần đã được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký và đặt mua. BSR kỳ vọng 8% cổ phần bán ra đợt này sẽ được đấu giá hết.
Trước đó, 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược, trong đó có hai công ty nước ngoài kinh doanh lĩnh vực hóa dầu định mua tối đa cổ phần cho phép (ở mức 49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi).Bên cạnh đó, Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha), Tập đoàn PetroleumBrunei, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina), SRC (Singapore),… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại BSR. Đặc biệt, Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô,… của NMLD Dung Quất. Các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Tập đoàn SK (Hàn Quốc), PTT - công ty dầu khí lớn nhất của Thái,và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của NMLD Dung Quất. Bên cạnh các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Petrolimex cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược thông qua việc mua cổ phần của BSR, và ưu tiên tiêu thụ tối đa sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất.
Mới nhất, chiều ngày 28/12/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vitol (Thụy Sĩ) đã có buổi làm việc để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư với Công ty BSR. Ông Wataru Ishiguro, Giám đốc Kinh doanh Dầu thô, giới thiệu các thế mạnh Vitol có thể hợp tác với BSR, đặc biệt là việc cung ứng các loại dầu thô cho NMLD Dung Quất và Tập đoàn Vitol cũng mong muốn hợp tác với BSR trong các lĩnh vực chế biến dầu khí.