Hải Phòng: Nhức nhối vi phạm hành lang thoát lũ
Môi trường - Ngày đăng : 18:49, 08/01/2018
(TN&MT) - Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều tại TP Hải Phòng diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm. Tập...
(TN&MT) - Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều tại TP Hải Phòng diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng, mức độ vi phạm. Tập trung chủ yếu: Xây dựng nhà xưởng, lập bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê, lấn chiếm lòng sông, bãi sông; các khu dân cư tập trung vẫn tiếp tục tồn tại, xây dựng mở rộng…
Theo Sở Xây dựng TP Hải Phòng tổng hợp, trên địa bàn thành phố hiện có 189 công trình xây dựng, bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ cầu, công trình. Các công trình này tồn tại từ những thời điểm trước đây. Trước thực trạng trên, Sở Xây dựng Hải Phòng đang đôn đốc các địa phương hoàn thành kiểm tra, rà soát theo đúng kế hoạch của UBND TP Hải Phòng.
Báo cáo số 298, ngày 18/12/2017 của Sở TN&MT TP Hải Phòng nêu rõ: Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Dương Kinh đến năm 2025 được UBND TP Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 2392, ngày 5/12/2013, khu đất dọc tuyến đê biển cửa sông Lạch Tray được quy hoạch là đất cây xanh. Theo kết quả kiểm tra tổ chức, cá nhân kinh doanh khu vực bãi bồi ngoài đê cửa sông Lạch Tray thuộc quận Dương Kinh, việc sử dụng đất, xây dựng công trình vi phạm pháp luật đất đai, đê điều, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ ở nhiều mức độ khác nhau như: Không có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, không có giấy phép xây dựng, việc sử dụng đất xây dựng công trình tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, UBND TP Hải Phòng đã cho các doanh nghiệp thuê đất: Công ty muối Khánh Hòa, Công ty Bao bì Hoàng Minh, Hợp tác xã 5-4, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Tiến Lộc, các doanh nghiệp còn lại sử dụng đất do nhận nhượng quyền trái phép từ các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình được UBND xã cho thuê.Một số doanh nghiệp được các Sở, ngành cho phép lập hồ sơ thuê đất, cấp phép hoạt động bến bãi… nhưng chưa có quyết định cho thuê đất như: Công ty TNHH xây dựng và vận tải Hoàng Trường, Công ty TNHH Hô Toàn… Hiện, các đơn vị sử dụng đất ngoài đê ven sông Lạch Tray không có hợp đồng hoặc hợp đồng đã hết hạn, không được ký tiếp hợp đồng thuê đất do vướng mắc quy định pháp luật về Luật Đất đai, Luật Đê điều.
Tình trạng xây dựng các công trình vi phạm nhiều nhất là tại khu vực phường Anh Dũng và phường Hải Thành. Đặc biệt khu ngoài đê có làng chài sinh sống ổn định từ những năm 1980. Trên địa bàn quận Dương Kinh, có nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng nên tình trạng xe chở quá tải khiến cho mặt đê bị xuống cấp nghiêm trọng.
Việc thiếu kiểm tra, giám sát của các đơn vị chức năng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đê điều, trật tự xây dựng tại khu vực bãi bồi ngoài đê cửa sông Lạch Tray thuộc quận Dương Kinh (trước đây là huyện Kiến Thụy) diễn ra phức tạp. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; xây dựng công trình, tập kết vật liệu xây dựng vi phạm pháp luật về xây dựng, đê điều, hành lang thoát lũ. Tình trạng nể nang, né tránh, một số công trình vi phạm vẫn còn tồn tại, chưa được tháo dỡ dẫn đến vi phạm đê điều, an toàn hành lang thoát lũ chưa giải quyết dứt điểm.Tại quận Kiến An, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ... xảy ra tại phường Lãm Hà, Quán Trữ là điển hình của sự yếu kém, thiếu cương quyết trong công tác quản lý của chính quyền địa phương. Những nguyên nhân mang tính “khách quan” được lãnh đạo địa phương nêu ra như: Lịch sử để lại, thiếu sự chung tay phối hợp của các cấp, các ngành… buông lỏng quản lý, để sai phạm tiếp diễn, tạo sự bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh, coi thường pháp luật.
Ông Nguyễn Bá Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, Sở NN&PTNT Hải Phòng đề xuất, kiểm tra xử lý 2.250 trường hợp vi phạm đê điều liên quan đến sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giao thông đường thủy trên địa bàn.
Để giải quyết vi phạm triệt để, không phát sinh vi phạm mới, cần thực hiện ký cam kết không vi phạm pháp luật về đê điều với các hộ dân sinh sống quanh đê… Phân công cụ thể, quy trách nhiệm đến từng cá nhân, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, rà soát các tuyến đê, giải quyết dứt điểm các vi phạm tồn đọng, kiên quyết giải tỏa các công trình xây dựng trái phép, bãi kinh doanh vật liệu trong hành lang bảo vệ đê, hành lang bảo vệ dòng chảy, ngăn chặn vi phạm phát sinh.
Theo Sở Xây dựng TP Hải Phòng tổng hợp, trên địa bàn thành phố hiện có 189 công trình xây dựng, bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ cầu, công trình. Các công trình này tồn tại từ những thời điểm trước đây. Trước thực trạng trên, Sở Xây dựng Hải Phòng đang đôn đốc các địa phương hoàn thành kiểm tra, rà soát theo đúng kế hoạch của UBND TP Hải Phòng.
Báo cáo số 298, ngày 18/12/2017 của Sở TN&MT TP Hải Phòng nêu rõ: Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Dương Kinh đến năm 2025 được UBND TP Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 2392, ngày 5/12/2013, khu đất dọc tuyến đê biển cửa sông Lạch Tray được quy hoạch là đất cây xanh. Theo kết quả kiểm tra tổ chức, cá nhân kinh doanh khu vực bãi bồi ngoài đê cửa sông Lạch Tray thuộc quận Dương Kinh, việc sử dụng đất, xây dựng công trình vi phạm pháp luật đất đai, đê điều, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ ở nhiều mức độ khác nhau như: Không có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, không có giấy phép xây dựng, việc sử dụng đất xây dựng công trình tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, UBND TP Hải Phòng đã cho các doanh nghiệp thuê đất: Công ty muối Khánh Hòa, Công ty Bao bì Hoàng Minh, Hợp tác xã 5-4, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Tiến Lộc, các doanh nghiệp còn lại sử dụng đất do nhận nhượng quyền trái phép từ các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình được UBND xã cho thuê.Một số doanh nghiệp được các Sở, ngành cho phép lập hồ sơ thuê đất, cấp phép hoạt động bến bãi… nhưng chưa có quyết định cho thuê đất như: Công ty TNHH xây dựng và vận tải Hoàng Trường, Công ty TNHH Hô Toàn… Hiện, các đơn vị sử dụng đất ngoài đê ven sông Lạch Tray không có hợp đồng hoặc hợp đồng đã hết hạn, không được ký tiếp hợp đồng thuê đất do vướng mắc quy định pháp luật về Luật Đất đai, Luật Đê điều.
Tình trạng xây dựng các công trình vi phạm nhiều nhất là tại khu vực phường Anh Dũng và phường Hải Thành. Đặc biệt khu ngoài đê có làng chài sinh sống ổn định từ những năm 1980. Trên địa bàn quận Dương Kinh, có nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng nên tình trạng xe chở quá tải khiến cho mặt đê bị xuống cấp nghiêm trọng.
Việc thiếu kiểm tra, giám sát của các đơn vị chức năng trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đê điều, trật tự xây dựng tại khu vực bãi bồi ngoài đê cửa sông Lạch Tray thuộc quận Dương Kinh (trước đây là huyện Kiến Thụy) diễn ra phức tạp. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; xây dựng công trình, tập kết vật liệu xây dựng vi phạm pháp luật về xây dựng, đê điều, hành lang thoát lũ. Tình trạng nể nang, né tránh, một số công trình vi phạm vẫn còn tồn tại, chưa được tháo dỡ dẫn đến vi phạm đê điều, an toàn hành lang thoát lũ chưa giải quyết dứt điểm.Tại quận Kiến An, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ... xảy ra tại phường Lãm Hà, Quán Trữ là điển hình của sự yếu kém, thiếu cương quyết trong công tác quản lý của chính quyền địa phương. Những nguyên nhân mang tính “khách quan” được lãnh đạo địa phương nêu ra như: Lịch sử để lại, thiếu sự chung tay phối hợp của các cấp, các ngành… buông lỏng quản lý, để sai phạm tiếp diễn, tạo sự bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh, coi thường pháp luật.
Ông Nguyễn Bá Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, Sở NN&PTNT Hải Phòng đề xuất, kiểm tra xử lý 2.250 trường hợp vi phạm đê điều liên quan đến sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giao thông đường thủy trên địa bàn.
Để giải quyết vi phạm triệt để, không phát sinh vi phạm mới, cần thực hiện ký cam kết không vi phạm pháp luật về đê điều với các hộ dân sinh sống quanh đê… Phân công cụ thể, quy trách nhiệm đến từng cá nhân, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, rà soát các tuyến đê, giải quyết dứt điểm các vi phạm tồn đọng, kiên quyết giải tỏa các công trình xây dựng trái phép, bãi kinh doanh vật liệu trong hành lang bảo vệ đê, hành lang bảo vệ dòng chảy, ngăn chặn vi phạm phát sinh.