Bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Indo-Burma: Một năm nhìn lại
Môi trường - Ngày đăng : 00:00, 15/01/2017
Hiện nay, danh mục đầu tư ở khu vực Indo-Burma của CEPF gồm 125 tài trợ (60 lớn và 65 nhỏ) trị giá trên 10.7 triệu USD trải dài qua những điểm nóng về đa dạng sinh học ở sáu quốc gia: Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và các bộ phận của miền Nam Trung Quốc. Hiện tại, 38 đã được hoàn thành và 87 dự án đang hoạt động.
Hồ Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong một dự án WARECOD Việt Nam. Ảnh: IUCN |
Các dự án đã hoàn thành điển hình như các sáng kiến góp phần vào việc bảo tồn lâu dài của ba loài kền kền Cực kỳ nguy cấp tại Campuchia; Dự án tăng cường bảo tồn các loài linh trưởng và cây bị đe dọa trên toàn cầu, các sinh cảnh núi đá vôi ở Trung Quốc. Nhiều trong số các dự án này đã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận thông qua việc trao quyền cho cộng đồng địa phương, và trao quyền cho họ tham gia trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, CEPF tiếp tục tập trung vào việc xây dựng năng lực kỹ thuật và quản lý của các tổ chức xã hội dân sự địa phương để thực hiện có hiệu quả các dự án. Trong năm 2016, CEPF tổ chức một số sự kiện xây dựng năng lực; đặc biệt vào tháng 8/2016, CEPF và IUCN Thái Lan đã tổ chức một hội thảo hai ngày để thực hiện dự án cho 30 đại diện của các tổ chức xã hội dân sự Thái Lan. Sáu khóa đào tạo về vai trò cũng như tầm quan trọng của mạng lưới xã hội dân sự, quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu, cũng đã được tiến hành cho các tổ chức xã hội dân sự Myanmar từ tháng 7 và tháng 10/2016.
Thảo luận nhóm về đánh giá năng lực thể chế và phân tích tình hình môi trường. Ảnh: IUCN |
Về kế hoạch của CEPF trong năm 2017, James Tallant, đại diện của IUCN và CEPF châu Á cho biết, phần lớn các công việc vẫn tiếp tục như ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn thành sau năm 2016; kêu gọi đề xuất, giám sát hoạt động dự án và tổ chức các sự kiện đào tạo. Tuy nhiên, năm nay CEPF cũng sẽ phải tập trung nhiều hơn vào việc thực hành tốt nhất cũng như những bài học kinh nghiệm thu được từ các dự án CEPF tài trợ.
Theo James Tallant, CEPF sẽ tổ chức một cuộc họp của các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Indo-Burma về việc thúc đẩy hợp tác và điều phối. Đồng thời, lên kế hoạch cho việc mở rộng một số hoạt động xây dựng năng lực; trong đó tập trung vào hỗ trợ thêm sự tham gia tốt hơn của xã hội dân sự, ảnh hưởng của chính phủ cũng như các đối tác khu vực tư nhân.
Tuyết Chinh