Cần Thơ chống ngập theo qui trình ngược

Môi trường - Ngày đăng : 00:00, 07/12/2015

(TN&MT) - Đó là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh bi hài: chống ngập chỗ này thì chỗ khác lại bị ngập nhiều hơn và cùng với nhiều dự án chống ngập triển khai thì...

 

(TN&MT) - Đó là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh bi hài: chống ngập chỗ này thì chỗ khác lại bị ngập nhiều hơn và cùng với nhiều dự án chống ngập triển khai thì vấn nạn ngập lụt càng diễn ra nhiều hơn, trầm trọng hơn ngay trong nội ô thành phố…

Từ nhiều nguồn vốn, nhiều nhất là dự án nâng cấp đô thị do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ, thời gian qua, TP. Cần Thơ đã nâng cấp nhiều tuyến đường lớn như Đại lộ Hòa Bình, Trần Văn Khéo, Lê Lai...; nâng cấp mở rộng nhiều con hẻm và khôi phục nhiều con rạch, kết hợp xây dựng hệ thống thoát nước trong nội ô trung tâm thành phố, tổng đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng. Thế nhưng, những tuyến đường, hẻm mới được nâng cấp thì hết ngập, song các tuyến đường, hẻm cũ đấu nối thì… “lãnh đủ” mỗi khi mưa xuống hoặc triều cường dâng.

-	Dự án lấp Rạch Phụng đặt cống thoát nước để làm đường giao thông bên trên đang được triển khai, nhằm giải quyết tình trạng môi trường bị ô nhiểm trầm trọng nhưng sẽ hạn chế nhiều đến khả năng thoát nước tự nhiên tại phường An Thới, quận Bình Thủy
- Dự án lấp Rạch Phụng đặt cống thoát nước để làm đường giao thông bên trên đang được triển khai, nhằm giải quyết tình trạng môi trường bị ô nhiểm trầm trọng nhưng sẽ hạn chế nhiều đến khả năng thoát nước tự nhiên tại phường An Thới, quận Bình Thủy

Ghi nhận sơ bộ, khi mưa lớn hoặc triều cường, khu vực nội ô TP. Cần Thơ có đến hàng trăm điểm thường xuyên ngập, có nơi ngập sâu từ 0,4m - 0,5m nước, gia thông hoàn toàn ắch tắc. Riêng quận Ninh Kiều, trong số 69 con đường nội ô thì đã có tới 29 đường bị ngập từ 0,1m-0,4m, ngập nặng nhất là đường Hùng Vương (0,4m), đường Nguyễn Văn Linh (từ 0,25-0,3m), một số tuyến trong khu dân cư của Trung tâm Thương mại Cái Khế ngập sâu 0,5m... Thời gian ngập có thể kéo dài từ 3-4 giờ, trầm trọng hơn các năm trước.

Nhìn chung, việc chống ngập lụt tại TP. Cần Thơ đang nằm trong tình cảnh càng chống thì càng ngập, chống ngập chỗ này thì ngập ‘chạy’ sang chỗ khác trầm trọng hơn. Nhiều nhà khoa học của trường Đại học Cần Thơ, hài rằng: Nước không mất đi đâu cả. Nước không ở chỗ này thì nó chảy sang chỗ khác theo qui luật dồn về chỗ trũng. Chỉ có các công trình xây dựng, công trình chống ngập là không tuân thủ theo qui luật mà thôi.

-	Hồ Xáng Thổi được xem là một trong những công trình mang tính giải pháp chống ngập căn cơ nhưng chưa đủ để giải quyết nhu cầu chống ngập cho quận Ninh Kiều
- Hồ Xáng Thổi được xem là một trong những công trình mang tính giải pháp chống ngập căn cơ nhưng chưa đủ để giải quyết nhu cầu chống ngập cho quận Ninh Kiều

Chính Giám đốc Sở Xây dựng TP.Cần Thơ – Nguyễn Tấn Dược, đã thừa nhận khi giải trình về tình trạng càng chống càng ngập, là vì: “Chúng ta đang phải làm theo qui trình ngược”.

Theo ông Dược, đáng lý phải nâng cấp các con hẻm, tuyến đường nhỏ rồi mới nâng cấp tuyến đường lớn. Cao độ tuyến đường nhỏ phải từ bằng đến cao hơn tuyến đường lớn thì việc thoát nước mới thông suốt. Thế nhưng hiện nay Cần Thơ lại triển khai đầu tư nâng cấp các trục chính trước mà không nâng cấp các tuyến đường nhỏ đấu nối, chính cách làm ngược này đã phát sinh điểm ngập nghẹt nhiều và sâu hơn.

Hơn nữa, các công trình mới nâng cấp thì được nâng cao theo cốt mới (từ 2,4m – 2,5m) còn các công trình cũ thì cốt nền thấp hơn (chỉ từ 1,7m – 1,8m) do đó khi đấu nối vào hệ thống công trình mới nâng cấp thì tất nhiên nước ngập sẽ dồn xuống công trình cũ khiến ngập sâu hơn. Đơn cử, sau khi nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ cao hơn thì đường Mậu Thân bị ngập cục bộ và nhiều khu dân cư hai bên đường này bị ngập lụt sâu hơn, kéo dài hơn.

-	Một đoạn đường Trần Quang Diệu, tiếp giáp với đường Cách mạng tháng 8 có khi ngập sâu trên 0,5m, kéo dài, hoàn toàn bị ách tắc giao thông
- Một đoạn đường Trần Quang Diệu, tiếp giáp với đường Cách mạng tháng 8 có khi ngập sâu trên 0,5m, kéo dài, hoàn toàn bị ách tắc giao thông

Trên thực tế, có nhiều khu vực bị ngập lụt cục bộ, không thể khắc phục bằng cách điều chỉnh cao độ và hệ thống thoát nước đấu nối được thì chỉ còn cách phải dùng hệ thống bơm động lực để thoát nước. "Chúng ta đang làm theo một qui trình tương đối không phù hợp, không đồng bộ. Vì để có thể đồng loạt nâng cấp các tuyến đường thì khả năng nguồn vốn không thể đáp ứng. Do vậy, chỉ có thể thực hiện giải pháp đối phó tình thế từng bước” – Giám đốc Nguyễn Tấn Dược, nói.

-	Đường Cách mạng tháng 8 là một trong những tuyến đường cao trong hệ thống đường cũ của TP.Cần Thơ bây giờ mưa hoặc triều cường là ngập
- Đường Cách mạng tháng 8 là một trong những tuyến đường cao trong hệ thống đường cũ của TP.Cần Thơ bây giờ mưa hoặc triều cường là ngập

Thực tế cũng bộc lộ bất cập từ công tác qui hoạch xây dựng đô thị trước đây giải pháp thoát nước, chống ngập lụt đã không được tính đến. Gần đây, các chuyên gia ngành xây dựng mới nghiên cứu và đi đến kết luận và kiến nghị một giải pháp chống ngập là các đô thị phải có hồ chưá nước.

“Về lâu dài, Sở sẽ tham mưu cho UBND Thành phố rà soát quy hoạch tổng thể và ban hành quy chế quản lý… tất cả qui hoạch mới triển khai phải tính toán thoát nước và trữ nước. Không thể cứ đổ nước chỗ này sang chỗ khác. Còn các qui hoạch cũ đã triển khai thì phải có giải pháp cải tạo hồ chứa nước phù hợp. Ngành xây dựng phải tính toán hồ chứa nước, nếu tất cả các khu, cụm dân cư đều có hồ chứa nước thì mới giải quyết căn cơ được vấn nạn ngập, lụt" – Ông Nguyễn Tấn Dược, cho biết.

Bài & ảnh: Hùng Long