Nhân lên những không gian xanh cho Thành phố vì Hòa bình
Môi trường - Ngày đăng : 00:00, 06/10/2014
(TN&MT) - Không gian xanh là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm điều hòa không khí cho đô thị, nhất là ở nơi đông dân cư như Hà Nội.
(TN&MT) - Không gian xanh là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm điều hòa không khí cho đô thị, nhất là ở nơi đông dân cư như Hà Nội.
60 năm qua, Thủ đô có bước phát triển mạnh về xây dựng hạ tầng. Hệ thống cây xanh luôn được thành phố quan tâm đầu tư.
Tuy nhiên, trước việc đô thị hóa nhanh, Thủ đô cũng cần có chiến lược phát triển và giữ gìn màu xanh một cách bền vững.
Cân nhắc khi trồng-chặt
Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội cho biết năm 1954, tổng số cây bóng mát của Hà Nội có khoảng 16.000 cây, diện tích các công viên, vườn hoa chỉ khoảng 34ha chủ yếu tập trung ở hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, còn các nơi khác có rất ít.
60 năm qua, Thủ đô có bước phát triển mạnh về xây dựng hạ tầng. Hệ thống cây xanh luôn được thành phố quan tâm đầu tư.
Tuy nhiên, trước việc đô thị hóa nhanh, Thủ đô cũng cần có chiến lược phát triển và giữ gìn màu xanh một cách bền vững.
Cân nhắc khi trồng-chặt
Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội cho biết năm 1954, tổng số cây bóng mát của Hà Nội có khoảng 16.000 cây, diện tích các công viên, vườn hoa chỉ khoảng 34ha chủ yếu tập trung ở hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, còn các nơi khác có rất ít.
Ảnh minh họa
Sau khi tiếp quản, Hà Nội đã quan tâm đến việc phát triển cây xanh, nhất là sau lễ phát động “Tết trồng cây” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1960 hệ thống cây bóng mát Hà Nội có sự phát triển đáng kể.
Hiện nay, Thủ đô có trên 70.000 cây bóng mát với khoảng 121 loài khác nhau. Cây bóng mát ở Hà Nội phổ biến là các loại cây xà cừ, bàng, sấu, phượng, chẹo, bằng lăng tím, muồng, sưa, sữa...
Trong quá trình phát triển, Hà Nội đang phải đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Thành phố luôn cân nhắc kỹ trước mỗi quyết định chặt hạ cây xanh để xây dựng những công trình quan trọng.
Nhiều người yêu Thủ đô tỏ ra tiếc nuối khi nghe tiếng cưa máy xén gốc những cây xà cừ trăm tuổi trên đường Láng để nhường chỗ cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông.
Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên cây xanh Hà Nội, hiện nay "lá phổi xanh" cũng đang phải đối mặt trước sự phát triển đô thị và sinh kế của người dân.
Thời buổi "tấc đất, tấc vàng" mặt đường, mặt phố là "mặt tiền," nên nhiều gia đình, hộ kinh doanh đã xâm hại cây xanh, như đổ nước sôi, bôi dầu mỡ, đóng đinh, treo biển hiệu, đổ axít vào cây, khiến cây xanh bị hủy hoại.
Ngoài ra, nạn chặt trộm, săn lùng gỗ quý cũng làm tổn hại nhiều cây cổ thụ ở các đường phố của Thủ đô.
Trong khi đó, trên một số tuyến phố như Khâm Thiên, Hàng Đào, Hàng Ngang... không thể trồng cây xanh vì không còn hè phố, dẫn đến việc mở rộng diện tích cây xanh trong nội thành rất khó khăn. Chưa kể, sau mỗi trận bão, lượng cây xanh ở Hà Nội cũng bị hao hụt ít nhiều.
Tại cuộc hội thảo “Đô thị Hà Nội 60 năm, xây dựng và phát triển 1954-2014” do Báo Kinh tế đô thị, Sở Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đồng tổ chức, các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu cho rằng có sự "khập khễnh" giữa việc xây dựng các nhà cao tầng và diện tích dành cho cây xanh và hồ.
Nhiều khu đô thị mới, chủ đầu tư chỉ quan tâm lỗ-lãi, tận dụng tối đa quỹ đất để làm căn hộ mà chưa quan tâm nhiều đến không gian, trong đó có cây xanh. Chính vì thế, không gian xanh càng khó mở rộng.
Nhân lên những không gian xanh
Không thể để "lá phổi xanh" bị teo dần, Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp để nhân thêm màu xanh cho thành phố.
Theo quy hoạch, Thủ đô sẽ được xây dựng theo hướng Văn hiến-văn minh-hiện đại, trong đó, yếu tố "xanh" được nhấn mạnh và đặt lên hàng đầu.
Từ năm 2020 đến năm 2050, tại khu vực nội đô thành phố sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên được xây mới; đồng thời thành phố sẽ cải tạo, nâng cấp 42 công viên, vườn hoa hiện có và Hà Nội sẽ có bảy khu công viên đặc thù.
Với vùng lõi, Hà Nội sẽ triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công viên cây xanh theo các quy hoạch đã được phê duyệt như công viên Đống Đa, công viên Thống Nhất; nâng cấp các công viên Bách Thảo, vườn thú Hà Nội, tăng diện tích cây xanh trong các khu chung cư cũ với chỉ tiêu 1 m2/người, chiếm khoảng 8-10% quỹ đất khu cải tạo.
Ngoài ra, để tạo thêm không gian xanh, Hà Nội giao cho gần 10 công ty tham gia trồng cây xanh trên địa bàn, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên cây xanh Hà Nội và Công viên vườn thú Hà Nội là hai đơn vị chủ lực.
Nhân dịp 60 năm Giải phóng Thủ đô, thành phố "đặt hàng" hai đơn vị trên trồng hoa, cây cảnh tại một số khu vực trong thành phố, nhằm tạo hình ảnh ấn tượng về một Thủ đô văn hiến, hòa bình.
Thành phố cũng yêu cầu đơn vị chức năng thực hiện cắt tỉa, tạo dáng, tháo biển quảng cáo, tháo đinh, dây leo, cáp treo... tại hàng nghìn cây xanh trên địa bàn, giúp những "lá phổi xanh" được khỏe hơn.
Cần có chiến lược xứng tầm
Trước việc không gian đô thị đang có chiều hướng bị "bêtông hóa," một chiến lược phát triển cây xanh mang tính dài hơi, xứng tầm với Thủ đô là điều hết sức cấp thiết.
Theo ông Lê Sỹ Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên vườn thú Hà Nội, để một cây xanh cho bóng mát phải mất khoảng hơn chục năm, trong khi đó hành động phá hoại cây xanh lại chưa bị lên án hoặc xử lý một cách thích đáng.
Ông Dũng dẫn chứng ngay tại khu vực đường Phạm Hùng, đối diện với Bến xe Mỹ Đình, đơn vị đã trồng thảm cỏ rất đẹp để tạo khoảng không gian xanh, nhưng do một số người dân ý thức kém, hàng ngày cứ vô tư qua lại, khiến thảm cỏ không thể mọc lên được.
Để ngăn chặn, đơn vị đã cử công nhân canh chừng, nhắc nhở, nhưng do không có chức năng xử phạt nên hiệu quả không cao.
Ông Lê Sỹ Dũng cho rằng: "Chính quyền mỗi địa phương cần phải vào cuộc để bảo vệ cây xanh thảm cỏ trên địa bàn. Với những trường hợp cố tình xâm hại cây, có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự để đảm bảo tính răn đe trước pháp luật."
Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), cho biết trong thời gian qua, thành phố đã quan tâm đầu tư cho hệ thống cây xanh. Tuy nhiên, để duy trì, quản lý cây xanh theo đúng quy trình, đơn vị gặp không ít khó khăn. Bởi, địa bàn rộng, cùng với nhiều tuyến phố, khu đô thị được mở ra, diện tích tăng lên, trong khi đó lại thiếu kinh phí nên số liệu về cây cối chưa được điều tra, cập nhật thường xuyên, gây trở ngại cho công tác quản lý.
Ông Đỗ Anh Tuấn cho rằng thành phố cần bố trí nhân lực để quản lý, kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện cây nguy hiểm, cần cắt sửa, chặt hạ, hoặc kịp thời phát hiện sự xâm hại của công trình, người dân đối với cây xanh để có biện pháp cứu chữa kịp thời. Thành phố cũng cần mở rộng diện tích vườn ươm cây giống để các đơn vị trồng cây xanh cho Hà Nội chủ động được nguồn cây với chất lượng và chủng loại đảm bảo./.
Hiện nay, Thủ đô có trên 70.000 cây bóng mát với khoảng 121 loài khác nhau. Cây bóng mát ở Hà Nội phổ biến là các loại cây xà cừ, bàng, sấu, phượng, chẹo, bằng lăng tím, muồng, sưa, sữa...
Trong quá trình phát triển, Hà Nội đang phải đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Thành phố luôn cân nhắc kỹ trước mỗi quyết định chặt hạ cây xanh để xây dựng những công trình quan trọng.
Nhiều người yêu Thủ đô tỏ ra tiếc nuối khi nghe tiếng cưa máy xén gốc những cây xà cừ trăm tuổi trên đường Láng để nhường chỗ cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông.
Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên cây xanh Hà Nội, hiện nay "lá phổi xanh" cũng đang phải đối mặt trước sự phát triển đô thị và sinh kế của người dân.
Thời buổi "tấc đất, tấc vàng" mặt đường, mặt phố là "mặt tiền," nên nhiều gia đình, hộ kinh doanh đã xâm hại cây xanh, như đổ nước sôi, bôi dầu mỡ, đóng đinh, treo biển hiệu, đổ axít vào cây, khiến cây xanh bị hủy hoại.
Ngoài ra, nạn chặt trộm, săn lùng gỗ quý cũng làm tổn hại nhiều cây cổ thụ ở các đường phố của Thủ đô.
Trong khi đó, trên một số tuyến phố như Khâm Thiên, Hàng Đào, Hàng Ngang... không thể trồng cây xanh vì không còn hè phố, dẫn đến việc mở rộng diện tích cây xanh trong nội thành rất khó khăn. Chưa kể, sau mỗi trận bão, lượng cây xanh ở Hà Nội cũng bị hao hụt ít nhiều.
Tại cuộc hội thảo “Đô thị Hà Nội 60 năm, xây dựng và phát triển 1954-2014” do Báo Kinh tế đô thị, Sở Quy hoạch kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đồng tổ chức, các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu cho rằng có sự "khập khễnh" giữa việc xây dựng các nhà cao tầng và diện tích dành cho cây xanh và hồ.
Nhiều khu đô thị mới, chủ đầu tư chỉ quan tâm lỗ-lãi, tận dụng tối đa quỹ đất để làm căn hộ mà chưa quan tâm nhiều đến không gian, trong đó có cây xanh. Chính vì thế, không gian xanh càng khó mở rộng.
Nhân lên những không gian xanh
Không thể để "lá phổi xanh" bị teo dần, Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp để nhân thêm màu xanh cho thành phố.
Theo quy hoạch, Thủ đô sẽ được xây dựng theo hướng Văn hiến-văn minh-hiện đại, trong đó, yếu tố "xanh" được nhấn mạnh và đặt lên hàng đầu.
Từ năm 2020 đến năm 2050, tại khu vực nội đô thành phố sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên được xây mới; đồng thời thành phố sẽ cải tạo, nâng cấp 42 công viên, vườn hoa hiện có và Hà Nội sẽ có bảy khu công viên đặc thù.
Với vùng lõi, Hà Nội sẽ triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công viên cây xanh theo các quy hoạch đã được phê duyệt như công viên Đống Đa, công viên Thống Nhất; nâng cấp các công viên Bách Thảo, vườn thú Hà Nội, tăng diện tích cây xanh trong các khu chung cư cũ với chỉ tiêu 1 m2/người, chiếm khoảng 8-10% quỹ đất khu cải tạo.
Ngoài ra, để tạo thêm không gian xanh, Hà Nội giao cho gần 10 công ty tham gia trồng cây xanh trên địa bàn, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên cây xanh Hà Nội và Công viên vườn thú Hà Nội là hai đơn vị chủ lực.
Nhân dịp 60 năm Giải phóng Thủ đô, thành phố "đặt hàng" hai đơn vị trên trồng hoa, cây cảnh tại một số khu vực trong thành phố, nhằm tạo hình ảnh ấn tượng về một Thủ đô văn hiến, hòa bình.
Thành phố cũng yêu cầu đơn vị chức năng thực hiện cắt tỉa, tạo dáng, tháo biển quảng cáo, tháo đinh, dây leo, cáp treo... tại hàng nghìn cây xanh trên địa bàn, giúp những "lá phổi xanh" được khỏe hơn.
Cần có chiến lược xứng tầm
Trước việc không gian đô thị đang có chiều hướng bị "bêtông hóa," một chiến lược phát triển cây xanh mang tính dài hơi, xứng tầm với Thủ đô là điều hết sức cấp thiết.
Theo ông Lê Sỹ Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên công viên vườn thú Hà Nội, để một cây xanh cho bóng mát phải mất khoảng hơn chục năm, trong khi đó hành động phá hoại cây xanh lại chưa bị lên án hoặc xử lý một cách thích đáng.
Ông Dũng dẫn chứng ngay tại khu vực đường Phạm Hùng, đối diện với Bến xe Mỹ Đình, đơn vị đã trồng thảm cỏ rất đẹp để tạo khoảng không gian xanh, nhưng do một số người dân ý thức kém, hàng ngày cứ vô tư qua lại, khiến thảm cỏ không thể mọc lên được.
Để ngăn chặn, đơn vị đã cử công nhân canh chừng, nhắc nhở, nhưng do không có chức năng xử phạt nên hiệu quả không cao.
Ông Lê Sỹ Dũng cho rằng: "Chính quyền mỗi địa phương cần phải vào cuộc để bảo vệ cây xanh thảm cỏ trên địa bàn. Với những trường hợp cố tình xâm hại cây, có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự để đảm bảo tính răn đe trước pháp luật."
Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), cho biết trong thời gian qua, thành phố đã quan tâm đầu tư cho hệ thống cây xanh. Tuy nhiên, để duy trì, quản lý cây xanh theo đúng quy trình, đơn vị gặp không ít khó khăn. Bởi, địa bàn rộng, cùng với nhiều tuyến phố, khu đô thị được mở ra, diện tích tăng lên, trong khi đó lại thiếu kinh phí nên số liệu về cây cối chưa được điều tra, cập nhật thường xuyên, gây trở ngại cho công tác quản lý.
Ông Đỗ Anh Tuấn cho rằng thành phố cần bố trí nhân lực để quản lý, kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện cây nguy hiểm, cần cắt sửa, chặt hạ, hoặc kịp thời phát hiện sự xâm hại của công trình, người dân đối với cây xanh để có biện pháp cứu chữa kịp thời. Thành phố cũng cần mở rộng diện tích vườn ươm cây giống để các đơn vị trồng cây xanh cho Hà Nội chủ động được nguồn cây với chất lượng và chủng loại đảm bảo./.
Theo TTXVN